[Chia sẻ] Răng số 8

Rate this post
Bài này tôi viết về răng khôn số 8.
Tôi vừa qua phòng khám răng, gặp người vừa nhổ 4 răng khôn, vẫn còn máu trong miệng; bài viết của tôi cũng gồm 4 phần.
① Răng khôn là gì?
Người nguyên thuỷ tổ tiên của chúng ta cách đây hàng chục triệu năm, do phải ăn thức ăn thô làm cho cho 28 chiếc răng ở tuổi thiếu niên mòn rất nhanh, chúng xô dần ra phía trước. Đến tuổi trường thành, phần hàm phía trong bị trống, nên mọc thêm 4 cái răng ở 4 góc, vì mọc ở tuổi trưởng thành nên dân gian gọi là răng khôn.
Số răng = 7×4 + 1×4 = 32 (răng).
Răng khôn còn có những tên gọi khác, như răng số 8, răng làm lớn số 3, răng cối số 3; mọc ở tít trong cùng gần họng nhất.
           Trong thời đại ngày nay, thức ăn của con người càng ngày càng tinh tế, nên 28 răng ban đầu ít bị mài mòn, do không phải nhai quá nhiều nên xương hàm bị giảm kích thước, tất yếu không đủ chỗ để 4 chiếc răng khôn mọc. Có người không mọc răng khôn, có người mọc 3, có người mọc 2 hoặc mọc 1, nhưng vẫn có 70% mọc cả 4 chiếc. Thời gian mọc răng khôn cũng muộn hơn, từ 18 đến 30, thậm chí có người tuổi trung niên mới mọc. Về cơ bản, răng mọc ở tuổi đã trưởng thành, trí tuệ phát triển ở đỉnh cao, nên mới gọi là “răng khôn”, trong khi thực tế ai mong muốn có răng này là chắc chắn là người dại.
Không biết các bạn đã mọc răng khôn chưa, hãy há hốc mồm, thò tay đếm từng cái răng sẽ biết.
② Răng khôn khi nào gọi là bất thường?
– Bất thường đầu tiên là thời gian mọc.
Về việc mọc răng khôn, mỗi người sẽ có sự khác biệt khác nhau, có người trước 18 tuổi, có người sau 30 mới mọc, có người bốn mươi, thậm chí năm mươi tuổi, nhưng cũng có người cả đời không mọc răng khôn.
Nhưng cần lưu ý rằng, những trường hợp bình thường răng khôn sẽ mọc từ 18 – 30 tuổi. Cái được gọi là bình thường trong y học là: theo thống kê hơn 50% là bình thường, dưới 10% là không bình thường, dưới 1% là bất thường.
Như vậy, nếu răng khôn mọc sau 30 tuổi thì chỉ có thể nói là bất thường, nhưng không ảnh hưởng gì đến chức năng của răng.
– Bất thường thứ hai là tính khí của răng khôn.
Mỗi chiếc răng khôn đều có tính khí riêng, không nhất thiết phải mọc ra bình thường, những chiếc răng khôn tính khí xấu đó có thể mọc tùy tiện, rất khó chịu.
Hơn nữa, răng khôn mọc ở phía sau, bàn chải đánh răng khó với tới, lại thường xuyên không được vệ sinh sạch sẽ nên hay bị sâu. Ngoài ra, răng khôn mọc lệch cũng sẽ quấy phá các răng bên cạnh, có thể làm xô lệch các răng bên cạnh, làm hỏng mặt trên, dễ dẫn đến tắc kẽ răng, thức ăn thường xuyên giắt vào cũng dễ gây sâu răng.
③ Khi nào cần nhổ răng khôn?
Bất kể răng khôn của bạn thế nào, tôi khuyên nếu có điều kiện hãy chụp phim nha khoa, chụp để phát hiện răng khôn đã mọc hết chưa, nếu chưa mọc thì tình trạng như thế nào, mọc rồi thì răng khôn có ảnh hưởng gì đến răng số 7 không.
Răng khôn bình thường sẽ không nhổ.
