[Đông máu] Bệnh học Von Willebrand Disease (VWD)

Rate this post

Von Willebrand Disease (VWD) là bài về bệnh học đầu tiên mình trình bày khi vào học nội trú. Cho tới giờ, mình vẫn mãi không bao giờ quên, nó đã thay đổi mình như thế nào. Yếu tố VWF (Von Willebrand Factor) thật sự là trung tâm của hệ thống đông cầm máu, nhưng mình hay gọi nó là “đứa con rơi” của y học nước nhà. Chúng ta đã không xem xét nó một cách đúng mức. Mình đã giành rất nhiều công sức để tìm hiểu về VWF, và mình có thể tự tin nói rằng, nếu không hiểu về VWF, thì không thể bắt đầu bước chân vào phân tích đông máu chuyên nghiệp, không thể hiểu được nhóm bệnh lý huyết khối vi mạch (TTP, HUS, DIC, HELLP), không thể hiểu được bệnh sinh của nhiều rối loạn rất phổ biến như vữa xơ động mạch,…. Ở cấp độ bệnh học, có đến 1% dân số mang gene của bệnh VWD, và chắc chắn rất nhiều bệnh nhân VWD đã bị chẩn đoán nhầm thành Hemophilia A. Hành trình tìm ra VWF cũng như VWD cũng là hành trình đầy cảm hứng, hình mẫu của sự hợp tác “lâm sàng – y sinh” trong phát hiện và khám phá bệnh học của thế kỷ 20 huyền thoại. Chính vì lẽ đó, mình đã làm bộ bài giảng về Von Willebrand gồm 2 phần, đã sẵn sàng để ra mắt. 

Advertisement

Tác giả: Bs. Phan Trúc

 

Von Willebrand – P1:

https://youtu.be/BUmx6RP3mAo

Von Willebrand – P2:

https://youtu.be/OTSkpqajOMs

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …