[Chia sẻ]Có thể điều trị Metformin trong thai kỳ ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang ?

Rate this post
Metformin được nhiều Hướng dẫn quốc tế khuyến cáo sử dụng cho những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở giai đoạn chưa mang thai và trước khi mang thai để hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm đề kháng insulin, kích thích rụng trứng và hạn chế rậm lông. Đây là một loại thuốc dễ mua, rẻ tiền và khá an toàn. Tuy nhiên, có quá ít dữ liệu để khuyến cáo có thể tiếp tục sử dụng Metformin trong thai kỳ hay không, cả về khía cạnh an toàn và giảm rủi ro trong thai kỳ. Kể từ khi ra mắt hướng dẫn, đã có nghiên cứu sâu hơn được công bố về việc sử dụng Metformin trong thai kỳ và theo dõi lâu dài những đứa trẻ được sinh ra.
Một phân tích gộp ở những phụ nữ bị PCOS đã phát hiện rằng sử dụng Metformin trong thai kỳ có liên quan với giảm nguy cơ sinh non (RR = 0,45; KTC 95%: 0,25–0,80) và với tăng chu vi vòng đầu ở thai nhi (sự khác biệt trung bình là 0,47; KTC 95%: 0,20–0,74) và không liên quan đến sảy thai, tiền sản giật và trọng lượng thai nhi. Tương tự như các quần thể không bị PCOS, điều trị Metformin trong thai kỳ không ngăn ngừa được đái tháo đường thai kỳ. Một thử nghiệm đối chứng Metformin với giả dược trong thai kỳ ở phụ nữ bị PCOS, theo dõi trong hơn 7 năm cho thấy không có sự khác biệt về cân nặng hoặc androgen giữa nhóm có và không sử dụng Metformin. Điều thú vị là phân tích thêm về sử dụng Metformin trong nghiên cứu này thấy có sự giảm nhẹ nồng độ androgen trong thời kỳ mang thai ở những phụ nữ mang thai con gái, nhưng không thấy sự khác biệt về nồng độ androgen của các trẻ gái này ở độ tuổi 5–10. Một phân tích gộp gần đây trên các trẻ em là con của những sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc PCOS thấy điều trị Metformin trong thai kỳ có liên quan đến cân nặng cao hơn ở trẻ em về sau.
Advertisement
Do một số tác dụng tích cực của Metformin nên sử dụng Metformin như một phương pháp điều trị trước khi mang thai là cần thiết để kiểm soát cân nặng mặc dù vẫn còn có sự tranh cãi về vai trò của Metformin đối với việc cải thiện tỷ lệ có thai hoặc tỷ lệ thai sống, và lợi ích dường như có liên quan đến việc kích thích rụng trứng hơn là IVF/ICSI. Mặc dầu vậy trong thực hành lâm sàng, nên ngừng sử dụng Metformin khi có thai trừ khi người sản phụ đó đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường hay đái tháo đường thai kỳ và cần điều trị bằng Metformin. Lưu ý rằng khởi đầu điều trị bằng Metformin liều thấp sẽ cải thiện khả năng tuân thủ điều trị do ít tác dụng phụ hơn
Theo Clin Endocrinol số tháng 8/ 2022
Có thể là hình ảnh về văn bản

Giới thiệu Thuha

Check Also

[Chia sẻ] Xét nghiệm gen có thể giúp dự phòng bệnh đái tháo đường typ 2?

         Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường týp 2 là rất …