[Chia sẻ] Cái chết đen ở Châu Âu

Rate this post

CÁI CHẾT ĐEN Ở CHÂU ÂU

Năm 1347, một trận dịch tàn khốc đã xảy ra ở Châu Âu. Trong 5 năm tiếp theo, một bệnh nhiễm khuẩn — mà cụ thể hơn là bệnh dịch hạch có đặc điểm là các đốm đen trên da của nạn nhân — đã giết chết khoảng 60 phần trăm dân số của lục địa, gây ra sự gián đoạn lớn về kinh tế xã hội.
Châu Âu đã từng trải qua những trận dịch hạch kinh hoàng trước đây. Đại dịch hạch ở Athens, được nhà sử học Hy Lạp Thucydides mô tả vào năm 430 trước Công nguyên và trận dịch hạch Justinian, đã tàn phá Đế chế Byzantine vào năm 542 sau Công nguyên, cả hai đều dẫn đến số ca tử vong ở quy mô lớn và có thể do cùng một sinh vật chịu trách nhiệm cho Cái chết Đen gây ra. Tuy nhiên, những đợt bùng phát dịch hạch ở thời gian trước đã ảnh hưởng đến một khu vực địa lý nhỏ hơn nhiều.

𝐒𝐮̛̣ 𝐭𝐚̀𝐧 𝐩𝐡𝐚́ 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐜𝐡𝐮 𝐤ì

The “Great Pestilence”- mà người đương thời gọi là Cái chết đen – dường như đã bắt đầu ở Trung Á vào những năm 1330, trước khi đến Crimea vào năm 1347, từ đó nó nhanh chóng lan rộng về phía tây dọc theo các tuyến đường thương mại hàng hải. Venice và các thị trấn khác của Ý đã bị tấn công vào mùa thu năm đó, và vào mùa hè năm 1348 thì Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh cũng đã bị lây nhiễm, Đức và Scandinavia trở thành nạn nhân vào năm sau đó. Vật trung gian hay tác nhân lây lan của Cái chết đen đã bị lây nhiễm bởi loài chuột đen (Rattusitzus), loài chuột này phát triển mạnh trong điều kiện mất vệ sinh phổ biến ở các thành phố thời Trung cổ, nơi rác rưởi và chất thải của con người có mặt khắp nơi và động vật sống trong nhà. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh là sưng hạch bạch huyết ở bẹn nách hoặc cổ , được gọi là mụn nước – khiến Cái chết đen có tên gọi chung khác là bệnh dịch hạch (bubonic plague). Các vết đen sau đó xuất hiện trên da và gây chết ngay sau đó. Cái chết Đen gây hoảng loạn khắp châu Âu vì không có cách chữa trị. Các phương pháp điều trị không hiệu quả bao gồm tránh thực phẩm khó tiêu hóa và làm sạch không khí bằng tinh dầu của hoa hồng, quế và đinh hương (một giả thuyết cho rằng bệnh dịch hạch lây lan qua “Chướng khí (Miasma theory)” hoặc hơi độc). Các bác sĩ đã thử kê đơn elixirs, chẳng hạn như Theriaca Andromachi — một loại thảo mộc pha chế với tới 70 thành phần. Không có gì hiệu quả, và chỉ những cộng đồng rất xa mới thoát khỏi dịch bệnh. Sau khi nó giết chết khoảng 50 triệu người, đợt dịch bệnh đầu tiên đã kết thúc. Nó tái phát trong các đợt tiếp theo, vào các năm 1360–1363 , 1374 và 1400, khi các thế hệ sau trở thành nạn nhân vì thiếu khả năng miễn dịch.

𝐀̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐞̂́ 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢

Các tác động xã hội và kinh tế của bệnh dịch rất tàn khốc. Giữa nỗi kinh hoàng của trận dịch đầu tiên, hàng nghìn người Do Thái đã bị tàn sát ở Đức vì họ bị cho là đầu độc các giếng nước và do đó gây ra bệnh dịch. Khi dân số ở châu Âu giảm, lao động trở nên khan hiếm và đất đai trở nên trống rỗng , điều này cho phép nông dân yêu cầu mức lương cao hơn. Các trận dịch hạch định kỳ đã trở thành một nét đặc trưng của đời sống châu Âu trong hơn ba thế kỷ. Nước Anh trải qua đợt bùng phát cuối cùng ở London vào năm 1665, khi 68.000 người chết, và Marseilles, Pháp, trở thành thành phố châu Âu cuối cùng hứng chịu hậu quả vào năm 1720, khi một con tàu bị nhiễm bệnh dịch hạch vào cảng của nước này. Ở những nơi khác, căn bệnh này vẫn còn lưu hành và một làn sóng dịch hạch mới bắt đầu vào năm 1894 ở Quảng Đông, Trung Quốc, lan sang Ấn Độ vào năm sau, nơi nó đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người.

𝐍𝐨̂̃ 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐭ı̀𝐦 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐭𝐫𝐢̣

Năm 1894, trực khuẩn gây bệnh dịch hạch được phát hiện bởi nhà vi khuẩn học người Nhật Bản Shibasaburo Kitasato và nhà vi khuẩn học người Pháp Alexandre Yersin; cuối cùng nó được đặt tên là Yersinia pestis. Mặc dù những nỗ lực ban đầu để sản xuất vắc-xin chống lại bệnh dịch hạch đã thất bại, bọ chét chuột đã được xác định là vật trung gian vào năm 1898, dẫn đến những nỗ lực thành công trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh bằng cách kiểm soát quần thể chuột. Đến năm 1896, Yersin đã sản xuất một loại kháng huyết thanh thành công trong khoảng một nửa số trường hợp, và sự ra đời của thuốc kháng sinh streptomycin vào những năm 1940 đã làm tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên khoảng 95%. Mặc dù Cái chết Đen không còn có thể tiêu diệt các quần thể khi chưa được kiểm soát, nhưng nó vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Năm 1910, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các loài gặm nhấm hoang dã, chẳng hạn như Marmota (ở Trung Á) và Cầy thảo nguyên (Prairie dogs) (ở Bắc Mỹ), hoạt động như những ổ chứa dịch bệnh và sự tiếp xúc của con người với những loài này gây ra các đợt bùng phát định kỳ. Vào năm 2013, một cậu bé đã chết ở Kyrgyzstan sau khi ăn phải một con marmota bị nhiễm bệnh dịch hạch, trong khi ở Mỹ có 15 trường hợp nhiễm bệnh dịch hạch, trong đó có 4 trường hợp tử vong, vào năm 2015.
Advertisement
Còn bạn, bạn có biết về những trận dịch khác trong lịch sử không?
Chia sẻ bên dưới nhé ^^

Linh bài viết: https://www.facebook.com/groups/ylamsang/permalink/1184530991992857/

Cảm ơn tác giả Trần Nam Anh đã chia sẻ nội dung này trên Diễn đàn Y Khoa!

Giới thiệu Huyền Trang

Check Also

CÁC LOẠI MỤN PHỔ BIẾN VÀ CÁCH XỬ LÝ

CÁC LOẠI MỤN PHỔ BIẾN VÀ CÁCH XỬ LÝ 1. Nhóm mụn viêm sưng tấy: …