ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN (P3)
THANH QUẢN
– Thanh quản nằm dưới thanh hầu, được hình thành do sự sắp xếp phức tạp của 9 sụn và nhiều cơ, bảo vệ đường thở khi ăn, uống và phát âm. Sụn giáp, hay trái táo Adam, hình thành phần lớn phía trên thanh quản. Dưới sụn giáp là sụn nhẫn, là cấu trúc sụn hình nhẫn hoàn chỉnh duy nhất của đường dẫn khí và hẹp nhất ở đường dẫn khí trên ở trẻ sơ sinh. Giữa sụn giáp và sụn nhẫn là dây chằng nhẫn giáp.
– Nắp thanh môn là sụn hình chiếc lá nằm ở trong và nối với sụn giáp qua khớp linh hoạt. Khi thở, sụn giáp trượt xuống, tách khỏi nắp thanh môn, tạo luồng không khí ra vào. Nắp thanh môn ngăn chặn thức ăn, nước uống vào đường hô hấp bằng cách liên kết chặt với sụn giáp khi nuốt.
Bên trong sụn giáp và ngay bên trên sụn nhẫn là sụn phễu. Dây chằng thanh âm thật nối sụn giáp và sụn phễu di chuyển được ở phía sau. Nếp tiền đình hay dây thanh âm giả nằm ngay ở bên và trên. Dây thanh âm thật thực chất là mô liên kết và cơ, bọc bởi màng niêm mạc, được dẫn lưu bạch huyết kém nên dễ bị viêm, làm tắc nghẽn đường thở. Ở đó cũng có sụn sừng và sụn phếu ở mỗi bên có chức năng đỡ mô mềm ở 2 bên dây thanh âm. Khi nuốt, dây thanh âm đóng lại, bảo vệ đường hô hấp dưới.
– Thanh quản co do kích thích thanh quản hay phản xạ co thắt do nhiều cơ thanh quản làm đóng các dây thanh âm thật và giả. Dây thần kinh thanh quản dưới chi phối cơ thanh quản, là dây thần kinh vận động tách ra từ dây thần kinh hoành. Xung thần kinh từ đây quan trọng trong phát âm và nuốt. Tổn thương thần kinh này có thể gây liệt dây thanh quản và nuốt khó, trong trường hợp nặng hơn gây tắc nghẽn đường thở do đóng hoàn toàn dây thanh âm.
Nguồn: Cày bừa Giải Phẫu Sinh Lý – Nơi cày quốc y học.