[COVID-19] Sống chung với virus, không phải với dịch.

Rate this post
Cuối cùng thì những gì tôi phát biểu trước đây (số ca dương tính là vô nghĩa và sống chung với virus) thì nay cũng đang dần dần thành sự thật. Hôm nay đọc tin thấy ông thủ tướng nói rằng ‘Xác định sống chung lâu dài với dịch’ [1]. Những người chỉ trích tôi giờ có dám chỉ trích ông thủ tướng? 🙂
1. Tại sao sống chung với con virus?
Con virus này là một trong những con thuộc ‘gia đình’ corona mà chúng ta đã sống chung rất lâu. Chúng ta cũng đã sống chung với HIV và hàng chục con khác trong thời gian gần đây. Chắc chắn chúng ta cũng sẽ sống chung với những con khác trong tương lai. Không có cách gì tiêu diệt chúng, vì sức mạnh của tiến hoá virus làm cho tất cả các can thiệp đều vô hiệu hoá trong việc tiêu diệt chúng. Do đó, chúng ta phải sống chung với con virus này.
Nên nhớ rằng chúng ta chỉ sống chung với con virus thôi; không thể sống chung với dịch về lâu dài. Tôi nghĩ ông thủ tướng chưa phân biệt được hai khái niệm này (sống chung với virus và sống chung với dịch) nên ‘slip of the tongue’ thôi.
Trong thực tế thì nhiều quốc gia đã chuẩn bị sống chung với con virus. Những nước bên Âu châu hay gần Việt Nam như Singapore đã chuẩn bị cho viễn ảnh đó từ hơn 2 tháng qua. Ngay cả ở Úc này (số ca nhiễm khá thấp), các nhà chức trách thoạt đầu hùng hổ đòi giảm số ca xuống ZERO, nhưng qua biết bao lần phong toả, nay cũng bắt đầu chấp nhận sống chung với con virus.
Ông thủ tướng và vài thủ hiến Úc bắt đầu nói như thế. Thủ tướng Morrison nói rất có lí “Mục tiêu của chúng ta là sống chung với con virus, chớ không phải sống trong nỗi sợ hãi con virus (“That is our goal – to live with this virus, not to live in fear of it”).
2. Tại sao đếm số ca không có ý nghĩa?
Khi đã chấp nhận sống chung với con virus thì chúng ta cũng phải chuẩn bị cách đối phó về lâu dài. Bởi vì sự hiện diện của con virus sẽ trở thành endemic (tức mọi lúc, mọi nơi) nên việc đếm số ca dương tính hay số ca nhiễm mỗi ngày không còn ý nghĩa nữa. Vả lại, số ca dương tính tuỳ thuộc vào số ca chúng ta xét nghiệm. Xét nghiệm càng nhiều sẽ có ra nhiều ca dương tính — qui luật chung là vậy.
Chúng ta đâu có đếm số ca cúm mùa (cũng co con coronavirus), và trong tương lai gần tôi nghĩ cũng không nên mất công đếm số ca dương tính nữa. Chúng ta biết rằng con số đó không phản ảnh số ca covid trong cộng đồng.
Thật ra, đó cũng là cái ý về số ca cũng đã được một quan chức TPHCM nói rồi. Vào đầu tháng 8, ông Phan Văn Mãi nói rằng “đếm ca COVID-19 không còn ý nghĩa lớn” vì mục tiêu là hạn chế số ca tử vong liên quan đến covid [2].
Trước đó tôi cũng nói 2 cái ý đó. Tôi nói rằng đếm số ca dương tính chẳng có ý nghĩa gì cả, và nên bắt đầu ngưng đếm số ca để tập trung vào trọng tâm là giảm số ca nhập viện và số ca tử vong. Những người trước đó và sau này cũng nói như tôi [3, 4] bởi vì con số ca dương tính không có ý nghĩa nếu chúng ta không biết cơ chế sản xuất ra nó (tức là xét nghiệm).
Advertisement
Tôi cũng nói rằng đừng con virus sẽ chẳng đi đâu cả. Nó sẽ càng ngày càng biến hoá và không có một vaccine nào hay thuốc nào có thể tiêu diệt nó. Thật ra, theo qui luật tiến hoá, càng tấn công nó thì nó càng biến hoá và độc hại hơn. Do đó, chỉ còn cách sống chung với nó, chớ không có cách nào khác. Tôi có trả lời phỏng vấn trên VNexpress International (bản tiếng Anh) mà trong đó có 2 quan điểm khác nhau [5].
Lúc tôi nêu những ý kiến đó thì có người phản bác rất hung hăn và rất kém chuyên nghiệp. Nhưng tôi không ngạc nhiên và cũng chẳng chấp vì tánh khí của mấy người tre trẻ nghĩ rằng họ biết chân lí. Nhưng bây giờ chính ông thủ tướng và ông chủ tịch TPHCM thừa nhận quan điểm tôi nói thì không biết mấy người hung dữ kia có phản bác? Nên nhớ câu của Richard Feynman:
“Những gì bạn biết chỉ nằm trong cái vòng tròn. Khi kiến thức của bạn tăng lên, cái vòng tròn cũng giãn ra. Nhưng bạn vẫn không biết cái ngoài vòng tròn đó.”
_____

Giới thiệu Huỳnh Lê Duy

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …