TIẾP NHẬN MỘT BỆNH NHÂN CÓ CHẤN THƯƠNG ĐẦU NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ ?
DIỄN ĐÀN BÁC SĨ TRẺ VIỆT NAM
=========
Chấn thương sọ não diển tiến chậm là một trong những mối nguy cơ lớn cho bác sĩ lâm sàng.
Chấn thương sọ não diển tiến chậm là một trong những mối nguy cơ lớn cho bác sĩ lâm sàng.
Lấy ví dụ:
-
- Máu tụ nhu mô não trì hoãn sau chấn thương (DTICH): được định nghĩa là hình ảnh không rõ ràng trên phim ban đầu và sau đó xuất hiện rõ trong vòng 72h. Tốn thương này chiếm khoảng 10% trong số những bệnh nhân có GCS <9điểm)
- Máu tụ ngoài màng cứng muộn (DEDH) : được định nghĩa là một máu tụ ngoài màng cứng không phát hiện trong phim CT đầu tiên, nhưng phát hiện ở phim CT sau đó. Biểu hiện điển hình kinh điển là “khoảng tỉnh” chiểm khoảng 9-10% trong tất cả các case máu tụ ngoài màng cứng.
- Máu tụ dưới màng cứng cấp tính muôn (DASDH) ít được chú ý hơn nhưng cũng chiếm khoảng 0.5 % số case máu tụ dưới màng cứng cần phẫu thuật
Khi tiếp nhận bệnh nhân có chấn thương vùng đầu khá là khó khăn đối với các bác sĩ trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế.Trong bối cảnh các bác sĩ trẻ hiện nay thường được làm việc tại khoa cấp cứu của các bệnh viện trong vòng vài tháng đến hằng năm trước khi lên khoa phòng cụ thể, mình có lược dịch phần tiếp nhận một bệnh nhân chấn thương đầu trong cuốn Handbook of Neurosurgery tái bản lần thứ 9.
Nội dung đề cập đến vấn đề phân tầng nhóm nguy cơ chấn thương sọ não gồm : nguy cơ thấp, trung bình và cao. Từ đó đưa ra hướng quản lý cho từng nhóm bao gồm việc chỉ định cận lâm sàng.Sách viết về vấn đề này bằng tiếng Việt khá là khó kiếm và tính pháp lý cũng khá yếu cũng gây khó khăn cho bs trẻ.
Nội dung bài dịch chỉ mang tính tham khảo do đó mọi quyết định chúng ta nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ có kinh nghiệm hơn.
Địa chỉ:
https://www.facebook.com/download/664831014342062/Ti%E1%BA%BFp%20nh%E1%BA%ADn%20b%E1%BB%87nh%20nh%C3%A2n%20ch%E1%BA%A5n%20th%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BA%A7u.docx?av=100023289279377&eav=AfbFCauKk_S5AewfSmeF4-FL9UewhdchjjzcZ86tnyDjyQ2bd18VQgpw868Taiujk5Y&hash=AcrajY026Lt7HmFD