[Huyết học] TĂNG BẠCH CẦU MONO – MONOCYTOSIS

Rate this post

TĂNG BẠCH CẦU MONO – MONOCYTOSIS

Bài viết được lượt dịch từ Williams Hematology dưới dạng liệt kê để tìm kiếm các nguyên nhân (đôi khi rất khó khăn), đặc biệt trước khi kết luận bệnh lý ác tính.
BS Lương Thị Trang.
Monocytes hiện diện trong máu ngoại vi là một phần của quá trình chuyển từ tủy xương đến mô, nơi nó chuyển dạng thành marcrophage (đại thực bào). Monocytes tham gia vào hầu hết các quá trình viêm, các phản ứng miễn dịch. Sự gia tăng số lượng monocytes trong máu ngoại biên xảy ra ở rất nhiều trường hợp như các bệnh lý tự miễn, các rối loạn ở đường tiêu hóa, sau cắt lách, sarcoidosis, nhiễm vi khuẩn, virus, ung thư…
Có sự không nhất quán và không thể dự đoán được mức độ tăng monocytes ở các bệnh nhân có bệnh lý tương tự nhau.
NORMAL BLOOD MONOCYTE CONCENTRATION
Trong 2 tuần đầu của đời sống, số lượng tuyệt đối của monocytes trong máu ngoại biên khoảng 1 G/L. Số lượng monocytes giảm dần theo tuổi và đến độ tuổi trưởng thành khoảng 0,4 G/L, chiếm khoảng 1-9% bạch cầu trong máu. Tăng monocyte được định nghĩa là số lương tuyệt đối của monocyte trong máu > 0,8 G/L ở người lớn.
DISORDERS ASSOCIATED WITH MONOCYTOSIS
Trong các nguyên nhân tăng monocytes, các rối loạn huyết học chiếm hơn 50%, bệnh lý hệ thống collagen mạch máu khoảng 10% và các bệnh lý ác tính chiếm 8% (bảng 70-1)
Hematologic disorders
Gần 25% bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS- Myelodysplastic syndrome) có biểu hiện tăng monocytes, một vài bệnh nhân có số lượng monocytes cao đến 30 G/L. Tăng monocytes kéo dài là đặc điểm chính của bệnh lý dòng tủy và có thể tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy (AML- Acute myelogenous leukemia). Những bệnh nhân mắc MDS kèm tăng monocytes có khuynh hướng tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy mono (AMML- acute myelomonocytic leukemia hay AML-M4) hoặc bạch cầu mạn dòng tủy mono (CMML- chronic myelomonocytic leukemia).
Tăng monocytes là một đặc điểm của xơ tủy nguyên phát, dự báo sự tiến triển nhanh của bệnh.
Số lượng promonocytes và monocytes trong máu và tủy xương có thể tăng lên ở những bệnh nhân AML dòng mono hoặc dòng tủy mono. Trong bạch cầu cấp dòng mono (acute monocytic leukemia), các monocytes chưa trưởng thành và có đặc điểm của monoblast hoặc promonocyte, nhưng vài trường hợp không thể phân biệt được với các monocytes bình thường dưới kính hiển vi. AML các dòng đại thực bào và tế bào đuôi gai cũng đã được mô tả.
Bệnh nhân mắc CMML, Juvenile myelomonocytic leukemia (JMML) cũng biểu hiện tăng số lượng monocytes trong máu và tủy xương.. Trong bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ( CML- chronic myelogenous leukemia), tăng monocyte chiếm gần 50% các trường hợp.
Tăng monocytes xảy ra ở một số trường hợp giảm bạch cầu hạt trung tính như giảm bạch cầu hạt trung tính chu kỳ, giảm bạch cầu hạt kéo dài ở trẻ em, giảm bạch cầu hạt trung tính kéo dài có tính gia đình, bệnh không có bạch cầu hạt di truyền ở trẻ em. Số lượng monocytes tăng trong giai đoạn phục hồi bạch cầu sau giảm bạch cầu do thuốc, và là điềm báo về sự phục hồi.
