[CASE LÂM SÀNG 29] RẮN CẮN

Rate this post

24/6/2019
(16h) Bệnh nhân nữ. 40 tuổi nhập viện vì rắn cắn. lúc 13h (giờ thứ 3)
(* vì nhà bệnh nhân xa bệnh viên kèm đường núi nên phải mất 3 tiếng mới đến được)

Vào viện không hề garo chi bị cắn (P). vết cắn  có 2 dấu răng má ngoài bàn chân (P) cách mắt cá khoảng 3cm . không chảy máu, không lở loét, không hoại tử. Phù toàn bàn chân lên đến 1/3 giữa cẳng chân.

Đau từ vị trí cắn lan lên đến mông cùng bên.
Mạch 80. HA 120/80mmHg
Tim phổi bình thường.?
nhập khoa
CĐ: rắn độc cắn
ĐT:
Garo chi bị cắn
Dexamethasonde
Lactat Ringer
Diclofenac
Paracetamol

*Câu hỏi đặt ra:
Nếu mà bạn gặp 1 trường hợp rắn cắn xử trí ra sao?
Rất có thể là người nhà của bạn hoặc bạn?
Liệu có nên quá hoảng hốt khi gặp TH này không?

——————————————————————————————————-

Đáp án
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán

1.1.Hỏi bệnh sử: bệnh nhân khai bị rắn cắn và dựa vào con rắn đã cắn được mang đến nếu có.

1.2. Các hội chứng lâm sàng

  1. Nhiễm độc thần kinh gây liệt, suy hô hấp: rắn hổ, rắn biển

– Hổ đất, hổ chúa, hổ mang bành, hổ mèo: vết cắn sưng nề, hoại tử.

– Cạp nia, cạp nong, rắn biển: vết cắn không sưng, ít hoặc không đau.

  1. Rối loạn đông máu: họ rắn lục, họ rắn nước.

1.3. Dấu hiệu nguy hiểm: ( trong 12h-24h giờ theo dõi)

a.Tại chỗ:

– Vết cắn sưng nề lan rộng nhanh qua hai khớp chi.

– Vết cắn hoại tử lan rộng

– Vết cắn chảy máu không cầm

  1. Toàn thân:

– Rối loạn đông cầm máu trên lâm sàng và/hoặc rối loạn các xét nghiệm đông máu.

– Có triệu chứng của nhiễm độc thần kinh: sụp mi, yếu cơ, liệt cơ, khó thở, suy hô hấp.

– Các rối loạn về tim mạch.

– Tình trạng suy thận cấp, tiểu hemoglobin hay myoglobin.

——————————————————————————————————-
2. Sơ cứu

– Trấn an bệnh nhân

– Bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố.

– Rữa sạch vết cắn và băng ép bằng băng thun từ vị trí vết cắn đến gốc chi (có thể băng ép toàn bộ chi).

*Ghi chú: Phương pháp băng ép bất động chỉ áp dụng cho các trường hợp rắn cắn thuộc họ rắn hổ vì gây nhiễm độc thần kinh nên tử vong nhanh, không khuyến cáo áp dụng với họ rắn lục. Tuy nhiên khi bị cắn, bệnh nhân khó xác định rắn loại gì nên có thể áp dụng được cho tất cả các trường hợp bị rắn cắn để đảm bảo cứu mạng trước mắt.

– Nẹp chi bị cắn tránh bị uốn cong và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

– Không tháo nẹp và băng cho đến khi bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện có huyết thanh kháng nọc rắn độc đặc hiệu.

– Không được cắt hoặc rạch vết cắn.

– Không được đắp đá hay chườm lạnh; không đắp bất kỳ thuốc hay hóa chất lên vết thương.

– Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất đảm bảo hô hấp và sinh tồn trên đường đi (hồi sức được hô hấp, tim mạch).

Advertisement

– Nếu tình trạng nặng không đảm bảo tính mạng bệnh nhân khi di chuyển có thể nhờ sự giúp đỡ từ tuyến trên bằng các chuyên gia có kinh nghiệm: gọi điện thoại.
——————————————————————————————————-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phác đồ điều trị nhi khoa-Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2009, Nhà Xuất Bản Y Học, TP. Hồ Chí Minh, trang 122 – 127.
  2. Phác đồ điều trị nội khoa-Bệnh viện Chợ Rẫy, 2013, Nhà Xuất Bản Y Học, TP. Hồ Chí Minh, trang 102 – 107.
  3. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc, Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015, Hà Nội, trang 79 – 119.

Giới thiệu Tà Yên Đông

SV Y đa khoa, Khoa Y - Dược, ĐH Tây Nguyên. Bản thân không có gì nổi bật, ham làm và "ít nói". Sở thích đọc sách và dịch ngoại văn, đam mê mảng hồi sức - cấp cứu.

Check Also

[Case lâm sàng] Ung thư vú

Case lâm sàng: Ung thư vú Chia sẻ tình huống lâm sàng bênh nhân nữ …