𝗡𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗯𝗶̣ 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗰𝗼̛𝗻 đ𝗮𝘂 𝗯𝘂̣𝗻𝗴 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗵𝗮̣, đ𝗶 𝗸𝗵𝗮́𝗺 𝗯𝗮́𝗰 𝘀𝗶̃ 𝗰𝗵𝗼 𝗹𝗮̀𝗺 𝗵𝗲̂́𝘁 𝘁𝗵𝗮̆𝗺 𝗸𝗵𝗮́𝗺, 𝘁𝘂̛̀ 𝗰𝗵𝘂̣𝗽 𝗫𝗾𝘂𝗮𝗻𝗴 𝗯𝘂̣𝗻𝗴, 𝗰𝗵𝗼 đ𝗲̂́𝗻 𝘀𝗶𝗲̂𝘂 𝐚̂𝗺, 𝗖𝗧, 𝗻𝗼̣̂𝗶 𝘀𝗼𝗶 𝗱𝗮̣ 𝗱𝗮̀𝘆 𝘃𝗮̀ đ𝗮̣𝗶 𝘁𝗿𝗮̀𝗻𝗴, đ𝗲̂̀𝘂 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗶̀𝗺 𝘁𝗵𝗮̂́𝘆 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝗻𝗵𝐚̂𝗻; 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰 𝗿𝗮 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝘀𝗼̂́ 𝗯𝗮́𝗰 𝘀𝗶̃ đ𝗮̃ 𝗯𝗼̉ 𝗾𝘂𝗮 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗮̣𝗻𝗴 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗼̛𝗻 𝗴𝗶𝗮̉𝗻 𝗻𝗮̀𝘆.
𝑵𝒂𝒎, 40 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊, 𝒄𝒐̂̉ 𝒄𝒐̂̀𝒏, 𝒂́𝒐 𝒕𝒓𝒂̆́𝒏𝒈.
Bệnh nhân là người có vị trí xã hội cao, cuộc sống đầy đủ, gia đình hạnh phúc, trong mắt người ngoài thì bệnh nhân là đứa con trai đáng tự hào của trời, đó là cuộc sống mà nhiều người mơ ước.
Nhưng anh bị đau hạ sườn trái 10 năm nay.
Mỗi lần đau một vài tháng, năm đau vài lần, đi khám nhiều bệnh viện lớn, chỗ nào cũng làm đầy đủ xét nghiệm máu, siêu âm, Xquang, CT và nội soi.
Chỉ có một kết luận: Chưa tìm thấy tổn thương!
Nhưng bệnh có một đặc điểm, ăn quá nhiều sẽ đau tăng, đêm đau nhiều có khi không ngủ được, công việc căng thẳng cũng đau, chỉ khi đánh hơi được hoặc đi ngoài thông thoáng là hết đau, hôm sau lại tái phát.
Có phải do táo bón gây ra không?
Thực ra không phải táo bón, vì mỗi ngày anh vẫn đi ngoài đều đặn, phân vẫn mềm bình thường. Nhưng vì nghĩ mình bị táo bón, nên anh uống nhiều loại thuốc nhuận tràng, các loại đông tây y nam bắc ai xui gì cũng uống, nhưng vẫn cứ đau suốt như vậy. Nhiều loại thảo mộc anh uống để nhuận tràng, cứ tưởng cỏ cây thì an toàn, ai ngờ anh bị mắc bệnh nhiễm hắc tố đại tràng (melanosis coli), bác sĩ nội soi cảnh báo anh tiếp tục uống có thể bị u sắc tố đại tràng, thậm chí là ung thư.
Anh quen một bác sĩ, người bác sĩ ấy lại biết tôi, nên nhờ khám giúp.
Những trường hợp như của anh, ở bệnh viện tôi vẫn gặp thường xuyên hàng ngày, quá nhiều người bị như vậy, cứ loanh quanh hết viện này đến viện khác, uống đủ thứ thuốc do các giáo sư tiên sĩ kê, đông tây y kết hợp cúng bái và trừ tà cũng chẳng khỏi.
Tôi đã kê cho anh một cái đơn không có thuốc.
Bệnh nhân mang đơn về sử dụng, cơn đau thực sự biến mất trong vòng một tuần, nắm bắt được bản chất sinh bệnh học, kể từ đó anh tự kiểm soát được tình trạng bệnh, mà không cần phải đi khám bác sĩ nữa.
