[COVID-19] Chúc Mừng Ấn Độ

Rate this post
CHÚC MỪNG ẤN ĐỘ
Thủ đô New Delhi chuẩn bị mở cửa cuối tháng Năm, các bang khác cũng đang chuẩn bị, FDI tăng kỉ lục với 81,72 tỉ đô la vốn đầu trực tiếp từ nước ngoài.
💙 💙 💙
Những ngày này, chỉ cần gió từ thành phố thổi qua là ngửi thấy mùi tử thi bốc lên thoang thoảng, hàng loạt hình ảnh từ Ấn Độ đã gây chấn động thế giới. Theo như tôi nhìn thấy, xác người chết đầy đường, khắp nơi đều có những đống củi hoả táng lộ thiên, khói lửa bốc lên nghi ngút, tang thương chết chóc bao trùm. Hàng ngàn bệnh nhân chết chưa kịp đến viện. Cả nước lao đi tìm kiếm bình Oxy. Nhìn vào Ấn Độ lúc này, tôi có cảm tưởng đó là bộ phim “Cuộc chiến Zombie” rùng rợn, đã có vô số người chết dưới tay virus kẻ thù.
Tôi nhớ cuối năm 2020, Ấn Độ đã khống chế thành công đại dịch COVID-19, được thế giới ca ngợi hết lời. Bước sang năm 2021, Ấn Độ đã trở lại trạng thái bình thường, người ta tin rằng loài virus chết chóc SARS-CoV-2 đã bị quốc gia này khuất phục.
Chính phủ của Thủ tướng Modi đã lao đi tranh cử.
Để chuẩn bị cho cuộc tranh cử, đảng dân tộc chủ nghĩa Hindu của Modi so găng với đảng đối lập Bharatiya Janata, cả hai không tiếc công sức tham gia vận động. Tại các địa phương, đám đông mít tinh quá lớn đã gây nên sự lo lắng, nhiều chuyên gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Thủ tướng Modi vẫn phớt lờ.
Trong một lần vận động tranh cử ở Tây Belgan, Thủ tướng Modi nhìn đám đông xúc động, ông đã thốt lên rằng “Đời tôi chưa bao giờ thấy một biển người đông như thế này!”
Đầu năm 2021, Ấn Độ chuẩn bị cho sự kiện tôn giáo lớn nhất hành tinh Maha Kumbh Mela, tôi gọi đó là lễ hội tắm sông Hằng. Trong 55 ngày diễn ra lễ hội, ước tính có khoảng 150 triệu người Hindu trên khắp thế giới hành hương đến bờ Sangam, những ngày thường có khoảng 1 triệu người tắm, ngày lễ chính lên tới 5 triệu.
Đau thương trở nên không chịu nổi.
Bắt đầu từ tháng Ba năm 2021, những tác động thảm khốc của chủng virus biến thể mang tên B.1.617 được cảm nhận khắp Ấn Độ, đặc biệt là ở những thị trấn xa xôi và ngôi làng hẻo lánh. Những nơi đó, y tế bị hạn chế và thiếu thốn nghiêm trọng, người dân rất khó để tiếp cận với dịch vụ y tế khẩn cấp, bệnh nhân COVID-19 chết dần mà không có cơ hội chiến đấu.
Tính đến ngày 27 tháng 5, Ấn Độ có hơn 27 triệu người nhiễm và hơn 315 ngàn người chết, riêng ngày 6 tháng 5 có tổng số 416.433 ca mắc mới, trong khi con số thực được cho là cao hơn rất nhiều.
Nhiếp ảnh gia người Đan Mạch Siddiqui đã ghi lại câu chuyện thu nhỏ về đại dịch, qua hình ảnh cô Pramila Devi 36 tuổi, một trong những người đang phải hứng chịu COVID-19 tàn phá ở các vùng nông thôn Ấn Độ.
Devi kết hôn với chồng là Suresh Kumar, 43 tuổi, họ có với nhau ba người con.
Sau gần một tuần Devi xuất hiện triệu chứng, chồng cô còn buộc tóc cho vợ, rồi bế cô đến trạm y tế địa phương. Thấy tình trạng của Devi khá nặng, bác sĩ khuyên cô nên chuyển đến bệnh viện tốt hơn, nơi mỗi giường điều trị có bốn bệnh nhân.
Không đủ tiền nằm viện, Kumar quyết định đưa vợ trở lại nhà. Cháu trai thương tình đã đưa Devi đến trạm xá vào ngày hôm sau, nhưng bình Oxy lại đang sử dụng cho bệnh nhân khác. Ngay sau đó, máy tạo Oxy cũng ngừng hoạt động, vì nguồn điện bị mất đột ngột. Paramila Devi, bệnh nhân có nồng độ bão hoà Oxy thấp đến mức rất khó để qua khỏi trong đêm, gia đình sợ cô trút hơi thở cuối cùng trước khi nguồn điện được phục hồi, nên người chồng quyết định đưa Devi trở lại nhà.
Devi sống được đến sáng hôm sau.
Biết tin dòng điện đã nối xong, gia đình lại đưa Devi quay trở lại trạm xá thêm một lần nữa, nhưng cô đã chết giữa đường trước khi được ngửi Oxy.
Thi hải của Paramila Devi được quấn sơ sài trong tấm vải đỏ, cột chặt vào hai thanh gỗ, chồng cô may mắn kiếm được ít củi vụn, anh cùng con trai tự châm lửa hoả hoả táng cho vợ bên bờ sông Hằng. Hôm đó là buổi chiều 23 tháng 5, đúng một ngày trước khi Devi có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính.
Làn sóng dịch lần thứ hai bùng phát ở Ấn Độ, các nhân viên lò hoả táng thú nhận rằng, họ rất khó để duy trì hoạt động vì đã nhận số lượng người chết tăng gấp 10 lần, nhiều trong số đó chết trước khi đến viện.
Nam diễn viên Rahul , 35 tuổi, người đã đăng một video lên trang Facebook cá nhân trước khi qua đời, anh gắn thẻ Thủ tướng Modi và thống đốc bang.
“Nếu được điều trị tốt, tôi có thể đã sống!”
Đó là câu nói nổi tiếng của Rahul, nguyên văn tiếng Hindu và tiếng Anh “Mujhe bhi treatment acha mil jata, toh main bhi bach jata – Could have lived if I’d got treatment”, được truyền thông Việt dịch sang tiếng Việt theo cách hài hước.
Phe đối lập cố gây sức ép để Modi khoá đất nước.
Đáp lại, Thủ tướng Modi kiên quyết không khoá, bởi ông hiểu rõ biến thể virus B.1.617 với sức lây lan khủng khiếp, việc khoá cả đất nước chỉ làm cho tình trạng thêm trầm trọng, thay vào đó nên phong toả từng ổ dịch ở mức nhỏ nhất có thể.
Tầng lớp trung lưu Ấn Độ vẫn tin vào Modi.
Họ coi Modi là vị cứu tinh, có thể làm được những điều kì diệu, đau khổ rồi sẽ được xoá bỏ. Bởi vậy, trong năm ngoái khi Modi kêu gọi nến, từng khu chợ và mọi người ủng hộ rất nhiệt thành. Người ta tin rằng Modi biết cách để Ấn Độ trở lại an toàn. Modi kêu gọi ra ban công vỗ tay 9 phút, mọi người đều làm đúng như vậy; Modi yêu cầu cầm trên tay ngọn nến thắp sáng, mọi người lắng nghe; Modi kêu gọi đám đông tụ tập mít tinh bầu cử, mọi người đã hưởng ứng.
💙 💙 💙
Điều gì đã khiến Ấn Độ rơi vào khủng hoảng COVID-19 lần thứ hai?
Theo dõi đại dịch diễn ra tại Ấn Độ, tôi tạm đưa ra 5 giả thiết dựa trên suy đoán cá nhân, chưa có khoa học kiểm chứng.
👉 Giả thiết 1: Người dân Ấn Độ ăn chay!
