[Bạn có biết] Nước muối sinh lý thật ra không sinh lý

Rate this post

Mình vẫn hay thường quen miệng gọi dung dịch NaCl 0.9% là nước muối sinh lý hay nước muối đẳng trương. Có lẽ, vì do dùng nhiều thành quen nên cả thế giới trước đây đều nghĩ như vậy. Thằng Baxter tiết lộ nho nhỏ rằng mỗi năm bên Mẽo xài tận 200 triệu lít. Vậy tại sao nó lại không sinh lý?

Thứ nhất, xét về mặt thành phần 1 lít nước muối sinh lý chứa 9gr muối NaCl trong đó có 154 mEq Na và 154 mEq Cl, chúng tạo ra một thể loại dung dịch với pH = 5.7 và áp lực thẩm thấu là 308 mOsmol/Kg.

Thứ hai, xét về dịch động học, nói nôm na là số phận của dịch khi bơm vô lòng mạch. Trong các loại dịch thì đây là loại rẻ nhất và dễ mua nhất, rẻ thì có vẻ hơi dởm nên hiệu quả của nó không được 100% như đồ xịn (albumin..). Với 1 lít = 1000ml được truyền tĩnh mạch, trong đó, 275ml ở lại lòng mạch, còn 825ml ra mô kẽ. Có vẻ hơi sai khi 275 + 825 = 1100 lận. Thật ra lượng dịch tràn ra ngoài mô kẽ vì mang một áp lực thẩm thấu cao nên tiếp tục kéo nước ra ngoài thêm được 100ml nữa.

Hai điều này thì có ảnh hưởng gì tới cơ thể? Nhắc lại một chút về sinh lý, ta có nồng độ Na huyết tương chừng 140 mEq/l thôi, Clo thì chừng 100 mEq/l. Như vậy việc truyền 1 lít nước muối sinh lý sẽ làm dư ra khoảng 14mEq Na và 54mEq Cl.

Cơ thể sẽ luôn có những cơ chế để cân bằng mọi thay đổi, trong trường hợp này là cơ chế điều hòa “Ion mạnh” – SID (strong ion difference). Na và Cl được xem là 2 ion mạnh của cơ thể và SID = Na – Cl cho ra giá trị của một Cation (do nồng độ của Na>Cl) do đó phương trình cân bằng ion của cơ thể sẽ là: SID + H = OH.

Trong bản thân dịch thì SID = 0 (Na=Cl) nhưng khi đưa vào huyết tương lại tạo ra sự khác biệt, dễ thấy là nó chứa quá nhiều Cl- do đó cơ thể sẽ phải đưa Cl vào nội bào bằng cách đưa ion Kali ra ngoài-quá trình này sẽ làm TOAN MÁU ( một Cation sẽ được cân bằng nhờ OH- từ phương trình phân ly H2O, từ đó dư ra thằng H+ và đây chính là thủ phạm gây toan máu).

Ngoài ra, việc phân bố dịch như đã nêu ở trên sẽ làm giảm hiệu quả bù dịch nội bào và làm tăng nguy cơ phù mô kẽ.

Phân tích thấy nó độc hại quá vậy sao người ta dùng hà rầm có thấy chết thằng Tây nào đâu? Lý do là nó chỉ đúng khi dùng với lượng lớn ( xài ít ít cơ thể nó cân được hết, khỏi lo)

Theo người ta (không biết ai) tính toán thì với việc bù dịch 30ml/kg chỉ trong vòng 2 giờ pH máu có thể rơi tự do từ 7,41 xuống 7,28 như chơi.

Tới khúc này mình nhớ lại một chút về bài Viêm tụy cấp ( điều trị bù dịch kiểu 30ml/kg/h trong 2 giờ hoặc hơn nữa). Điều này giải thích tại sao trong VTC người ta lại khuyến cáo xài Ringer Lactate, mục đích là do toan máu và thoát dịch ra khoang thứ 3. Trong bệnh cảnh nhiễm trùng, việc toan máu do tăng Clo có thể làm tăng nồng độ các yếu tố viêm ( IL-6, IL-10, TNF-alpha…) điều này giải thích cho cái câu thần thánh trong bài Viêm tụy cấp là dùng Lactate Ringer làm giảm CRP – mới đọc nghe có vẻ không liên quan lắm nhỉ ( Huỳnh Thị Như Ý thấy trí không 

Advertisement
 )

Thật ra, đây chỉ mới là mấy ý trong việc phủ nhận sự sinh lý của cái mà mình quen gọi là sinh lý. Ngoài ra, việc chênh lệch nồng độ Na và Cl cũng như khác biệt về pH, áp lực thẩm thấu hoăc thiếu hụt một số chất tan khác -còn gây ra một số vấn đề nữa như: đau, chướng bụng, buồn nôn, mệt mỏi… và một tác động đáng chú ý nữa là nó ảnh hưởng đến cân bằng Nitơ do thận tăng đào thải amoniac bù trừ.

P/s: Thật ra còn một số vấn đề nữa mà mình chưa đề cập vì sợ xa rời chỉ tiêu cơ bản và ngắn gọn đã nêu 

Tác giả: Quách Minh Lộc (Dr.Kill)

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …