[DƯỢC LÝ] Điều trị triệu chứng ho và hen như thế nào?

Rate this post

VÀI NÉT VỀ HO VÀ HEN PHẾ QUẢN

Ho là một phản xạ bảo vệ của cơ thể giúp đẩy ra ngoài những chất nhầy, đờm do niêm mạc đường hô hấp tiết ra.

Ho là một trong các triệu chứng của một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: nhiễm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng,…

Các thuốc chữa ho chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, trong điều trị cần xem xét kết hợp với thuốc chữa nguyên nhân.

Thuốc ho thường dung bao gồm các chế phẩm của thuốc phiện, Codein, Narcotin: (gây nghiện), Dextromethorphan: (ko gây nghiện) và một số chất tổng hợp khác.

Trong điều trị thường được kết hợp với các thuốc long đờm như: Natri benzoat, Terpin, Bromhexin, N-acetylcystein…

Hen là hội chứng biểu hiện khó thở do lòng phế quản bị co thắt một cách đột ngột, kèm theo rối loạn xuất tiết đờm dãi.

Thuốc dùng trong điều trị hen bao gồm các thuốc có tác dụng làm giãn phế quản như: Andrenalin, Ephedrin, Salbutamol, Theophylin, Aminophylin,… và còn được kết hợp với các thuốc chống viêm Corticoid, thuốc chống dị ứng.

Hai đặc điểm của hen suyễn:

+ Sưng viêm đường dẫn khí (chít hẹp đường thở)

+ Tăng đáp ứng phế quản (đáp ứng quá độ)

THUỐC ĐIỀU TRỊ

CODEIN

Biệt dược: Codicept, Terpin – Codein

Công dụng:

  • Codein có tác dụng ức chế trung tâm ho, dùng để giảm ho, giảm các phản xạ kích thích ho, nhưng có tác dụng giảm đau kém Morphin.
  • Dùng làm thuốc chữa ho, ngoài ra còn trị ỉa chảy, làm thuốc an thần giảm đau, kết hợp với các giảm đau khác.

Cách dùng – liều dượng:

  • Uống tối đa 0,05g/lần; 0,2g/24h.
  • Chú ý thuốc có thể gây nghiện.

DEXTROMETHORPHAN HYDROBROMID

Biệt dược: Methorphan, Tussils, Tuxium.

Tác dụng:

  • Thuốc ho ức chế trung tâm ho ở hành tủy.
  • Không giảm đau và ít gây lệ thuộc thuốc.
  • Uống dễ hấp thu, thời hạn tác dụng khoảng 6h.

Chỉ đinh:

  • Ho do nhiều nguyên nhân, chuẩn bị soi phế quản.

NL, uống: 10-30 mg/lần * 2-4 lần/24h; tối đa 120mg/24h.

Dạng bào chế: Viên nhai 15mg (bd: Brontyl); Siro 2,5-15mg/ 5ml.

NATRIBENZOAT

Công dụng:

  • Gây long đờm, sát khuẩn.
  • Chữa ho khan, hoặc ho do viêm phế quản.

CD – LL: Phối hợp với các thuốc ho khác: Codein, Terpin Hydrat, uống 0,5g/ lần; 2,0g/ ngày (chia 2-3 lần)

 

N- ACETYLCYSTEIN

Biệt dược: Acemuc, Mucomyst

Tác dụng:

  • Thuốc làm lỏng dịch nhầy đường hô hấp, làm lành tổn thương, bảo vệ tế bào gan.

Công dụng:

  • Trong bệnh nhầy nhớt (bệnh lý hô hấp có đờm quánh), viêm phế quản cấp, phế quản phổi mạn.
  • Bảo vệ tế bào nhu mô gan khi dùng liều cao Paracetamol.
  • Cũng dùng để điều trị bệnh không có nước mắt (khô mắt).

CD – LL:

  • PO 200mg/ lần * 3 lần/ngày.
  • TE < 2 tuổi uống 200mg/ ngày chia 2 lần
  • Dùng để giải độc Paracetamol bằng cách truyền TM.

 

SALBUTAMOL

Biệt dược: Albuterol; Sabutamol; Ventolin

Tác dụng: Giãn cơ trơn phế quản, giãn mạch, giãn co thắt cơ trơn tử cung.

Công dụng:

  • Điều trị hen co thắt phế quản, khó thở gián đoạn và cơn hen kéo dài; dùng cho người lớn và trẻ em.
  • Chú ý dùng thuốc sớm để điều trị cơn hen đúng lúc. Còn dùng để chống sinh non.

Liều dùng: Người lớn uống 2-4 mg/ lần * 2-3 lần/24h. Tối đa 30mg/ 24h

Dạng thuốc:

  • Viên nén 2mg và 4mg; thuốc bơm hít; thuốc xông; thuốc tiêm 0,05mg/ml; 0,20mg/ml; 0,50mg/ml; thuốc đạn 1mg dùng cho cơn đau quặn ở tử cung.

EPHEDRIN HYDROCLORID

Biệt dược: Ephedrivo; Lexofedrin.

Tác dụng:

  • Tác dụng cường giao cảm yếu nhưng kéo dài, có thể uống được, ít độc hơn Andrenalin. Còn có tác dụng kích thích thần kinh TW (nhóm II)
  • Ephedrin làm giãn phế quản tốt, dùng uống or tiêm để phòng or hạ cơn hen, kích thích hô hấp.
  • Chú ý uống trước khi có cơn hen để thuốc có tác dụng vào lúc có cơn hen thì tốt hơn.

Công dụng:

  • Tác dụng co mạch làm tản máu, giảm sung huyết, dùng chữa sổ mũi, viêm mũi mạn tính bằng cách nhỏ mũi dung dịch 1-2%, thường phối hợp với một Sulfamid kháng khuẩn. Ví dụ như với Sulfacetamid trong chế phẩm Sulfarin.
  • Advertisement
  • Có tác dụng làm giãn đồng tử: dùng để soi đáy mắt.
  • Tác dụng kích thích thần kinh TW: Dùng làm thuốc chống ngộ độc các chất ức chế thần kinh TW như alcol, morphin, các chất barituric.’

Liều dùng: Người lớn 20-60 mg/ngày. Uống trước bữa ăn.

Dạng thuốc:

  • Viên nén or viên nang 10mg và 30mg; ống tiêm 10mg or 50mg/ml; thuốc nhỏ mũi 1% cho trẻ em và 3% cho người lớn.

Y LÂM SÀNG” là dự án mới, hằng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hi vọng mang lại thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên y khoa.

#ykhoa.org

#admin: Đậucôve

 

Tài liệu tham khảo: Dược lý học, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học

Giới thiệu Phương Nhi

Check Also

[WSES 2020] Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ (SSI) trong phẫu thuật: Bài báo trình bày quan điểm và phụ lục cho tương lai cho các hướng dẫn về nhiễm trùng trong ổ bụng

1. Đóng vết mổ như thế nào? Không có sự khác biệt về tỷ lệ …