Bình thường có nghĩa là răng khôn mọc thẳng đứng, không bị khấp khểnh, răng đối diện cũng mọc bình thường, xương hàm đủ chỗ mọc răng khôn.
Nhưng nếu răng khôn bất thường, gây ảnh hưởng răng bên cạnh, gây đau đớn và bao nhiêu phiền phức, thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt.
– Đầu tiên là nhổ răng khôn mọc ngầm, vì để lâu ngày sẽ dễ làm hỏng các răng số 7 và số 6 ở bên cạnh, nên nhớ hai chiếc răng cối này có chức năng giúp chúng ta nhai và nghiền thức ăn, nó mà bị hỏng thì sẽ thật phiền phức, chỉ cần nhổ mất một chiếc là việc ăn uống của bạn sẽ kém ngon và kiém chất lượng rất nhiều.
– Thứ hai, là những chiếc răng khôn mọc hẳn lên rồi, nhưng nếu rơi vào các tình huống sau thì cũng nên nhổ.
✔ Răng khôn hàm dưới mọc lệch gây viêm quanh thân răng nhiều lần.
✔ Bản thân răng khôn hàm dưới bị sâu, hoặc làm sâu răng số 7 bên cạnh.
✔ Gây kẹt thức ăn giữa răng số 7 và răng khôn.
✔ Chân răng số 7 bị tiêu xương do chèn ép.
✔ Đã gây u nang hoặc u răng.
✔ Lún hàm dưới gây rối loạn khớp thái dương hàm.
✔ Nghi ngờ đau dây thần kinh mặt do răng khôn.
✔ Do chỉnh nha cần nhổ răng: Có ba tình huống chỉnh nha cần nhổ răng, bao gồm răng chen chúc cần nhổ để sắp xếp lại, răng hô cần có khoảng trống để thu gọn , răng gây khớp cắn bất thường.
Tóm lại tôi xin nhấn mạnh, răng khôn sau 18 tuổi nên chụp Xquang càng sớm càng tốt, để bác sĩ tư vấn có nên nhổ hay không.
④ Giải thích sâu hơn về răng khôn.
Răng khôn hàm dưới nguy hiểm hơn hàm trên.
Tại sao?
Bởi vì, hàm dưới có những cấu trúc giải phẫu rất quan trọng, chuyên môn gọi là mạch máu thần kinh ổ răng hàm dưới, nó đi dọc theo bên trong xương hàm dưới. Khi nhổ răng khôn hàm dưới, bác sĩ cần hết sức cẩn thận để không làm tổn thương các dây thần kinh, nếu không sẽ bị tê vùng mặt, thậm chí có thể dẫn đến liệt mặt.
Advertisement
Răng khôn bị đau, nhiều người cố chịu, hoặc dùng kháng sinh và thuốc chống viêm giảm đau, rồi coi nó như mụn nhọt, sẽ có N lần đau răng khôn như vậy, bản chất là thân răng khôn bị viêm.
Tại sao lại bị viêm?
Thân răng khôn mọc ngầm được bao quanh bởi lớp mô mềm vạt nướu, giữa răng và vạt nướu có một khoảng trống tự nhiên, đây là nơi chứa cặn thức ăn và vi khuẩn. Khi sức đề kháng giảm do mệt mỏi, căng thẳng, hay các lí do khác, vi khuẩn ở khoang này dễ bùng phát gây viêm, dẫn tới lợi bị sưng, răng lung lay, đau nhiều buốt lên tận óc. Mảnh thức ăn cũng dễ chui vào khoang này, gây viêm mô mềm, viêm nha chu.
🦷 KẾT LUẬN: Răng khôn là chiếc răng cuối cùng trong miệng chúng ta, nó cũng mọc muộn nhất, nhưng không liên quan gì tới sự khôn ngoan, thậm chí nó gây ra nhiều phiền toái. Mỗi người chúng ta đến tuổi trưởng thành, đi khám sức khoẻ nên hỏi bác sĩ về răng khôn, nếu có điều kiện nên chụp Xquang để xác định tình trạng của nó. Những trường hợp răng khôn có vấn đề, cần gặp nha sĩ có uy tín để tư vấn.
BS. Trần Văn Phúc

Giới thiệu Đào Thị Thanh Hiền

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …