[Dược lý] Thuốc chống trầm cảm

1/5 - (1 bình chọn)

I. Tổng quan bệnh Trầm cảm

  1. Trầm cảm là bệnh gì?

Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.

  • Triệu chứng cảm xúc:
    • Tâm trạng, tư lự
    • Suy nghĩ tiêu cực, đau khổ
    • Lãnh đạm
    • Bi quan, cảm giác tội lỗi
    • Mất tính quyết định, động lực
  • Triệu chứng sinh học:
    • Chạm chạp (suy nghĩ, hành động)
    • Giảm cảm hứng
    • Rối loạn giấc ngủ
    • Rối loạn vị giác

 2.  Phân biệt Trầm cảm ( Depression)

  • Đơn cực ( Unipolar): Trầm cảm phản ứng
    • Chiếm khoảng 75%, không có tính gia đình
    • Liên quan đến stress
    • Lo lắng , bối rối
  • Lưỡng cực ( Bipolar) : Trầm cảm nội sinh
    • Chiếm khoảng 25%, có tính gia đình
    • Không liên quan đến stress
    • 35-60% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực trải qua một giai đoạn trầm cảm nặng trước khi bị giai đoạn hưng cảm

Nền tảng hóa của trầm cảm – Giả thiết monoamine

Giả thiết quan trọng đầu tiên về trầm cảm được đề xuất cách nay 30 năm gợi ý rằng các triệu chứng chủ yếu của trầm cảm là do tình trạng giảm sút chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh monoaminergic ở não như norepinephrine (NE), 5 – HT và/hay dopamine (DA) trong khi hưng cảm được nghĩ là do sự gia tăng chức năng quá mức các monoamine tại các khớp nối thần kinh quan trọng trong não.  Bằng chứng về giả thiết này xuất phát từ những quan sát lâm sàng và thực nghiệm trên động vật cho thấy loại thuốc chống tăng huyết áp reserpine có thể làm mất đi sự dự trữ NE, 5 – HT và DA ở trước khớp nối thần kinh và gây ra một hội chứng giống như trầm cảm. Ngược lại với tác dụng của reserpine người ta lại thấy hành vi hưng cảm và tăng hoạt động xuất hiện ở vài bệnh nhân điều trị bằng iproniazid, là một loại thuốc tổng hợp dùng điều trị bệnh lao và gây tăng nồng độ NE và 5 – HT trong não qua việc ức chế men chuyển hoá MAO.

II. Các nhóm thuốc chống trầm cảm:

  1. Nhóm ức chế tái hấp thu hồi 

a.  SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitor): là nhóm thuốc chống trầm cảm được kê đơn thường xuyên nhất.

  • Thuốc khởi đầu: Fluoxetin, paroxetin, fluvoxamin, sertralin,…
  • Cơ chế tác động:
    • Ức chế tái thu hồi serotonin–> tăng nồng độ serotonin ở synap
    • Hiệu quả lâm sàng: đến chậm sau vài tuần ( khoảng 2 tuần)
  • Dược động học:
    • Hấp thu qua đường uống
    • T1/2 dài ( >= 24 giờ)
    • Fluoxetin–> norfluoxetin có hoạt tính
  • Chỉ định:
    • Trầm cảm
    • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
    • Rối loạn lo âu, lo sợ
    • Rối loạn ăn uống
  • Tác dụng phụ:
    • Hội chứng Serotonin: hiếm nhưng nguy hiểm
    • Tự tử
    • Rối loạn tình dục
    • Kích thích tiêu hóa ( đau quặn, tiêu chảy, nôn mữa)
    • Lo sợ, mất ngủ
  • Chống chỉ định:
    • Sử dụng đồng thời SSRI và MAOi –> hội chứng Serotonin–> cần 1-2 tuần đào thải sạch
    • Sử dụng đồng thời với Thioridazin–> tăng kéo dài QT của thiaridazin–> ngưng 2-5 tuần (tùy 1/2)
    • Citalopram + pimozid : kéo dài QT

b. TCA ( Tri cyclic antidepressant)

  • Thuốc khởi đầu: amitriptyline (Elavil), imipramine (Tofranil), desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan), và nortriptyline (Pamelor)….
  • Cơ chế tác dụng :
    • Ức chế tái thu hồi 5- HT và NA –> tăng nồng độ 5- HT
    • TCA đối kháng M- receptor, H1- receptor, alpha receptor
    • Hiệu quả lâm sàng: đến chậm sau vài tuần ( khoảng 2 tuần)
  • Dược động học :
    • Hấp thu qua đường uống’
    • Nortriptylin là chất chuyển hóa của amitriptyline
    • Chuyển hóa bởi CYP 450
  • Chỉ định:
    • Trầm cảm
    • Đau mạn tính ( đau thần kinh)
  • Chống chỉ định:  Sử dụng đồng thời TCA và MAOi–> hội chứng serotonin–> cần 1-2 tuần đào thải
  • Tương tác: amitriptyline, imipramine , doxepin, clomipramin : ức chế CYP2C19

c. SNRI (Serotonin Norepinephrin Reuptake Inhibitor )

