CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Rate this post

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học, ở đây, tôi xin đề cập 2 cách phân loại sau:

1.1. Phân loại theo phương thức nghiên cứu:

– Nghiên cứu cơ bản

– Nghiên cứu ứng dụng

1.2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
– Nghiên cứu định lượng
– Nghiên cứu định tính
– Nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khái niệm: PPNCKH là những công cụ hỗ trợ trong quá trình NCKH, giúp thu thập dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc phát triển hoặc giải quyết vấn đề nghiên cứu. Các PPNCKH thường mang tính hệ thống và liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo NCKH phải là một quá trình chặt chẽ, logic.
Có nhiều phương pháp NCKH, nhiều tác giả chỉ ra có tới 17 phương pháp NCKH. Tùy vào lĩnh vực nghiên cứu, tính chất của nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn một hoặc phối hợp các phương pháp cho phù hợp.
Tuy vậy, trong Y học, chúng ta thường sử dụng 3 phương pháp chính là PPNC mô tả, PPNC phân tích, và PPNC can thiệp.
Thông thường, chúng ta sẽ bắt đầu từ một nghiên cứu mô tả. Từ những kết quả mô tả ban đầu, nhà nghiên cứu xác định được thực trạng của vấn đề sức khỏe ban đầu. Hay nói cách khác, kết quả của nghiên cứu mô tả là một bức tranh về vấn đề nghiên cứu, nhìn vào bức tranh này, chúng ta thấy được các thông tin về: Đối tượng nghiên cứu và sự phân bố của đối tượng trong không gian, thời gian, hoàn cảnh
Từ những dữ liệu của nghiên cứu mô tả, nhà nghiên cứu tìm cách xem xét kết quả đó một cách đa chiều bằng cách đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu thường là những vấn đề mang tính quy luật, logic. Để kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết đó, nhà nghiên cứu đi sâu phân tích các khía cạnh, các mối quan hệ xung quanh đối tượng nghiên cứu. Đó chính là quá trình cơ bản của nghiên cứu phân tích. Kết quả của nghiên cứu phân tích cho chúng ta những thông tin về bản chất của vấn đề, mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu và các yếu tố bên ngoài; hay chính là trả lời giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra trước đó.
Nhiều vấn đề nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc kiểm định giả thuyết mà còn cần có những bằng chứng thực nghiệm. Chính vì thế, những nghiên cứu can thiệp, thực nghiệm được thực hiện. Kết quả của các nghiên cứu này có thể đưa ra những bằng chứng khoa học đáng tin cậy, củng cố giả thuyết ban đầu; hoặc cũng có thể tạo ra những vấn đề mới, giả thuyết mới cần giải quyết.
Advertisement
Trên thực tế, quy trình này có thể phải lặp đi lặp lại nhiều lần, nhiều vòng lặp mới cho ra kết quả. Như vậy, quá trình nghiên cứu khoa học không đơn thuần chỉ là thực hiện một nghiên cứu, tại một thời điểm, nghiên cứu khoa học là một quá trình thực hiện lặp đi lặp lại các kĩ thuật của một hoặc nhiều phương pháp, nhằm tìm ra bản chất, quy luật của vấn đề nghiên cứu.
Tác giả: BS Ngô Minh Hải
Link bài viết: [ https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1652825561830062/]
Xin gửi lời cảm ơn tác giả BS Ngô Minh Hải đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

Giới thiệu Nguyễn Hùng Nhật Duy

Check Also

ĐAU TRONG UNG THƯ TỤY

ĐAU TRONG UNG THƯ TỤY Đau là một triệu chứng thường gặp trong bệnh lý …