[Chia sẻ] Omega-3 có thực sự tốt cho sức khỏe ?

Rate this post
Omega-3 có thực sự tốt cho sức khỏe ?
Tác dụng của axit béo Omega-3 bắt đầu từ “những phát hiện ở người Inuit thuộc Greenland và Alaska sau Thế chiến thứ hai – là nhóm người ăn nhiều cá và thịt hải cẩu, thấy họ có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch rất thấp.” Sau đó kết quả của rất nhiều nghiên cứu đã khuyến khích việc sử dụng axit béo omega-3 trong nhiều bệnh như: bệnh tim mạch, đái tháo đường typ 2, Alzheimer, các khối u ác tính, bệnh hô hấp, cơ xương khớp… Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thấy có mối liên quan nhưng không chứng minh được chắc chắn sự giảm bệnh là do dùng Omega-3. Dù sao thì những thông tin này cũng đã khiến nhiều người tin rằng Omega-3 có lợi cho sức khỏe, và thị trường toàn cầu về axit béo omega-3 năm 2019 đạt 4,1 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025.
Tuy nhiên, khi tình cờ đọc được một bài báo đăng trên JAMA tháng 12/2021 về một nghiên cứu có đối chứng với giả dược ở 18353 người trên 50 tuổi chứng minh axit béo omega-3 không có tác dụng ngăn ngừa trầm cảm, TS Diener thuộc Viện Dịch tễ học tại Đại học Duisburg-Essen, Đức đã quyết định tìm hiểu kỹ về Omega-3 và phát hiện ra:
1. Kết quả nghiên cứu về Omega-3 rất đáng thất vọng
Một phân tích gộp 86 nghiên cứu với hơn 162.000 BN về việc sử dụng axit béo omega-3 ở người có bệnh tim mạch không thấy bất kỳ lợi ích nào đối với tỷ lệ tử vong nói chung và tử vong tim mạch, hoặc làm giảm nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Chỉ có một kết quả duy nhất là Omega-3 có xu hướng làm giảm tử vong do bệnh mạch vành, nhưng số BN cần thiết để điều trị là 334, có nghĩa là cứ 334 người bổ sung axit béo omega-3 trong nhiều năm mới có thể ngăn ngừa được một biến cố tim gây tử vong. Ngoài ra, Diener đã tìm thấy 6 nghiên cứu về bệnh Alzheimer và 3 nghiên cứu về sa sút trí tuệ với số BN tham gia nghiên cứu từ 600 đến 800. Tất cả đều không thể xác định được tác dụng tích cực của axit béo omega-3. Ngoài ra 31 nghiên cứu khác có đối chứng với giả dược về axit béo omega-3 ở 50.000 BN cũng không thấy có tác dụng ngăn ngừa trầm cảm và rối loạn lo âu.
2. Tác dụng ngoại ý tiềm ẩn:
Dù được coi là thực phẩm chức năng như Omega-3 cũng có thể có những tác dụng phụ, đáng chú ý nhất là gây rung nhĩ. Theo BS Gregory Curfman – Phó tổng biên tập của JAMA và là giảng viên tại Trường Đại học Y Harvard, Hoa Kỳ, trong 2 năm qua, có 4 nghiên cứu lâm sàng phát hiện nguy cơ rung nhĩ liên quan đến axit béo omega-3, đó là các nghiên cứu VITAL Rhythm, STRENGTH, REDUCE-IT và OMEMI. Trong đó, nguy cơ rung nhĩ dường như phụ thuộc vào liều Omega-3, ví dụ với liều 4,0 g/ngày, nguy cơ bị rung nhĩ tăng gần gấp đôi
Từ những phân tích này, TS Diener kết luận “tôi thấy có sự khác biệt rất lớn giữa những quản cáo trên TV, hay báo chí với những bằng chứng khoa học về tác dụng thực sự của Omega-3”
Advertisement

Giới thiệu Huỳnh Ngọc Diễm

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …