Nay mình tìm đọc lại chẩn đoán nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, thấy có guideline ESC 2020, về mặt chẩn đoán cũng không khác guideline trước đó nhưng có nhiều hình đẹp hơn nên sẵn share lại cho các bạn
MỘT BỆNH NHÂN ĐAU NGỰC NGHI NGỜ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP NHẬP CẤU CỨU
1)Đo ngay ECG 12 chuyển đạo trong vòng 10 phút
2)Sau đo ECG
***Nếu bệnh nhân có rối loạn huyết động hoặc ngưng hô hấp tuần hoàn hoặc có ST chênh lên Điều trị cấp cứu, nhập đơn vị theo dõi (CCU), tiến hành chụp mạch vành sớm.
Thực hiện siêu âm tim ngay sau đo ECG 12 chuyển đạo, nếu đánh giá ban đầu là thuyên tắc phổi hoặc bóc tác động mạch chủ, xử lý theo lược đồ của các tình trạng trên.
***Nếu tình trạng bệnh nhân ổn, ECG không ghi nhận ST chênh lên, sử dụng phác đồ “Rule out” và “rule in” theo tình trạng lâm sàng và kết quả men tim – động học men tim (Sơ đồ)
3)Rule out và rule in (Xem hình)
### Mức men tim là very low, low, high, hay thay đổi men tim sau 1h là bao nhiêu để loại trừ hay xác định hội chứng vành cấp tùy thuộc vào loại men tim và giá trị tham chiếu của từng phòng xét nghiệm (tra cứu ở bảng 5 trong guideline)
A-TẠI THỜI ĐIỂM 0H
***Rule out: Khi Hs-cTn very low và Thời gian đau ngực đã khởi phát trên 3h
***Rule in: Khi Hs-cTn high
***Các trường hợp còn lại: Theo dõi, thử lại men tim sau 1h
B-TẠI THỜI ĐIỂM 2H (lấy mẫu máu lúc 1 giờ và có kết quả sau 1 giờ)
***Rule out: Bệnh nhân có hs-cTn tại thời điểm 0h là low và hs-cTn sau 1 giờ không thay đổi.
***Rule in: Bệnh nhân có động học men tim tăng sau 1 giờ (tra bảng 5)
***Các trường hợp còn lại: Theo dõi, siêu âm tim, lấy mẫu máu thử lại men tim sau 3 giờ
C-TẠI THỜI ĐIỂM 4 GIỜ (lấy mẫu máu tại thời điểm 3 giờ và có kết quả sau thêm 1 giờ)
***Rule in: Thay đổi men tim có động học sau 3 giờ
***Quan sát và chẩn đoán phân biệt nếu men tim sau 3 giờ không thay đổi động học.
BS. Nguyễn Phi Tùng