Kể từ năm 2014, Palitana với dân số 50 ngàn người, đã trở thành thành phố 100% ăn chay trên thế giới. Palitana là quê hương của vị anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi. Chính quyền nơi đây cấm bán thịt và trứng, giết mổ bị coi là phạm pháp. Người dân Palitana quan niệm, tất cả chúng sinh đều là một phần của thế giới, từ động vật cho đến con người, dù là một sinh vật vô cùng nhỏ bé, tất cả đều được Thượng đế ban cho quyền sinh tồn.
Không sinh vật nào được phép tước đi quyền sống của sinh vật khác?
Ấn Độ là xứ sở của các vị thần. Từ thần bò, đến thần chim, thậm chí rắn rết cũng đều được tôn thờ. Người có thể chết nhưng thần thì không. Vì thế, người Ấn không ăn thịt các vị thần.
Hơn 82% người dân tin vào Ấn Độ giáo, cùng với các tôn giáo khác như Phật giáo, Kì Na giáo đều không sát sinh, thực hành ăn chay. Người Ấn cho rằng ăn thịt là kiếp khác sẽ phải chịu đau đớn tột cùng, đó là điều họ rất sợ, họ không thể ăn thịt để kiếp khác phải gánh chịu đau đớn.
Ấn Độ có tuổi thọ trung bình = 69,42.
Việt Nam tuổi thọ trung bình = 75,32
Lương thực của người Ấn là gạo, mì, ngô, đậu và các loại rau củ quả.
Chế độ ăn chay làm cho đa số người Ấn trở nên béo phì, từ trẻ đến già đều có chung đặc điểm bụng ai cũng rất to. Béo phì sẽ dẫn tới các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch. Đây là những bệnh có nhiều thụ thể ACE2 rất mẫn cảm với SARS-CoV-2, nên người Ấn dễ mắc COVID-19 và khi mắc thì rất nặng, tỉ lệ tử vong cao.
👉 Giả thiết 2: Điều kiện vệ sinh rất kém!
Vào năm 2014, trước thực trạng hơn một nửa dân số Ấn Độ không dùng nhà vệ sinh, chính quyền Modi phát động chiến dịch “Ấn Độ sạch – Clean India” để tỏ lòng thành kính với nhà lập quốc vĩ đại Gandhi. Thủ tướng Modi đặt mục tiêu trong 5 năm phải xây dựng xong 110 triệu nhà vệ sinh. Modi chọn ngày 2 tháng 10 năm 2019, đúng kỉ niệm 150 năm ngày sinh của Gandhi, để hoàn thành mục tiêu ấy.
Sự thật Ấn Độ hôm nay nhiều nơi quá sạch sẽ!
Nhưng,
Theo UNICEF, thế giới hiện đang còn 900 triệu người ỉa ngoài trời, riêng Ấn Độ có 620 triệu, không phải họ không có tiền xây nhà vệ sinh, mà do truyền thống, tín ngưỡng, hay đẳng cấp xã hội tạo thành thói quen.
Thói quen phóng uế tự nhiên, theo tôi, một phần do ảnh hưởng của nền văn hoá nông nghiệp của người châu Á, qua nhiều thế hệ trở thành gen di truyền.
Hãy nhìn lại xã hội Việt Nam.
Người Việt có câu: “Nhất quận công – Nhì ỉa đồng”. Khi còn ở quê, tôi phát hiện cô hàng xóm có thói quen ỉa đồng, cô còn rủ thêm những người bạn cùng lớp. Một lần tôi hỏi lí do, thì cô trả lời rằng, cái cảm giác “gió hiu hiu thổi qua khe mông” nó cực kì ấn tượng.
Trước đây, mỗi gia đình ở nông thôn Việt Nam có một nếp nhà tranh, cuộc sống của những người trong căn nhà đó trông cả vào đồng ruộng.
Nước và phân bón là hai thứ quý giá nhất cho mùa vụ.
