Mới xuất bản hồi tháng 5/2021.
Cuối cùng thì sau 9 năm chờ đợi mỏi mòn thì nay mới có bản guideline mới (cái xài cũ rích trước đó là 2012).
Bản full không che bên dưới, tóm lại thì nó có mấy điểm sau đây:
1. Bệnh nhân XHTH trên với nguy cơ thấp (GBS 0-1 điểm) có thể điều trị ngoại trú.
2. Truyền máu khi Hb dưới 7 g/dl
3. Sử dụng erythromycin (đường tiêm) trước khi nội soi
4. Chưa đủ bằng chứng để khuyên dùng/không dùng PPI trước nội soi
5. Thời điểm nội soi: trong vòng 24h
6. Chỉ định can thiệp qua nội soi: đang chảy máu hoặc lộ mạch máu.
7. Với cục máu đông trên bề mặt, tùy điều kiện và kinh nghiệm tại chỗ, chưa khuyến cáo có can thiệp hay không.
8. Lựa chọn can thiệp: khuyến cáo dùng đốt điện lưỡng cực, probe nhiệt, hoặc chích cồn tuyệt đối
9. Có thể dùng: clip, argon plasma, hoặc đốt điện đơn cực để can thiệp nội soi cầm máu
10. Không tiêm epinephrine một mình mà cần kết hợp với các biện pháp cầm máu khác
11. Có thể dùng TC-325 xịt dạng bột cầm máu đối với tổn thương đang chảy máu
12. Có thể dùng clip OTSC cầm máu trong trường hợp XHTH tái phát mà trước đó đã nội soi cầm máu thành công.
13. Dùng PPI liều cao liên tục hoặc ngắt quãng trong 3 ngày SAU khi đã nội soi cầm máu thành công.
14. Những bệnh nhân nguy cơ cao đã nội soi cầm máu thành công, tiếp tục dùng PPI 2 lần/ngày trong 2 tuần
15. XHTH tái phát: ưu tiên nội soi hơn là phẫu thuật hoặc thuyên tắc mạch.
16. Nếu nội soi thất bại, điều trị tiếp theo được ưu tiên là thuyên tắc động mạch qua catheter (khác với năm 2012 là vai trò ngang với phẫu thuật).
https://journals.lww.com/…/ACG_Clinical_Guideline…
#drquocha
#xhth
Nguồn : Hà Văn Quốc +Biomedical Data Science Initiativies