[Góc Nhi Khoa] Tiêu chảy ở trẻ em, bạn đã biết tại sao chưa?

5/5 - (1 bình chọn)

Tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, chỉ đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh cũng là một chìa khóa để điều trị hiệu quả cho bệnh nhi tiêu chảy cấp. Dưới dây là những thông tin hữu ích dễ nắm bắt về các nguyên nhân sinh vật gây tiêu chảy cấp ở trẻ.

Có ba nhóm nguyên nhân sinh vật gây tiêu chảy cấp ở trẻ gồm: Vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng.

VIRUS

  • Rotavirus: là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng cho trẻ dưới 2 tuổi. Rotavirus nhóm A là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy, chiếm khoảng 90% các trường hợp tiêu chảy và có thể gây ra các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em.
  • Các vi rút khác có thể gây tiêu chảy: Adenovirus, Enterovirus, Norovirus.

VI KHUẨN

  • Coli đường ruột Escherichia Coli (E. Coli): là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở 25% các trường hợp, có 5 typ gây bệnh: E. coli sinh độc tố ruột (ETEC), E. coli bám dính (EAEC), E. coli gây bệnh (EPEC), E. coli xâm nhập (EIEC), E. coli gây chảy máu ruột. Trong đó, E. Coli sinh độc tố ruột là tác nhân gây tiêu chảy cấp phân nước ở trẻ em và người lớn các nước đang phát triển. EPEC, EAEC, EIEC thường gây tiêu chảy kéo dài.
  • Trực khuẩn lỵ (Shigella): là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ. Trong các đợt lỵ nặng có thể xuất hiện phân tóe nước. có 4 nhóm huyết thanh: S. flexneri, S. dysenteriae, S. body, S. sonnei. Nhóm S. flexneri là nhóm bệnh phổ biến nhất tại các nước đang phát triển. Nhóm S. dysenteriae typ 1 thường gây bệnh nặng nhất và gây ra các vụ dịch.
  • Campylobacter jejuni: gây bệnh ở trẻ nhỏ, lây qua tiếp xúc với phân, uống nước bẩn, ăn sữa và thực phẩm bị ô nhiễm. C. jejuni gây tiêu chảy tóe nước 2/3 trường hợp và 1/3 trường hợp gây hội chứng lỵ và sốt.
  • Salmonella enterocolitica: do lây từ các súc vật nhiễm trùng hoặc thức ăn động vật bị ô nhiễm. Salmonella gây tiêuTất cả bài viết chảy phổ biến ở các nước sử dụng rộng rãi các lại thực phẩm chế biến sẵn. Salmonella thường gây tiêu chảy phân tóe nước. đôi khi cũng biểu hiện như hội chứng lỵ.
  • Vi khuẩn tả Vibrrio cholerae: gây tiêu chảy xuất tiết bằng độc tố tả, mất nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ em và người lớn.

KÝ SINH TRÙNG

  • Entamoeba histolytica (Amíp): xâm nhập vào liên bào đại tràng, hồi tràng gây các ổ áp xe nhỏ và loét.
  • Giardia lamblia: là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non gây tiêu chảy do giảm hấp thu.
  • Cryptosporidium: là một ký sinh trùng thuộc họ Coccidian gây bệnh ở trẻ nhỏ, trẻ bị suy giảm miễn dịch. Tiêu chảy nặng và kéo dài ở trẻ SDD hoặc AIDS.

NGUYÊN NHÂN KHÁC

  • Sai lầm chế độ ăn, dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh,…

DƯỚI ĐÂY LÀ BẢNG MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN THƯỜNG GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ

CÂU HỎI THẢO LUẬN

  1. Vì sao Rotavirus là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi? Việc phòng ngừa bằng vắc-xin có hiệu quả như thế nào?
  2. Ngoài tác nhân gây bệnh kể trên, những yếu tố nào khác có thể gây tiêu chảy ở trẻ em và làm thế nào để hạn chế nguy cơ này?

NGUỒN:

  1. Bộ Y Tế (2009), Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em, Ban hành kèm theo Quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  2. Nguyễn Thị Diệu Thúy (2020), “Tiêu chảy cấp ở trẻ em”, Bài giảng Nhi Khoa, tập 2, Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, tr. 158 – 180.
  3. Nguyễn Thị Diệu Thúy (2020), “Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em”, Bài giảng Nhi Khoa, tập 2, Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, tr. 181 – 195.
  4. Trần Tiến Phong (2016), “Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính”, Dieutri.vn.
Advertisement

Giới thiệu BS Trần Gia Tân

Tốt nghiệp Trường Y Dược, Đại học Duy Tân năm 2024. Định hướng chuyên ngành Nhi khoa. Hiện đang tu nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.

Xem các bài tương tự

Lợi ích của Saffron – Nhụy hoa nghệ tây: Có thực sự “thần kỳ”!

“Có đúng hay không khi người ta đồn rằng Saffron chống oxy hóa, chống già …