Hãy thử hình dung, một lão nông đi chợ vừa về đến đầu xóm bỗng nhiên buồn ỉa, nếu không thít chặt được cơ vòng hậu môn để chạy về nhà, thì cũng cố lao ra bờ ruộng của mình, tụt quần ngồi xuống. Phân và nước tiểu là thứ quý giá nên không thể xả vào ruộng nhà người khác. Tôi không thể quên được hình ảnh mỗi buổi sáng tinh mơ, trong lúc chờ nồi cơm chín nục, những bà vợ nông thôn tần tảo lại cầm gơ đi nhặt phân bò phân lợn, nhưng chỉ được nhặt phân trong đoạn đường thuộc nhà mình, nếu vi phạm quá xa rất dễ cãi chửi nhau. Bản thân tôi làm các gơ gắp phân bán lấy tiền đóng học và mua sách vở. Trẻ con làng tôi đi chăn trâu, đứa nào để trâu ỉa ngoài đường, về nhà có ai mách sẽ bị bố mẹ mắng chửi cho một trận, nên trước khi lùa trâu đi phải cầm roi quất vào mông bắt ỉa, lâu dần thành phản xạ.
Cây trồng muốn phát triển tốt thì không thể thiếu phân.
Tại sao cùng thì làm ruộng, nhà này mỗi sào đất được năm nồi thóc, nhà kia chỉ được ba. Câu trả lời là nhiều phân hay ít phân. Cuộc sống người nông dân chỉ cần phân và nước, hai thùng phân là có thể trồng trọt ngay trên mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi. Vào những năm không may trời sinh đại nạn, chỉ cần chục thùng phân đủ để gia đình bình an vô sự, nhà nào không có nổi vài thùng phân thì cầm chắc tha phương cầu thực hoặc chết đói.
Quê tôi có anh đi tán gái bị một kẻ bịt mặt đánh sưng đầu, hôm sau anh đi ăn trộm phân, phát hiện gáo múc phân chính là vũ khí tấn công mình đêm trước; thù hận từ đấy phát sinh bao nhiêu năm không gột rửa được.
Thời các cụ xưa, mỗi gia đình nông thôn chỉ cần một cái hố để ỉa và chậu nước đái bên cạnh, như thế là đủ. Vì phân là thứ rất quý giá, nên người nông thôn bắt đầu nghĩ cách ra thành phố thu gom phân, ban đầu là xin, sau đó thì phải mua.
Hố xí thành phố ra đời chỉ để mục đích bán phân.
Thời bao cấp, Hà Nội có nghề buôn bán phân cực kì thịnh vượng, ai làm nghề này thường giàu có khá giả. Ngay cạnh Hà Nội có chợ phân nổi tiếng ngày nào cũng họp. Phân cũng có loại tốt xấu, loại 1, loại 2 và loại 3. Các thợ phân rong ruổi với chiếc xe đạp khắp thành phố, xe đạp thời đó còn phải gắn biển số và công an bắt đăng kí, chỉ những người bán phân mới có tiền mua xe tốt loại phượng hoàng vĩnh cửu.
Thanh niên chúng tôi xin thề
Không đầy sọt cứt không về quê hương.
Câu chuyện phân tro ở quê thì rất nhiều, những người độ tuổi năm mươi như tôi, ai cũng đã từng chứng kiến cảnh ngày xưa bên cầu ao, mấy ông cởi truồng úp bát iêu vào bộ hạ thỗn thện ra ngồi ỉa, mấy bà ngồi quay mặt lại rửa bát rửa rau, họ nói cười với nhau giả lả như chẳng có chuyện gì. Bạn đọc của tôi, nếu còn hứng thú muốn nghe những chuyện như thế, để dịp khác tôi viết tiếp, còn bây giờ tôi xin phép trở lại câu chuyện phân với đại dịch COVID-19.
Phân là thứ quý giá nên ỉa bậy một thời được coi là văn minh.
Nhưng người Việt suy nghĩ đơn giản, phân chỉ gắn với đời sống, là sự sống của mỗi gia đình, nên khi ngành nông nghiệp phát triển không cần đến phân tươi nữa, thì sự thay đổi cũng nhanh chóng diễn ra; hiện nay chỉ còn rất ít người Việt ỉa bậy theo thói quen.
Với người Ấn Độ lại khác, ỉa bậy không chỉ được coi là văn minh, mà còn là nét văn hoá, nâng tầm lên thành đạo ỉa bậy, vì thế mà Ấn Độ rất khó từ bỏ thói quen này.
Người Ấn Độ đến tận hôm nay vẫn coi nhà vệ sinh là ô uế, trong ngôi nhà có toilet thì không thể chấp nhận được, người vào cái toilet ấy sẽ càng trở nên bẩn thỉu và ô uế khó chấp nhận. Đạo Hindu quan niệm, việc xây nhà vệ sinh hay sử dụng nhà vệ sinh, đó là hành vi phỉ báng nữ thần Vishnu. Hơn nửa dân số Ấn Độ có niềm tin phân là sạch sẽ, nó được sinh ra từ các sản phẩm của thự nhiên, vậy khi nó ra khỏi cơ thể phải trả nó về với thiên nhiên theo cách tự nhiên nhất.
Vì vậy, 620 triệu người Ấn luôn mang theo một lon nước nhỏ, họ sẵn sàng vạch quần đái bất cứ đâu, có thể tụt quần ỉa bất cứ chỗ nào với một niềm tin mãnh liệt rằng đó là sạch sẽ văn minh nhất, lon nước mang theo dùng để rửa hoa cúc sau đó rửa tay.
Và cứ mỗi ngày, vào khoảng 4-5 giờ sáng, người Ấn rủ nhau đi ỉa bậy thành từng nhóm, rất vui vẻ và tự hào, không một ai cảm thấy xấu hổ về điều đó.
Bất cứ ai đến Ấn Độ cũng sẽ thấy, ngay bên bờ sông Hằng, tro cốt nổi lềnh bềnh, cả những xác người nghèo không có tiền hoả táng trôi lập lờ, hàng chục người ngồi ỉa, nhưng vẫn có hàng chục người khác vục nước lên uống ngay bên cạnh.
Người Ấn không cần biết rằng, khoa học tìm thấy trong mỗi gam phân có khoảng 1 ngàn kí sinh trùng, 1 triệu vi khuẩn gây bệnh, 10 triệu virus.
SARS-CoV-2 cũng có trong phân!
Những ngày này ở Ấn Độ, đang có phong trào tắm phân bò và uống nước tiểu bò hoà với phân, để phòng và điều trị COVID-19.
👉 Giả thiết 3: Niềm tin tôn giáo!
Tôi cho rằng niềm tin tôn giáo không có đúng sai, chỉ có tin hay không tin; và một khi đã tin thì người ta sẽ thực hành theo, bất chấp ngay cả khi đó là sự vô lí đến cùng cực.
Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm và điều kiện vệ sinh bẩn thỉu, Ấn Độ luôn bị các dịch bệnh hoành hành, như dịch tả và dịch sốt xuất huyết. Cuốn sách “Dịch bệnh và con người” của nhà sử học người Mỹ William McNeill đã đề cập rằng, hệ thống đẳng cấp và tôn giáo của Ấn Độ có liên quan đến bệnh dịch. Theo cuốn sách đó, người Aryan đến tiểu lục địa Ấn Độ để tránh dịch, cách li xã hội ra đời từ đó, giai cấp cũng từ đấy được phân chia. Vào thời cổ đại, người Ấn Độ tin vào Phật giáo và Ấn Độ giáo, cả hai nhấn mạnh đến thuyết luân hồi như một lối thoát trong các thảm hoạ về dịch bệnh và thiên tai. Đó cũng là cơ sở định hình triết lí nhân sinh của người Ấn Độ, đặc biệt là quy luật cái chết.
Người theo đạo Hindu không tin vào khoa học.
Trên mạng xã hội có đoạn video hài hước, cặp đôi trai gái bị cảnh sát chặn lại, cô gái cởi chiếc quần silip chùm lên đầu phủ kín mũi và miệng của chàng trai, thế là cảnh sát cho đi. Thực tế, người Ấn đeo khẩu trang không phải vì sợ SARS-CoV-2, mà sợ bị phạt, nên họ sẽ tháo ra ngay khi không có cảnh sát. Trong suốt đại dịch, không thiếu những hình ảnh người dân vục nước sông Hằng uống để chữa COVID-19 với một thái độ rất tôn giáo, thay vì đến bệnh viện gặp bác sĩ.