𝗩𝗮̣̂𝘆 𝗮𝗻𝗵 đ𝗮𝗻𝗴 𝗺𝗮̆́𝗰 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗴𝗶̀?
Vì là một bác sĩ X-quang, nên tôi nhìn vào cái phim chụp bụng không chuẩn bị, thấy đại tràng góc lách ở vị trí cao nhất, chứa đầy hơi và giãn ra trên 7cm, đấy chính là nguyên nhân đau. Tình trạng bệnh này, tiếng Anh là “splenic flexure syndrome”, tôi dịch là “hội chứng uốn cong đại tràng góc lách”.
Tại sao lại có tình trạng này?
Chúng ta hay hiểu chút về giải phẫu đại tràng, như hình ảnh tôi đăng trong bài này, vị trí đại tràng góc lách nằm ở góc trên cùng bên trái. Chi tiết hơn, đại tràng ngang đến góc lách, thì uốn cong ra sau, rồi uốn cong xuống dưới để thành đại tràng xuống.
Vì chỗ góc lách đại tràng uốn cong, lại nằm cao nhất, nên phân qua đây khó khăn, đồng thời khí có xu hướng hội tụ ở đây nhiều nhất, nếu ứ đọng lại có thể gây giãn cơ học đại tràng trên 7cm. Khi giãn to như vậy, dạ dày và lách cùng với thận chèn vào, thì đương nhiên áp lực sẽ làm cho bệnh nhân đau tức, rất khó chịu. Chỉ khi nào ợ được hơi cho dạ dày nhỏ bớt, hoặc đánh rắm, hay đi ngoài được, thì tình trạng đau mới hết.
Khi đau, ăn càng nhiều thì dạ dày càng giãn to, phân càng tăng lên, lại càng đau.
Nếu đại tràng góc lách xoắn vặn nhiều, thu hẹp lại, thì cũng là nguyên nhân đau đớn; nhưng đa số trường hợp vẫn là giãn to.
Đại tràng góc lách hay bị đau nhất.
Nhưng vẫn còn vị trí thứ 2 hay gặp, đó là đại tràng góc gan, các bạn nhìn vào hình ảnh giải phẫu. Đại tràng góc gan cũng ở vị trí cao, cũng uốn lượn, nên đây cũng là điểm ứ đọng phân và khí, rất dễ xuất hiện đau. Tên tiếng Anh là “hepatic flexure sydrome”, tôi cũng tạm dịch là “hội chứng uốn cong đại tràng góc gan”.
Thực tế chẩn đoán hàng ngày, tôi gặp đủ vị trí của đại tràng, miễn là chỗ đại tràng đó bị uốn lượn loàng loằng thì rất dễ mắc “hội chứng uốn cong – flexure syndrome”. Ví dụ đại tràng lên tự dưng ngoằn ngoèo, ứ đọng phân và giãn, hay đại tràng sigma chạy sang phải, nên đau tức hố chậu phải, nhưng đau ở hố chậu trái thì tôi gặp phổ biến hơn.
Có những người năm này qua năm khác đau tức ở hố chậu trái, có khi đại tràng giãn nhưng cũng có khi đại tràng có thắt, đau tăng lên khi buồn tiểu, thậm chí phụ nữ đau thốn rất khó chịu khi quan hệ tình dục, lâu ngày dẫn đến lãnh cảm; đây đều là “hội chứng uốn cong – flexure syndrome”.
Hội chứng uốn cong đại tràng, thông thường bệnh nhân đau chán thì khỏi, khỏi rồi lại đau, trong ngày cứ xì được nhiều hơi hoặc đại tiện nhiều phân là hết đau. Chẩn đoán bệnh chủ yếu là loại trừ không có bệnh nào khác, bằng cách siêu âm, X-quang, CT, cộng hưởng từ, nội soi kết quả bình thường để loại trừ tất cả các nguyên nhân khác. Sau đó là kinh nghiệm và thực tế thì bác sĩ đều bỏ qua. Kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ, là khám hỏi triệu chứng thật kĩ, các biện pháp hình ảnh cần tìm những chỗ uốn đại tràng, tìm sự giãn nở hoặc co thắt vật lí bất thường. Trên thực tế, hội chứng uốn cong không có gì nghiêm trọng, nó chỉ gây khó chịu mơ hồ lặp đi lặp lại cho bệnh nhân.