Tăng monocytes xảy ra ở bệnh lý lymphoma, được ghi nhận ở 25% bệnh nhân Hodgkin. Vài trường hợp hiếm gặp, các tế bào lymphoma tiết ra M-CSF làm tăng monocytes. Tăng monocytes tạo thời điểm chẩn đoán có liên quan đến giảm sống còn ở một vài loại lymphoma và bạch cầu mạn dòng lympho (CLL- chronic lymphocytic leukemia). Hội chứng giả lymphoma gây ra bởi các loại thuốc như carbamazepine, phenytoin, phenobarbital và axit valproic cũng liên quan đến tăng monocytes.
Tăng đáng kể monocytes đã được báo cáo trong đa u tủy xương liên quan đến chuỗi nhẹ lambda.
Splenectomy
Tăng monocytes là đặc điểm thường gặp ở bệnh nhân sau cắt lách.
Inflammatory and immune disorders
Các bệnh mô liên kết như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm cơ, viêm nút quanh động mạch có thể liên quan đến tăng monocytes mặc dù ít gặp. Tăng monocytes cũng xảy ra ở bệnh sarcoidosis và liên quan đến giảm tế bào lympho T lưu hành trong máu.
Nhiễm trùng không phải là nguyên nhân thường gặp gây tăng monocytes, chỉ một vài nhiễm trùng gây tăng monocytes đã được ghi nhận gồm viêm amydal, nhiễm trùng răng miệng, abscess gan tái phát, nhiễm nấm candida, viêm phúc mạc do lao. Bệnh lao từng là nguyên nhân hàng đầu gây tăng monocytes do vai trò của monocytes trong sự hình thành các u hạt.
Tăng monocytes gặp ở 15-20% bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ban cấp.
Các bệnh rickettsial, leishmaniasis, thương hàn, sốt rét, nhiễm nấm candida, bệnh brucella, sốt xuất huyết liên quan đến tăng monocytes.
Tăng monocytes cũng được ghi nhận trong giai đoạn phục hồi sau nhiễm trùng, trong vài trường hợp ở trẻ sơ sinh, nhiễm giang mai. Một vài virus như cytomegalovirus, varicella-zoster virus và virus cúm.
Gastrointestinal diseases
Tiêu chảy (spue), viêm loét đại tràng, viêm ruột, bệnh gan do rượu.
Nonhematopoietic malignancies
60% bệnh nhân mắc ung thư không phải huyết học có biểu hiện tăng monocytes độc lập với sự di căn. Có mối quan hệ nghịch giữa tăng monocytes và giảm lympho T ở bệnh nhân ung thư. Các báo cáo về trị số huyết học ở những bệnh nhân ung thư đại tràng và sarcoma mô mềm đã nhấn mạnh về tần suất tăng monocytes ở bệnh nhân ung thư. Nếu một bệnh nhân tăng monocytes dai dẳng không giải thích được, việc tìm kiếm nguyên nhân ác tính được đặt ra.
Advertisement
Exogenous cytokine administration
Việc sử dụng granulocyte-macrophage colony-stimulating factor (GM-CSF), IL-10, hay granulocyte colony-stimulating factor (G-CSF) có thể gây tăng nhẹ monocytes trong máu. Sử dụng M-CSF ở liều 40-120mcg/kg/ngày làm tăng monocytes gấp 3-4 lần giá trị bình thường trong vòng 8 ngày.
Myocardial infarction
Tăng monocytes xảy ra sau nhồi máu cơ tim, đạt đỉnh vào khoảng ngày thứ 3. Có sự liên quan giữa tăng monocytes và CK gợi ý sự liên quan giữa mức độ nhồi máu và tăng monocytes. Tăng monocytes kéo dài sau nhồi máu cơ tim có liên quan đến suy giảm chức năng tim. Trong “ tuần hoàn ngoài cơ thể”, tăng monocytes xảy ra thường xuyên sau phương pháp này.
Miscellaneous conditions
Một số trường hợp khác liên quan đến tăng monocytes bao gồm ngộ độc tetrachloroethane, trong lúc sinh, sử dụng liều cao glucocorticoid, bỏng, trầm cảm, trong một số hội chứng hiếm gặp như: holoprosencephaly, Kawasaki, and Wiskott-Aldrich. Tăng monocytes trong trầm cảm và rối loạn lo âu liên quan đến tăng nồng độ β endorphin trong huyết tương và rối loạn chức năng monocytes.

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …