[Bệnh học] Keto và động kinh

Rate this post

– Chế độ ăn Keto (Ketogenic diet) là chế độ ăn ít tinh bột, đạm vừa phải và nhiều chất béo, nhiều rau xanh để cơ thể sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể thay vì đường glucose, trong đó có tế bào não, được áp dụng từ năm 1920 để điều trị bệnh động kinh (Epilepsy).
– Từ thời Hippocrates (460BC) đã bắt đầu sử dụng fasting (nhịn ăn) để điều trị bệnh động kinh nhờ vào quan sát lâm sàng: Bệnh nhân bị động kinh nếu cho nhịn ăn thì cơn động kinh hoàn toàn biến mất. Đó là cơ sở đầu tiên để Keto (Mimics the fasting state) ra đời.
– Năm 1921, Dr.Rawle Geyelin báo cáo việc sử dụng Intermittent fasting (Nhịn ăn gián đoạn) để điều trị động kinh trẻ em.
– Cùng năm đó, chế độ ăn Keto điều trị động kinh được Dr.Russell Wilder ở Mayo Clinic mô tả lần đầu tiên với kết quả điều trị hết sức ấn tượng: 50% bệnh nhân hết hoàn toàn co giật, 35% bệnh nhân cải thiện lâm sàng đáng kể.
– Năm 1950, trước sự ra đời của các thuốc chống động kinh (Anti-seizure medications), Keto dần bị quên lãng.
– Keto được “rediscovered” vào năm 1970 để điều trị động kinh kháng trị (Resistant Epilepsy) tại bệnh viện Johns Hopkins và hiện tại có hơn 100 ketogenic diet centers khắp nơi trên thế giới.
– Cochrane review năm 2016 ở 7 nghiên cứu RCT (Randomized controlled trials) trên 427 trẻ em và trẻ vị thành niên [1] cho thấy:
+ Sau 3 tháng, 55% bệnh nhân hết cơn co giật và có tới 85% bệnh nhân giảm hơn 50% tần suất co giật.
– Một review khác trên 16 nghiên cứu quan sát ở người lớn cho thấy trong dài hạn, chế độ ăn Keto giúp giảm đáng kể tần suất co giật, 1 số trường hợp hoàn toàn không lên cơn co giật.[2] – Một RCT khác năm 2018 cho thấy Keto giúp giảm đáng kể tần suất co giật (>25%) trên bệnh nhân người lớn bị động kinh cục bộ kháng thuốc.[3] – Các RCT khác cũng cho kết quả tương tự.[4][5] – Cơ chế bệnh sinh:
+ Giảm đường máu, giảm nồng độ insulin máu.
+ Giảm Leptin.
+ Thay đổi hệ dẫn truyền thần kinh: Tăng GABA, giảm glutamate, tăng adenosine, điều hòa kênh ion trên các tế bào não.
+ Tăng cường chức năng và hoạt động của ty thể.
+ Tăng PUFAs (Polyunsaturated fatty acids) máu tác dụng như neuroprotective.
+ Giảm quá trình viêm: Tăng tổng hợp glutathione peroxidase (an antioxidant), giảm nồng độ IL-1beta và các inflammatory

Advertisement

Nguồn: Dekiclinic Channel

Giới thiệu Thủy Tiên

Họ và tên: Hà Thuỷ Tiên Ngày sinh: 05/12/2000 Trường: sinh viên đại học tây nguyên Biệt danh khác: Azura

Check Also

[WSES 2020] Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ (SSI) trong phẫu thuật: Bài báo trình bày quan điểm và phụ lục cho tương lai cho các hướng dẫn về nhiễm trùng trong ổ bụng

1. Đóng vết mổ như thế nào? Không có sự khác biệt về tỷ lệ …