Đôi điều về táo bón của trẻ
Là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ (3% nhi, 30% tiêu hoá nhi)
Nguyên nhân: khoảng 10% do bệnh lý, 90% không do bệnh lý – cơ năng
*Triệu chứng dễ nhận thấy
Giảm số lần đi ngoài hơn bình thường
Phân to và cứng
Bé đi ngoài khó và đau
*** Táo bón cơ năng ở trẻ: hay gặp do Trẻ nín giữ phân (90%) hoặc chậm nhu động đại tràng (10%)
– Mạn tính: thời gian trên 1 tháng
– Kháng trị: thời gian điều trị trên 3 tháng
– nguyên nhân:
Trẻ chưa hoàn thiện cơ chế đi ngoài
Tâm lý trẻ, giáo dục trẻ
Dinh dưỡng
* Nín giữ phân: Là động tác của trẻ dẫn đến táo bón cơ năng hay gặp nhất ở trẻ
Khi trẻ nín giữ phân sẽ dẫn đến phân trong đại tràng lâu, khô và vón cục, trở nên to hơn, trẻ càng ngày không thể đào thải được
Nín giữ lâu ngày dẫn đến nứt hậu môn (trẻ đi ngoài càng đau càng sợ đi ngoài, càn nín lâu, và càng táo bón), són phân, chán ăn, suy dinh dưỡng chậm lớn …
Các biểu hiện phát hiện trẻ đang nín giữ phân
– Ngồi xổm
– Trẻ bắt chéo hai chân
– Gồng cứng người
– Đỏ mặt, đổ mồ hôi, khóc
– Bám vào mẹ, tường ….
– Trốn
Các ba mẹ nên quan tâm con mình trong các hành động để phát hiện hành vi ní giữ phân của trẻ nhất là khi trẻ đang táo bón. Việc tập luyện cho bé đi đại tiện phù hợp là biện pháp rất quan trọng trong điều trị và theo dõi tiến triển điều trị táo bón
Tác giả BS Cường
Link bài viết [https://www.facebook.com/photo/?fbid=168450959268898&set=gm.1596011184178167&idorvanity=858633861249240]
Xin gửi lời cảm ơn đến BS Cường đã đồng ý đăng tải bài viết lên Diễn đàn Y khoa.