Cơ chế tăng huyết áp trong bệnh thận mạn

Rate this post

Cơ chế tăng huyết áp trong bệnh thận mạn

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD) . Tỉ lệ thường gặp từ 60 – 90% tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận mạn và nguyên nhân. Bệnh thận mạn vừa là nguyên nhân phổ biến gây THA, vừa là biến chứng của THA không kiểm soát.

Cơ chế gây THA trong bệnh thận mạn rất phức tạp và bao gồm nhiều cơ chế khác nhau như: quá tải dịch, hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, ứ muối, rối loạn chức năng nội mô (giảm sản xuất NO, stress oxi hóa, tăng endothelin), thay đổi hệ thống hormone trong điều hòa huyết áp. Bên cạnh đó, một số cơ chế khác như bệnh nhân thiếu máu dùng Erythropoietin gây co mạch, cường cận giáp thứ phát gây tăng nồng độ canxi trong nội bào dẫn đến co mạch…

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối ở Mỹ. Theo thời gian, THA hệ thống dẫn tới tăng áp lực lọc trong cầu thận, xơ hóa cầu thận và tiến trình mất dần chức năng thận. THA không kiểm soát còn có liên quan đến nguy cơ mắc và tử vong tim mạch, mạch máu não. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tăng huyết áp không kiểm soát ở bệnh nhân bệnh thận mạn.

Advertisement

 

Tác giả: ThS.BS Nguyễn Văn Long

Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1627069967738955/?mibextid=Nif5oz

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS.BS Nguyễn Văn Long 
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

Giới thiệu Pham Hoa

Check Also

CÔNG BẰNG GIẤC NGỦ VÌ SỨC KHỎE TOÀN CẦU

CÔNG BẰNG GIẤC NGỦ VÌ SỨC KHỎE TOÀN CẦU Hưởng ứng ngày Giấc ngủ Thế …