Gần đây có khá nhiều trẻ từ 15 – 18 tuổi, chủ yếu là trẻ trai, đến khám vì tăng acid uric máu. Tìm hiểu thì có một số nguyên nhân như sau:
1. Gout
2. Các bệnh mạn tính:
2.1. Bệnh chuyển hóa:
• Thiếu hụt enzyme Hypoxanthine-guanine phosphoribosyl transferase (HGPRT)
• Thiếu hụt enzyme Adenine phosphoribosyl transferase (APRT)
• Hoạt động quá mức enzyme Phosphoribosylpyrophosphate (PRPP) synthetase
• Thiếu hụt enzyme Myoadenylate deaminase
• Bệnh rối loạn dự trữ Glycogen (typ I, III, V, và VII)
• Thiếu hụt enzyme Acyl-coenzyme A dehydrogenase
2.2. Hội chứng Down
2.3. Bệnh tim bẩm sinh (đặc biệt là bệnh có tím môi và đầu chi)
2.4. Các bệnh di truyền: Bệnh thận tăng acid uric ở thiếu nhi có tính chất gia đình
3. Các bệnh cấp tính
3.1. Viêm dạ dày (đặc biệt do Rotavirus)
3.2. Hẹn phế quản (đặc biệt trong đợt cấp)
3.3. Các bệnh ác tính (Hội chứng ly giải mô)
3.4. Thiếu máu tan máu
3.5. Các thuốc: Lợi tiểu (nhóm thiazide), Theophylline, thuốc chống co giật (valprotae và phenobarbital), Cyclosporine và Pyrazinamide
4. Các rối loạn chuyển hóa: Béo phì, hội chứng chuyển hóa
5. Bệnh thận mạn