𝗩𝗼̛́𝗶 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗻𝗵𝐚̂𝗻 𝗾𝘂𝗲𝗻 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁, 𝘁𝗼̂𝗶 𝘀𝗲̃ 𝗸𝗲̂ đ𝗼̛𝗻 𝗻𝗵𝘂̛𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝘂𝗼̂́𝗰, 𝘃𝗶̀ 𝗰𝗵𝗮̆̉𝗻𝗴 𝗰𝗼́ đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗰𝘂̣ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗻𝗮̀𝗼 𝗰𝗵𝗼 𝗵𝗼̣̂𝗶 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝘂𝗼̂́𝗻 𝗰𝗼𝗻𝗴, 𝗰𝗵𝘂̉ 𝘆𝗲̂́𝘂 𝘁𝗵𝗮𝘆 đ𝗼̂̉𝗶 𝗹𝗼̂́𝗶 𝘀𝗼̂́𝗻𝗴 𝘃𝗮̀ 𝗰𝗵𝗲̂́ đ𝗼̣̂ 𝗮̆𝗻 𝘂𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝐚̂𝗻 𝗯𝗮̆̀𝗻𝗴, đ𝗲̂̀𝘂 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗴𝗶𝗮̉𝗶 𝗾𝘂𝘆𝗲̂́𝘁 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝘁𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗮̣𝗻𝗴 đ𝗮𝘂 𝗯𝘂̣𝗻𝗴; 𝘃𝗮̀ 𝘀𝗮𝘂 đ𝐚̂𝘆 𝗹𝗮̀ đ𝗼̛𝗻 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗰𝗮́𝗰 𝘁𝗮̀𝗶 𝗹𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗸𝗵𝘂𝘆𝗲̂́𝗻 𝗰𝗮́𝗼 𝗺𝗮̀ 𝘁𝗼̂𝗶 𝘃𝗮̂̃𝗻 𝗵𝗮𝘆 𝗱𝘂̀𝗻𝗴.
❶ 𝙏𝒂̣̂𝙥 𝙩𝙝𝒆̂̉ 𝙙𝒖̣𝙘: Tập thể dục thích hợp với cơ thể, ví dụ chạy bộ có thể làm tăng nhu động ruột, giúp khôi phục nhịp điệu sinh lí của đường ruột, làm cho khí và phân bài xuất ra ngoài, giảm triệu chứng hiệu quả.
❷ 𝘾𝙝𝒆̂́ đ𝒐̣̂ 𝒂̆𝙣 𝙪𝒐̂́𝙣𝙜: Ăn ít dầu mỡ, vì dầu mỡ không có lợi cho bài xuất phân, đồng thời tạo điều kiện vi khuẩn sinh hơi trong đại tràng phát triển, sẽ tạo ra nhiều khí làm giãn đại tràng gây đau. Những thức ăn sinh có thể sinh hơi cũng nên tránh, ví dụ đồ uống có ga, chế độ ăn chay hoàn toàn dẫn đến ăn quá nhiều Cellulose và quá nhiều tinh bột, dưa muối chua, đồ ăn chua, chế độ ăn quá mặn… Hội chứng uốn cũng được coi là hội chứng ruột kích thích, nên chế độ ăn kiêng FODMAP cũng được khuyến cáo. Nói chung là chế độ ăn uống cân bằng, dễ tiêu hoá, để ý món ăn gì thấy đau bụng thì hạn chế ăn.
❸ Đ𝙞𝒆̂̀𝙪 𝙝𝙤𝒂̀ 𝙩𝐚̂𝙢 𝙩𝙧𝒂̣𝙣𝙜: Hội chứng uốn đại tràng đặc biệt liên quan đến cảm xúc, vì khi tâm trạng không tốt sẽ gây ra phản ứng từ hệ thống giao cảm và phó giao cảm, hai hệ thống thần kinh này chi phối nhu động ruột, làm nặng thêm tình trạng đau bụng.