  • Thuốc khởi đầu: venlafaxine, duloxetine, desvenlafaxine,…
  • Cơ chế tác dụng :
    • ức chế tái thu hồi 5-HT và NA–> tăng nồng độ 5- HT, NA ở synap
    • Venlafaxin: 5- HT>>> NA
    • Hiệu quả lâm sàng: đến chậm sau vài tuầ( khoảng 2 tuần)
  • Dược động học:
    • Hấp thu qua đường uống
    • T1/2 ngắn hơn SSRI
    • Venlafaxin chuyển hóa thành desvenlafaxin
    • Milnacipran: ít bị chuyển hóa
  •  Chỉ định:
    • Trầm cảm
    • Rối loạn lo âu tổng quát
    • Rối loạn lo âu xã hội
    • Lo sợ
  • Tác dụng phụ
    • Kích thích tiêu hóa : đau quặn, tiêu chảy
    • Hoa mắt, chóng mặt
    • Mất ngủ
    • Rối loạn tình dục
    • Chảy mồ hôi
    • Khô miệng
    • Tăng huyết áp ( lệ thuộc liều)
  • Chống chỉ định:
    • Sử dụng đồng thời SNRI và MAOi–> hội chứng serotonin–> cần 1-2 tuần đào thải sạch

d. NRI (Norepinephrine Reuptake Inhibitor)

  • Thuốc : reboxetin, atomoxetin, bupropion
  • Cơ chế tác động:
    • Ức chế tái hấp thu NA–> tăng nồng độ NA ở synap
    • Bupropion ức chế tái hấp thu NA và DA
    • Hiệu quả lâm sàng kém hơn TCA
  • Dược động học:
    • Hấp thu qua đường uống
    • T1/2 ngắn, thường sử dụng liều 2 lần mỗi ngày
    • Chuyển hóa ở gan
  •  Chỉ định:
    • Trầm cảm
    • Rối loạn tăng động thiếu chú ý: atomoxetin
    • Cai thuốc lá : Bupropoin
  • Chống chỉ định:
    • Động kinh, dùng chung với MAOi

2. Monoamin receptor antagonist (NaSSA) 

  •  Thuốc: mianserin, mirtazapin
  • Cơ chế tác dụng:
    • Chẹn alpha2- autoreceptor và alpha2- heteroreceptor–> giảm cơ chế phản hồi ngược –> tăng dẫn truyền Noradrenecgic, serotonergic
    • Advertisement
    • Chẹn 5- HT2–> tăng dẫn truyền qua 5- HT1
    • Chẹn 5- HT3–> giảm tác dụng phụ
    • Chẹn H1–> an thần
    • Hiệu quả lâm sàng: đến chậm sau vài tuần( khoảng 2 tuần)
  • Dược động học :
    • Hấp thu qua đường uống
    • T1/2 20-40h
    • Chuyển hóa ở gan, đào thải qua thận–>giảm liều ở bệnh gan , thận, người cao tuổi
  • Chỉ định:
    • Trầm cảm
    • Thích hợp cho: nguy cơ loét dạ dày cao, cần an thần, thay SSRI
  • Chống chỉ định:
    • Sử dụng đồng thời với MAOi–> hội chứng serotonin

3. Monoamin Oxidase Inhibitor ( MAOi): chỉ định hạn chế, lựa chọn sau cùng cho bệnh nhân nặng

  • Ức chế chọn lọc MAO- B: Selegilin, rasagilin
  • Ức chế chọn lọc MAO- A: moclobemid
  • Ức chế không chọn lọc, không thuận nghịch MAO-A: Phenelzin, tranylcypromin
  • Cơ chế tác động:
    • Ức chế MAO–> ức chế phân giải NA, 5-HT, DA
    • Hiệu quả lâm sàng: đến chậm sau vài tuần ( khoảng 2 tuần)
  • Dược động học:
    • Hấp thu qua đường uống
    • T1/2 ngắn
    • Chuyển hóa ỏ gan
  • Chỉ định:
    • Trầm cảm
    • MAO-B: parkinson
  • Chống chỉ định
    • Sử dụng với SSRI, TCA, SNRI,..
    • Thức ăn nhiều tyramin

Nguồn:  Dược lý học

 

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Nội tiết] Thuốc điều trị đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là gì? Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2017 “ …