[BDSI] Chẩn đoán hình ảnh sỏi thận/niệu quản theo hướng dẫn của hội niệu khoa châu Âu

Rate this post
Chẩn đoán hình ảnh sỏi thận/niệu quản theo hướng dẫn của hội niệu khoa châu Âu
Lưu ý: Các hướng dẫn dưới đây dựa trên các nghiên cứu đáng tin cậy nhưng trên một quần thể bệnh nhân, khác với việc bạn áp dụng nó cho 1 bệnh nhân cụ thể. Do đó, bác sỹ tự đưa ra quyết định của chính mình dựa trên những hướng dẫn này mà không cần làm theo trong mọi trường hợp.ác hướng dẫn dưới đây dựa trên các nghiên cứu đáng tin cậy nhưng trên một quần thể bệnh nhân, khác với việc bạn áp dụng nó cho 1 bệnh nhân cụ thể. Do đó, bác sỹ tự đưa ra quyết định của chính mình dựa trên những hướng dẫn này mà không cần làm theo trong mọi trường hợp.
 Trong hỏi và khám bệnh lưu ý cơn đau quặn thận hoặc triệu chứng đau âm ỉ vùng thắt lưng với sỏi thận, niệu quản. Rối loạn tiểu tiện như đái buốt rắt, đái nhiều lần (triệu chứng kích thích), đái máu có thể có nếu sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu quản đoạn trong thành bàng quang. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sỏi niệu không có triệu chứng. Tất nhiên, chẩn đoán xác định sỏi niệu phải dựa vào hình ảnh rồi.
 Siêu âm nên làm đầu tiên vì nhanh, an toàn, cơ động. Độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán sỏi thận là 45% và 88%, sỏi niệu quản là 45% và 94%. Như vậy nôm na là khả năng phát hiện sỏi là 50/50 khi phát hiện được thì khá chính xác. Chụp Xquang hệ tiết niệu thì độ nhạy và đặc hiệu từ 44-77%.
 Nếu bạn định chụp CT cho bệnh nhân thì không cần chụp Xquang nhưng việc chụp Xquang cho ta biết sỏi cản quang hay không nên có ý nghĩa cho theo dõi hoặc điều trị. Ví dụ sỏi không cản quang thì không tán sỏi ngoài cơ thể với định vị bằng C-arm được.
 Hiện tại, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán sỏi niệu là CT KHÔNG CẢN QUANG, thậm chí CT liều thấp. Tất nhiên nếu bạn muốn đánh giá chức năng thận hay quan sát đường bài xuất bạn vẫn có thể chỉ định chụp có chụp có thuốc cản quang. Với người nhà mình thì đa số chỉ định CT không cản quang. Chỉ định này cũng giúp bệnh nhân giảm nguy cơ của thuốc cản quang, giảm hấp thu tia xạ, giảm thời gian chụp, giảm chi phí.
 CT không cản quang có thể phát hiện sỏi không cản quan như acid uric, xanthine. CT đưa cho chúng ta các thông tin như tỷ trọng sỏi (giúp dự đoán độ cứng của sỏi), cấu trúc bên trong viên sỏi, khoảng cách từ da đến sỏi (có ý nghĩa trong tán sỏi qua da hoặc tán sỏi ngoài cơ thể), cấu trúc giải phẫu xung quanh. Độ nhạy của CT > 90%, độ đặc hiệu > 95%. CT liều thấp chỉ thua CT ở khả năng chẩn đoán sỏi nhỏ trên bệnh nhân béo phì.
 Nếu bệnh viện bạn không có CT thì có thể chụp hệ tiết niệu có cản quảng (IVU- tiếng Anh hoặc UIV- tiếng Pháp).
Ở Phụ nữ có thai
 Tia xạ có thể gây ra dị dạng, đột biến gen, ung thư cho thai nhi ở phụ nữ có thai. Liều càng tăng thì nguy cơ càng tăng. Với nguy cơ dị dạng: liều an toàn được cho là 50 mGy và tuỳ thuộc tuổi thai (nguy cơ thấp ở trước 8 tuần và sau 23 tuần). Nguy cơ phát triển ung thư thì có thể gặp ở < 10mGy, nguy cơ đột biến gen thì phải tới 500-1000mGy. Tuy nhiên nhóm này không có ngưỡng va không liên quan đến tuổi thai.
Advertisement
 Đa số các hiệp hội khuyên không nên làm các chẩn đoán hình ảnh nhiều lần trên phụ nữ có thai. Nếu phải làm thì siêu âm, Xray và MRI khá an toàn. Nếu thai nhi có nguy cơ hấp thụ phóng xạ > 0.5mGy thì cần cân nhắc trước khi chỉ định. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chần chừ chỉ định xét nghiệm nếu nó có ý nghĩa quyết định chẩn đoán/ điều trị.
 Lựa chọn đầu tiên là siêu âm. Khi siêu âm lưu ý thai chèn vào niệu quản có thể gây giãn thận, niệu quản. Có thể siêu âm qua âm đạo khi bàng quang nhiều nước tiểu.
 MRI là lựa chọn thứ số hai. 1.5T được khuyên dùng vì chưa có đánh giá nào với máy 3.0T. Không nên sử dụng godalinium 1 cách thường quy trong khi chụp.
 CT liều thấp có khả năng chẩn đoán sỏi cao hơn CT và siêu âm nên có thể giúp tránh thai phụ phải chịu can thiệp nhưng nên coi đây là lựa chọn cuối cùng.
Tham khảo

Giới thiệu Thuha

Check Also

[BDSI] Bác sĩ mới ra trường và hành trình xin việc làm (P1)

Thực sự mỗi lần lên Diễn Đàn viết bài mình cũng có chút e ngại, …