❹ 𝙏𝙝𝙖𝙮 đ𝒐̂̉𝙞 𝙝𝒂̀𝙣𝙝 𝙫𝙞: Một trong những nguyên nhân gây thúc đẩy hội chứng uốn đại tràng, đó là nuốt phải hơi. Nhứng người suốt ngày há miệng, đây là thói quen xấu phải tập ngậm miệng từ nhỏ, hoặc nếu răng vẩu thì phải đi niềng răng. Thở bằng miệng cũng nuốt một lượng lớn hơi. Phải tập thở bằng mũi, thở đúng kĩ thuật, tập nhiều sẽ thành quen. Tập thở cũng phòng chống được ngủ ngảy, phải chú ý đến ngáy bằng cách rèn luyện tập thở, chống béo phì, không để cơ thể căng thẳng mệt mỏi, nếu ngủ ngáy thành bệnh thì phải đi khám và chữa bác sĩ, thậm chí phẫu thuật.
❺ 𝙉𝙝𝒖̛̃𝙣𝙜 𝙗𝙞𝒆̣̂𝙣 𝙥𝙝𝒂́𝙥 𝙠𝙝𝒂́𝙘: Nếu tình trạng ứ đọng phân nhưng không phải táo bón, có thể uống một lúc 3 cốc to nước muối pha đậm vào buổi sáng, rồi đợi buồn đi ngoài thì đi sạch, làm như vậy 3 – 7 ngày sẽ cải thiện. Ngoài ra, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn day một số huyệt, để cải thiện lưu thông đại tràng.
𝗧𝗵𝗼̂𝗶, 𝗵𝗼̣̂𝗶 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝘂𝗼̂́𝗻 đ𝗮̣𝗶 𝘁𝗿𝗮̀𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗼́ 𝗴𝗶̀ 𝗽𝗵𝘂̛́𝗰 𝘁𝗮̣𝗽, 𝘅𝗶𝗻 𝗸𝗲̂́𝘁 𝘁𝗵𝘂́𝗰 𝘁𝗮̣𝗶 đ𝐚̂𝘆, 𝗰𝗼́ đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗴𝗶̀ 𝗰𝗵𝘂̛𝗮 𝗵𝗶𝗲̂̉𝘂 𝗰𝗮́𝗰 𝗯𝗮̣𝗻 𝗵𝗮̃𝘆 đ𝗲̂̉ 𝗹𝗮̣𝗶 𝗹𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗵𝗮̆́𝗻 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗰𝗺𝘁𝘀. 𝗛𝗮̃𝘆 𝗻𝗵𝗼̛́ 𝘁𝗵𝗲𝗼 𝗱𝗼̃𝗶, 𝘁𝗵𝗶́𝗰𝗵, 𝗺𝗼̛̀𝗶 𝗯𝗮̣𝗻 𝗯𝗲̀ 𝗰𝘂̀𝗻𝗴 𝗯𝗮̂́𝗺 𝗻𝘂́𝘁 𝘁𝗵𝗶́𝗰𝗵 Trung tâm Nghệ thuật Art Station, đ𝗲̂̉ 𝘂̉𝗻𝗴 𝗵𝗼̣̂ 𝗰𝗵𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗼̂𝗶 đ𝗮𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗴𝗶𝗮𝗶 đ𝗼𝗮̣𝗻 đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝗵𝘂̛̣𝗰 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗱𝘂̛̣ 𝗮́𝗻 𝗰𝗼̣̂𝗻𝗴 đ𝗼̂̀𝗻𝗴, 𝘁𝗼̂𝗶 𝘀𝗲̃ 𝘃𝗶𝗲̂́𝘁 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗯𝗮̀𝗶 𝘃𝗲̂̀ 𝗻𝗴𝗵𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝘂𝗮̣̂𝘁 𝘃𝗮̀ 𝗴𝗶𝗮́𝗼 𝗱𝘂̣𝗰 𝗹𝗶𝗲̂𝗻 𝗾𝘂𝗮𝗻 đ𝗲̂́𝗻 𝘀𝘂̛́𝗰 𝗸𝗵𝗼𝗲̉ 𝗼̛̉ 𝘁𝗿𝗮𝗻𝗴 𝗻𝗮̀𝘆, 𝗰𝗮́𝗺 𝗼̛𝗻 𝗰𝗮́𝗰 𝗯𝗮̣𝗻 đ𝗮̃ 𝗸𝗶𝗲̂𝗻 𝗻𝗵𝗮̂̃𝗻 đ𝗼̣𝗰.
Tác giả: BS. Trần Văn Phúc.