[DƯỢC LÝ] Điều trị chứng gây ngủ, chống động kinh như thế nào?

Rate this post

THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ, CHỐNG ĐỘNG KINH

Thuốc ngủ là thuốc ức chế TKTW –> buồn ngủ –> giấc ngủ giống giấc ngủ sinh lý.

Các thuốc ngủ điển hình như:

+ Barbital, Phenobarbital (thuộc dẫn xuất Barbituric)

+ Hoặc Nitrazepa, Flurazepam (thuộc dẫn xuất Benzodiazepin)

+ Glutethimid (thuộc cấu trúc khác)

Thuốc an thần là thuốc giảm kích thích TKTW, giảm quá trình hung phấn ở vỏ não.

  • Thuốc chữa động kinh là những thuốc loại trừ or làm giảm tần số mức độ trầm trọng của các cơn động kinh và các triệu chứng tâm thần kèm theo.

 

Thuốc an thần gây ngủ (DẪN XUẤT BARBITURIC)

PHENOBARBITAL

Tên khác: Gardenal, Luminal, Phenobarbitone, Phenemalum

Công dụng:

  • An thần, gây ngủ, giãn cơ vân, được dùng từ 1910 để chống co giật trong các trường hợp: uốn ván, động kinh, ngộ độc, sốt cao ở trẻ em…, đến nay vẫn có giá trị.
  • Dùng chống căng thẳng thần kinh, lo lắng.
  • Dạng muối amoni được dùng làm thuốc tiền mê.

Liều dùng:

  • NL: uống an thần 20-120 mg/24h, chia 2-3 lần.
  • Uống ngủ: 100-320 mg/ lần.
  • TE uống chống co giật 2-5 mg/kg/24h

PENTOBARBITAL

Biệt dược: Nembutal, Mebubarbital, Pentobarbitone

Công dụng:

  • Thuốc an thần, gây ngủ; thường dùng dạng muối mononatri, dạng muối natri pha tiêm làm thuốc tiền mê.

Liều dùng:

  • NL uống ngủ 100mg; uống an thần 20 mg/lần * 3 lần/24h.
  • TE uống 2-6 mg/kg/24h

 

Thuốc an thần gây ngủ (DẪN XUẤT BENZODIAZEPIN)

NITRAZEPAM

Tên khác: Benzalin, Calssmin, Alodorm, Nitrazepol.

Công dụng:

  • Gây ngủ, kèm giãn cơ vân mức trung bình, kéo dài giấc ngủ 6-8h
  • Mất ngủ, khắc phục co cơ ngoài ý muốn.

Liều dùng:

  • NL uống trước lúc ngủ 5-10 mg, TE và người già uống ½ liều NL.

DIAZEPAM

Biệt dược: Seduxen, Valium.

Công dụng:

  • An thần, giãn cơ vận động, sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính.

Chỉ định:

  • Lo âu, căng thẳng, say rượu, co cơ vân.

Liều dùng:

  • NL uống 2-10 mg/lần * 2-4 lần/24h
  • TE trên 6 tháng tuổi uống 1-2,5 mg/lần.
  • Cấp tính: IV 2-25 mg/lần.

 

Thuốc an thần gây ngủ (CÓ CẤU TRÚC KHÁC)

Tên thuốc Tác dụng Liều dùng
 

Glutethimid

 

An thần, gây ngủ NL uống 0,25 – 1,0g
 

Zolpidem

 

Gây ngủ ngắn hạn NL uống 20mg
 

Meprobamat

 

An thần NL uống: 0,4 g/lần;

<= 2,4 g/24h

 

Hydroxyzin

 

An thần NL uống 0,25 g/lần

 

THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH

Động kinh là hiện tượng rối loạn chức năng não gây ra cơn co giật.

Các thuốc này có tác dụng làm tang ngưỡng kích thích của các tế bào thần kinh ở quang vùng gây ra các cơn động kinh, ngăn cản sự lan truyền các xung tác bệnh lý gây ra cơn co giật, or làm giảm sự phóng điện của các tế bào vùng tổn thương.

 

PRIMIDON

Biệt dược: Mysoline, Piramidon

Công dụng: Giống như Phenobarbital, Primidon được dùng để điều trị động kinh.

Liều dùng:

  • Ban đầu 125 mg/ngày, sau tăng dần cho tới tối đa 1,5-2 g/ngày (chia làm 3 lần).

 

PHENYTOIN (MUỐI NATRI)

Tên khác: Phenytoin tan (dạng muối Natri)

Biệt dược: Dilatin, Alepsin, Epanutin, Eptoin

Công dụng: Điều trị cơn động kinh toàn bộ (thể lớn) hay cục bộ (thể phức tạp), động kinh tâm thần vận động.

Liều dùng được điều chỉnh theo nhu cầu từng bệnh nhân, uống cùng or sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.

 

CARBAMAZEPIN

Biệt dược: Tegretol, Carbazidem, Servimazepine, Trileptal, Trimonil.

Công dụng:

  • Thuốc chống động kinh và có tác dụng hướng tâm thần, dùng uống để chữa các thể động kinh có rối loạn hoạt động tâm thần, động kinh toàn bộ và cục bộ, đặc biệt ko đáp ứng với các thuốc chữa động kinh khác ít độc hơn.
  • Ngoài ra, còn dùng điều trị bệnh đau dây thần kinh sinh ba, đau dây thần kinh lưỡi hầu tự phát. Có thể phối hợp với thuốc chống co giật khác.

Liều dùng:

  • Chữa động kinh (toàn bộ hay cục bộ): Liều NL bắt đầu 0,1-0,2 g/lần * 1-2 lần/ngày. Sau tăng dần tới 0,8-1,2 g/ngày.
  • Đau dây TK tọa sinh ba: Ngày đầu uống 0,1 g/lần * 2 lần/ngày. Sau tăng dần tối đa 1,6 g/ngày. Khi hết đau phải giảm liều dần trước khi dừng hẳn.
  • Dạng bào chế: Viên nén 100mg; 200mg; Viên nhai 100mg.

 

Y LÂM SÀNG” là dự án mới, hằng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hi vọng mang lại thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên y khoa.

#ykhoa.org

#admin: Đậucôve

Tài liệu tham khảo: Dược lý học, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học.

Giới thiệu Phương Nhi

Check Also

[WSES 2020] Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ (SSI) trong phẫu thuật: Bài báo trình bày quan điểm và phụ lục cho tương lai cho các hướng dẫn về nhiễm trùng trong ổ bụng

1. Đóng vết mổ như thế nào? Không có sự khác biệt về tỷ lệ …