Tôn giáo của người Hindu coi bò là một vị thần, nên phân bò sẽ là thuốc quý, nước đái bò là nguồn tinh khiết chữa bách bệnh; đó cũng là thuốc thần phòng và chữa SARS-CoV-2. Nước sông Hằng cũng vậy. Người Ấn coi đó là nước thánh, sạch sẽ nhất, tinh khiết nhất trong tự nhiên; nước sông Hằng có thể lọc được mọi thứ bẩn thỉu, đã được sách giáo khoa công nhận.
Ý thức của người Ấn Độ luôn bị trộn lẫn với tôn giáo, họ thường tìm cách biện minh cho những mâu thuẫn. Người theo đạo Hindu không tin có virus SARS-CoV-2, nhưng khi đối mặt với bệnh nhân chết trong bệnh viện, với lò thiêu không có chỗ đốt xác, thì họ lại biện minh rằng bệnh viện là nơi xếp hàng để chờ chết, lò thiêu là nơi xếp hàng để đốt xác; đó là những cái chết bất đắc kì tử do thiếu đức tin.
Đeo khẩu trang, rửa tay, sát trùng; với người Ấn, đó là dùng ma thuật để trị phép ma thuật mà thôi, chẳng phải điều gì ghê gớm.
👉 Giả thiết 4: Khoảng cách giàu nghèo.
Khoảng 1% người giàu nhất Ấn Độ sở hữu hơn một nửa tài sản quốc gia, trong khi hơn một nửa dân số nghèo chỉ sở hữu 4% của cải đất nước. Nói theo cách ví von, nếu có 100 con gà chia cho 100 người, thì có 1 người giàu ăn 99 con, còn lại 99 người nghèo chia nhau 1 con.
Ở Ấn Độ, có một số lượng lớn người rất nghèo, họ nghèo đến cùng cực. Những người suy dinh dưỡng đó sẽ không được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế.
Tại khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ, hơn 1 triệu người sống trên diện tích 1,75 km vuông. Trung bình cứ 15 hộ gia đình thì có một đường ống nước và cứ 1.440 người thì có một nhà vệ sinh. Khoảng 10 đến 12 người sống trong một ngôi nhà nhỏ hơn 10 mét vuông. Mật độ quá đông, việc duy trì khoảng cách xã hội đã trở thành xa xỉ. Ở làn sóng dịch lần thứ nhất, quy định giãn cách xã hội bằng hình thức yêu cầu người dân ở yên trong nhà, vô hình trung đã trở thành một cuộc tụ tập đông người dày đặc, chính phủ Ấn Độ phong toả cả đất nước gần 9 tháng trời dịch mới giảm. Giãn cách xã hội, nhiều người sống trong các khu ổ chuột đã mất việc làm, họ phải bất chấp virus, bất chấp lệnh phong toả, tìm mọi cách lao ra ngoài kiếm miếng ăn ở bãi rác, dịch bệnh vì thế lại càng bùng phát.
Giãn cách xã hội chỉ phù hợp với người giàu có.
Vào lúc 3 giờ 15 phút sáng ngày 24 tháng 4, một chiếc máy bay tư nhân chở giới siêu giàu Ấn Độ đã hạ cánh xuống sân bay Luton ở phía bắc London, lúc này chỉ có 44 phút nữa là Vương quốc Anh đóng sập biên giới với Ấn Độ. Trước đó, ít nhất 8 máy bay phản lực tư nhân đã hạ cánh như thế.
Advertisement
Trong khi Ấn Độ bị tê liệt bởi đại dịch COVID-19, thì giới nhà giàu và một dải ngân hà các ngôi sao Bollywood vẫn rong chơi trên các du thuyền sang trọng bậc nhất ở các bãi biển nối tiếng của Maldives. Những bữa ăn sang trọng với đủ thứ sơn hào hải vị. Bất chấp sự lên án của dư luận, giới nhà giàu và ngôi sao vẫn phớt lờ, họ cho rằng mình có tiền nên có quyền được hưởng cuộc sống phong lưu.
Ấn Độ là quốc gia của sự phân hoá giàu nghèo đến kì lạ.
Cấu trúc của thành phố Mumbai cho thấy rõ nhất sự phân hoá, giữa nghèo đói tuyệt đối và sự giàu tuyệt đối chỉ cách nhau đúng một vỉa hè, người giàu có thể nhìn thấy cuộc sống nghèo khổ trong khu ổ chuột bằng cách đứng trên ban công. Đối với đa số những người ở dưới đáy xã hội, không có thức ăn nếu họ không ra ngoài làm việc, họ có rất ít lựa chọn, hoặc chết vì bệnh tật, hoặc chết đói. Giữa tâm dịch, ở trung tâm thành phố Mumbai, những người bán hàng rong ngồi trên đường phố với đôi chân trần trên mặt đất, những người lang thang kiệt sức nằm trên thảm rơm khắp các vỉa hè. Lác đác, một số người có đeo khẩu trang, bên ngoài lớp khẩu trang được quấn thêm tấm khăn truyền thống.
Một bên là người dân cấp thấp ở Ấn Độ đang bình thản dưới trận dịch, mặt khác, những người dân tầng lớp trung lưu không thuộc giới siêu giàu để chạy khỏi đất nước, họ ở lại kêu khóc đòi giường và thở Oxy trong bệnh viện.
👉 Giả thiết 5: Sai lầm về vaccine.
Ấn Độ là quốc gia được mệnh danh nhà sản xuất vaccine số 1 thế giới, nghĩa là Ấn Độ nhận đứng thứ hai, thì Mỹ chỉ có thể bén mảng đến số ba, các quốc gia khác lần lượt theo sau.
Đại dịch COVID-19, trong năm 2020 chính phủ Ấn Độ đẩy mạnh ngoại giao vaccine, quyết tâm chiếm lĩnh thị trương Nam Á, rồi vươn ra thế giới, nhan chóng vượt Trung Quốc cũng là quốc gia dùng vaccine cho các mục đích chính trị và kinh tế.
Thủ tướng Modi được mệnh danh ngôi sao vaccine.
Nhưng kì thực, Ấn Độ chỉ là công xưởng lắp ráp vaccine, bởi hầu hết nguyên liệu được nhập từ nước ngoài, Mỹ là nhà cung cấp chính.
Với lí do “nước Mỹ trên hết”, chính quyền Trump ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu nguyên liệu từ tháng Tư năm ngoái, chính quyền Biden siết chặt hơn nữa bằng lệnh cấm tuyệt đối không được xuất khẩu 39 loại nguyên liệu, Ấn Độ nhanh rơi vào khủng hoảng. Lượng vaccine sản xuất được trong năm 2020 đã xuất đi các nước, trong khi dân Ấn Độ không đủ tiêm, cú “kẹp cổ” hiểm hóc của Mỹ đã gián tiếp đẩy Ấn Độ rơi vào khủng hoảng COVID-19 rất trầm trọng.
Một mặt, chính phủ Ấn Độ cho phép tư nhân triển khai tiêm, đây cũng là bước sai lầm nguy hiểm.
Trong đại dịch, vaccine COVID-19 là mặt hàng thiết yếu, về nguyên tắc sẽ phải do chính phủ quản lí, chính phủ điều tiết các đối tượng tiêm chủng theo thứ tự ưu tiên. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều làm như vậy, Việt Nam nguồn vaccine cũng do chính phủ quản lí, riêng Ấn Độ thì không.
Tư nhân tiêm vaccine, trong khi đó là mặt hàng thiết yếu và khan hiếm, thì tất yếu dẫn đến việc đầu cơ tích trữ, găm hàng, thổi giá, tiêm dịch vụ giá cao cho người có nhiều tiền, trong khi nhóm đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao lại không được tiêm.
Trung Quốc ngỏ ý thay thế Mỹ nhưng Ấn Độ từ chối.
Thủ tướng Ấn Độ Modi đã cử bộ trưởng ngoại giao đến Hoa Kỳ trực tiếp hỏi mua nguyên liệu. Là đồng minh thân thiết của Ấn Độ, nhưng Hoa Kỳ vẫn không muốn giúp đỡ, liền đẩy quả bóng cho Úc và châu Âu. Chuyến đi của bộ trưởng ngoại giao cứ loanh quanh xét nghiệm xem đoàn công tác liệu có ai dương tính, bởi trước đó không lâu, Ấn Độ tham gia cuộc họp G7 tại Anh, đoàn xét nghiệm ở nhà âm tính, sang Anh lại có 2 người bị dương.
Ấn Độ vừa dỗi vừa doạ Mỹ.
Cuối cùng, nếu cộng đồng quốc tế không chung tay giúp Ấn Độ, thế giới sẽ bên bờ vực sụp đổ; nên cả Mỹ và châu Âu đều phải cung cấp nguyên liệu sản xuất vaccine cho Modi.
💙 💙 💙
Ấn Độ đang thoát hiểm?
Như tôi đã phân tích ở bài viết cách đây gần một tháng, rằng đỉnh dịch Ấn Độ sẽ vào khoảng giữa tháng 5, dù chính quyền Modi không quyết định phong toả nghiêm ngặt như năm ngoái, nhưng quả bom nhiệt hạch sẽ dần được tháo ngòi nổ.
Vào ngày 24 tháng 4 năm 2021, Thủ hiến Arvind Kejriwal đã công bố tỉ lệ xét nghiệm dương tính ở thủ đô New Delhi đã giảm từ 36% xuống đến 2,5%. Nếu theo quy định của WHO, thành tích này giữ được hơn 3 ngày, thì coi như dịch đã được không chế thành công.
Thủ hiến Kejriwal muốn ra hạn thêm đến 31/5 cho chắc ăn.
Ngoài thủ đô New Delhi dự định 31/5 sẽ dỡ bỏ các địa điểm phong toả và mở cửa bình thường trở lại, hàng loạt các bang khác cũng đang lên kế hoạch tương tự, trong đó có Tamil Nadu, Kerala, Karnataka and Telangana, Haryana, Rajasthan, Puducherry.
Số liệu New Delhi:
– Ngày 23 tháng 5: ca mắc mới 1649
– Ngày 24 tháng 5: ca mắc mới 1550.
– Ngày 25 tháng 5: ca mắc mới 1568
– Ngày 26 tháng 5: ca mắc mới 1491
– Ngày 27 tháng 5: ca mắc mới 1072
Như vậy, New Delhi thừa đủ tiêu chuẩn theo WHO, được quay trởi lại mở cửa hoạt động bình thường.
Thật đáng kinh ngạc, nếu như ở làn sóng dịch thứ nhất, Ấn Độ được coi là khống chế dịch xuất sắc với gần 9 tháng trời phong toả đất nước hết sức nghiêm ngặt, thì ở làn sóng thứ hai này chính phủ Modi chỉ thực hiện phong toả từng ổ dịch sau khi đã khoanh vùng nhỏ nhất có thể, nhưng lại nhanh chóng thu được kết quả ở những bang chiến địa.
Cho dù dịch còn rất phức tạp nhưng đó là kết quả ngoạn mục.
Càng ngoạn mục hơn, khi Ấn Độ thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI lên tới 81,7 tỉ đô la trong năm tài chính 2021, cao nhất từ trước tới nay, hơn 10% so với con số của năm ngoái.
Singapore, Mỹ, Mauritius là những nhà đầu tư chính.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ trong năm 2021 vào khoảng 12,5%. Tring khi Ngân hàng Thế giới dự báo GDP tăng trưởng của Ấn Độ trong năm tài chính 2021/2022 dao động từ 7,5-12,5%.
Chúc mừng Ấn Độ đã từng bước vượt qua đại dịch!
Chơi tại sòng bạc trực tuyến tốt nhất trên thế giới SunCity ! Nhận 1500 đô la tiền thưởng, cơ hội trở thành thành viên VIP và số giờ chơi không giới hạn.

Giới thiệu Dương Hải Anh

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …