[CHIA SẺ]OKR và cách quản lý thời gian

Rate this post

OKR và Cách quản lý thời gian

=========

BS.HUYNH WYNN TRAN

Hôm nay trợ lý BS của tôi hỏi về cách tôi quản lý thời gian thế nào vì cô thấy tôi làm (được) quá nhiều việc mà tôi vẫn còn thời gian đi tập gym, viết sách, và viết bài trên Fb. Tôi cũng nhận câu hỏi tương tự các bạn BS nội trú và sinh viên Y khoa đã làm việc chung với tôi.

Hôm nay tôi chia sẻ chút kinh nghiệm về cách quản lý thời gian và công việc của mình, đặc biệt là cách suy nghĩ OKR (Objective and Key Results). Thật lòng, tôi nghĩ là tôi vẫn chưa là người làm tốt nhất trong những việc này. Tuy nhiên, những gì tôi học được trong công việc và cách quản lý có thể cho các bạn, nhất là những người làm trong ngành Y, một góc nhìn khác. Hy vọng các bạn có thể học chút từ kinh nghiệm của tôi.

# Thời gian là giới hạn
– Đầu tiên, chúng ta phải nhìn nhận là thời gian giới hạn cho tất cả mọi người. Một người trung bình sống 75 tuổi. Nếu bạn đang là 35 tuổi, bạn chỉ còn có 40 năm nữa. Bạn sẽ “xài” 40 năm nữa cho những ai, việc gì, và làm gì?
– Lúc còn là SV, mỗi giờ chạy bàn nhà hàng Tàu của tôi là 3$ (đã cộng thêm tiền tip). Theo thời gian, tiền lương mỗi giờ của tôi tăng lên, từ 12$/giờ lên 25$ rồi 150$/giờ, nhưng thời gian của tôi ngắn lại. Bạn cũng vậy, bạn cần phải tăng số $ mỗi giờ khi thời gian của của chúng ta ngắn đi, và tôi dùng $ làm ra/mỗi giờ để tự đánh giá về mình.

Đây là điểm cơ bản trong cách suy nghĩ OKR qua công thức của John Doerr, nhà tiên phong trong cách làm việc của Google và Apple.

Doerr’s Goal Formula

” I will __(be successful)___ as measured by __(high hourly wage)______.

Trong công thức OKR này, O = Objective (sự thành công) và KR = Key Result (số tiền mỗi giờ). Điểm quan trọng của KR là phải cụ thể, rõ ràng, và phải là một con số.

Với tôi, sự thành công phải là thực tế, có con số cụ thể rõ ràng. Tôi không đánh giá thành công qua vẻ bề ngoài, danh tiếng, danh xưng, văn bằng tiến sĩ, vv…hay những thứ trên lý thuyết.

OKR giúp tôi làm việc hiệu quả hơn, tránh những bước vòng vòng, và tập cho não bộ xử lý thông tin tốt hơn. Google áp dụng OKR từ năm 1999 (có 40 nhân viên) và phát triển thành 120,000 nhân viên toàn cầu hôm nay.

Tôi cũng dùng triết lý OKR trong quản lý phòng khám và chúng tôi đặt mục tiêu cụ thể với tăng chất lượng khám bệnh qua các chỉ số kiểm soát huyết áp, Ha1c, ngăn ngừa ung thư, chích ngừa cúm, hay tỉ lệ biến chứng sau khi mổ. Với tôi, con số càng cụ thể và càng thực tế thì càng tốt.

Cách suy nghĩ OKR còn giúp tôi vượt qua các cảm giác tự ái hay mắc cỡ khi tôi dám nhìn thẳng vào sự thất bại của mình.

# Sức khoẻ là vô giá
– Áp dụng OKR vào quản lý sức khỏe là một ví dụ khác. Chúng ta thường nghĩ là chúng ta khoẻ khi chúng ta còn trẻ và chúng ta sẽ yếu đi khi chúng ta già đi. Điều này có thể không đúng. Nếu chúng ta thử dùng OKR như:

– I will (be healthy)__as measured by __(2 hour running at 6 mile/hour every 2 days)____

Một người trẻ nhưng không tập thể dục có thể không làm được mục tiêu trên. Như vậy, anh ta có thể không khỏe mặc dù anh ta trẻ. Một người lớn tuổi nếu siêng năng tập luyện thì vẫn có thể chạy bộ được 2 giờ mỗi tuần 3 lần. Vì vậy, người lớn tuổi có thể khoẻ hơn người trẻ.

Hiểu được vấn đề này, chúng ta nhận ra sức khoẻ có thể có thêm, sức khoẻ có thể tập do tính kiên nhẫn, và vì có thêm sức khoẻ, chúng ta sẽ làm được nhiều việc hơn.

Trước mắt là OKR, tôi sẽ viết thêm các kỹ năng để quản lý thời gian khác nếu các bạn quan tâm.

=====================
#bswynntran #vietmd #OKR #drwynntran #timemanagement

Dr Wynn Tran và fanpage quy định về bình luận
1. Trang cá nhân BS Wynn Tran và fanpage Dr Wynn Tran mong nhận được ý kiến thảo luận và góp ý để học hỏi và xây dựng từ quý vị, cho dù là các ý kiến trái chiều.

Ngôn ngữ là cánh cửa đầu tiên của văn hoá. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu quý vị tôn trọng người đọc và tác giả, không dùng các từ quá khích. Tất cả các comments quảng cáo, chỉ trích, hay chửi bới cá nhân sẽ bị xóa.

2. BS Wynn Tran không nhận tư vấn chữa bệnh online qua Facebook, Zalo, hay bất kỳ dạng chữa bệnh online nào. Quý vị có thể gởi câu hỏi chung chung về sức khoẻ đến [email protected]. Các vấn đề sức khỏe, tốt nhất quý vị nên gặp trực tiếp BS điều trị để tư vấn trực tiếp.

3. BS Wynn không chịu trách nhiệm các lời khuyên về sức khoẻ viết trên Fb/Youtube/social của người khác. Quý vị có thể share bài của BS Wynn thoải mái, phiền quý vị ghi rõ nguồn. Tất cả các bài viết trên đây là do BS Wynn Viết.

4. Quý vị đăng ký theo dõi kênh youtube chính thức của BS Wynn để nghe và xem những bài sức khoẻ mới nhất
https://www.youtube.com/channel/UC_kSOy981Lct-JHkCcpgsZg
Fan Page của Dr Wynn Tran
www.facebook.com/drwynntran

Advertisement

Giới thiệu Tina

Tên thật: Đinh Thị Thúy Quỳnh Sinh viên Y Khoa Trường Đại Học Duy Tân

Check Also

[CHUYỆN Y KHOA] Chuyện viết dở ở bệnh viện

Nguồn: Bs. Trần Văn Phúc (bạn đọc thấy thích tôi sẽ viết tiếp) ========================== Không …