[DƯỢC LÝ] Những điều cần biết về Dị Ứng Thuốc?

Rate this post

THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG

Dị ứng là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với một dị nguyên (kháng nguyên) lần thứ hai và các lần sau.

Dị ứng diễn ra gồm 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: giai đoạn mẩn cảm
  • Giai đoạn 2: giai đoạn sinh hóa bệnh
  • Giai đoạn 3: giai đoạn sinh lý bệnh

+ GĐ 1: Khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Dị nguyên sẽ kích thích tổng hợp kháng thể igE, các kháng thể igE gắn trên tế bào Mastocyte nhờ các receptor đặc hiệu.

+ GĐ 2: Khi dị nguyên lần thứ hai xâm nhập vào cơ thể, dị nguyên này sẽ kết hợp với kháng thể igE đã gắn sẵn trên màng tế bào Mastocyte. Sự kết hợp này làm tế bào Mastocyte bị vỡ ra và giải phóng các chất trung gian hóa học như: Histamin, Serotonin, Leucotrien, Brakynin.

+ GĐ 3: Các chất trung gian hóa học trên đến các cơ quan đích như phế quản, da, tim mạch, mũi, họng,… gây nên bệnh cảnh lâm sàng của dị ứng hen suyễn, sổ mũi, ngứa mề đay, phù nề, sốc phản vệ.

                        ykhoa.org

Chất trung gian hóa học quan trọng của phản ứng dị ứng là Histamin.

 

    1.Cơ chế tác dụng:

Do giữa thuốc kháng histamin và histamin có cấu trúc tương tự nhau nên thuốc kháng histamin H1 đã cạnh tranh với histamin tại receptor H1 (nằm ở thành mạch máu, phế quản, ruột, tử cung,…) làm đẩy histamin ra khỏi receptor à kìm hãm các biểu hiện của histamin.

Qua cơ chế tác dụng cho thấy thuốc kháng histamin H1 chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng à cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh đẻ phối hợp với các thuốc khác thì việc điều trị mới đạt hiệu quả cao.

   2.Phân loại: THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1

               Phân loại

Cổ điển

Thế hệ mới

Promethazine

Astemizol

Clorpheramin

Terfenadin

Dexclorpheniramin

Loratadin

Alimemazine

Certirizin

Diphenhydramin

Acrivastin

Tác dụng lên hệ TKTW

Gây buồn ngủ

Ít or ko gây buồn ngủ

 

    3.Tác dụng dược lý:

– Cơ trơn: giãn cơ trơn khí quản, tiêu hóa.

– Mao mạch: giảm tính thấm của mao mạch.

– TKTW: ức chế TKTW (thay đổi giữa các bệnh nhân tùy vào loại thuốc), các thuốc kháng histamin thế hệ mới ko có or ít có tác dụng này.

4. Nguyên tắc sử dụng:

– Phải dùng thuốc sớm

– Ko được hhai.

– Ko tiêm SC, hạn chế tiêm IV, nếu cần tiêm bắp sâu.

– Thuốc kèm theo tác dụng hạ huyết áp à nằm nghỉ sau khi uống (Promethazin)

– Một số thuốc có tác dụng gây buồn ngủ, ko nên dùng khi cần tập trung và chú ý (Vận hành máy, lái tàu xe,…)

 

THUỐC KHÁNG HISTAMIN THÔNG DỤNG

  Biệt dược

   Hoạt chất – HL

TD chính – CĐ

Chống CĐ

Dạng dùng,LD

Promethazin

Promethazin HCL

15mg

– Kháng histamin H1 gây buồn ngủ

– Các trường hợp dị ứng: ngứa, mề đay, sổ mũi, viêm khớp dị ứng, phản ứng do dùng thuốc

– Tiền mê trong phẫu thuật

– Chống nôn: say tàu xe, say sóng

TD phụ: Buồn ngủ, nặng đầu, hạ HA

Mẩn cảm, ngộ độc thuốc ngủ, mê, đang dùng IMAO, thận trọng với người đang vận hành máy móc, tàu xe. Viên bao, sirop, ống tiêm

– PO: 25mg/lần *3-4lần/ngày.

– IM sâu: 0,5-1mg/kg*3-4lần/ngày, có thể tiêm tĩnh mạch chậm or truyền 0,15-0,30mg/kg.

Chlorpheniramin

Chlorpheniramin maleat 4mg

 

– Kháng histamin H1 gây buồn ngủ

– Tương tự Promethazin nhưng mạnh hơn nên dùng liều nhỏ hơn.

 

Như trên Viên nén, sirop, ống tiêm

– PO: NL: viên 4mg/lần *3-4lần/ngày

TE: ¼ – ½ liều NL

– IV: 10-20mg/lần *1-2lần/ngày

Theralene

Alimenazine 5mg

-Đối kháng histamin H1, thuốc an thần.

– Mất ngủ ở TE và NL.
– Nôn thường xuyên ở TE
– Dị ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi) & ngoài da (mày đay, ngứa).
– Sảng rượu cấp.
– Ho khan nhiều về đêm

Mẩn cảm, Glaucoma góc hẹp. Suy gan hoặc thận nặng, động kinh, bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp, u tủy thượng thận, nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt. Trẻ < 2 tuổi. – Gây ngủ: NL: 5 – 20 mg.
TE: 0,25-0,50mg/kg/ngày.
– Mày đay, sẩn ngứa:
NL: 10 mg/lần* 2-3 lần/ngày, có thể 100 mg/ngày.
Người cao tuổi:

10 mg/lần x 1 – 2 lần/ngày.
Trẻ > 2 tuổi:

2,5-5mg*3-4 lần/ngày.
– Kháng Histamin, chống ho: NL: 5-40 mg/ngày.
TE: 0,5-1 mg/kg/ngày, chia nhiều lần.
– Sảng rượu cấp: 50-200 mg/ngày.
– Điều trị ho 5-10g,ngày tối đa 4l

Fexostad 60

Fexofenadine HCL 60mg

– Thuốc kháng histamin thế hệ II.

– Là chất chuyển hóa của Terfenadin, ko có tác dụng an thần.

– Chữa triệu chứng viêm mũi dị ứng ở NL và TE >12tuổi như hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt

TD phụ: Nhức đầu, ngứa họng

Phụ nữ có thai, cho con bú.

Trẻ <12tuổi.

Viên nén 60mg dạng HCL

Uống 60mg/lần * 2lần

Lorastad

Loratadine 10mg

– Thuốc kháng histamin H1 mạnh tác dụng kéo dài và ko gây buồn ngủ.

– Viêm mũi dị ứng, ngứa mắt, mề đay mạn tính, các rối loạn dị ứng ngoài da khác.

TD phụ: Mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng, nhịp tim nhanh.

 

Mẩn cảm, suy gan Tương tác: Ketoconazol, Ery, Cimetidine.

Advertisement

Viên nén 10mg

Sirop 5mg/5ml

 

>12tuổi: viên 10mg/ngày

Từ 2-12tuổi: dùng sirop 5mg/ngày

Cetirzin Stada 10mg

Cetirizine 2HCL 10mg

– Thuốc kháng histamin thế hệ II.

– Điều trị tình trạng ngứa và sưng do viêm mũi dị ứng kéo dài và theo mùa, cảm lạnh, nổi mày đay, phù mạch, phản ứng phản vệ, ngứa, viêm kết mạc dị ứng

TD phụ: nhịp tim đập nhanh, bồn chồn, đi tiểu ít hơn bth hay vô niệu, ngủ gà,…

Người dị ứng, mẩn cảm với thuốc, phụ nữ có thai, cho con bú, chú ý với ng điều khiển máy móc, xe cộ Viên nén. Dùng đường uống.

NL và TE >6 tuổi uống 1 viên 10 mg/ngày

NL >77tuổi: 5mg/lần/ngày, ngày dùng 1 lần.

 

Y LÂM SÀNG” là dự án mới, hằng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hi vọng mang lại thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên y khoa.

#ykhoa.org

#admin: Đậucôve

Tài liệu tham khảo: Dược lý học, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học.

Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang/

Tải Ebook y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook/

Tham gia cùng chúng tôi tại: https://forms.gle/cQ5M7AdaesKCTcjt9

 

 

Giới thiệu Phương Nhi

Check Also

[Medscape]Thử nghiệm phương pháp tránh thai bằng kháng thể kháng tinh trùng ở cừu.

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng các kháng thể liên kết với tinh trùng …