[GIẢI PHẪU SỐ 20] Ổ MIỆNG

Rate this post

 

 

 

1. CẤU TẠO CHUNG
Ổ miệng (cavum oris) là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, chứa nhiều cơ quan như tuyến nước bọt, răng, lưỡi, có chức năng quan trọng trong nhai, tiết nước bọt, nuốt, nếm và nói.

1.1. GIỚI HẠN CỦA Ở MIỆNG (H.20.1).


– Phía trước thông với bên ngoài qua khe miệng (rima oris).
– Phía sau thông với hầu qua eo họng (isthmus faucium).
– Các thành bên là má và môi.
– Phía trên là khẩu cái cứng và khẩu cái mềm.
– Phía dưới hay nền miệng có xương hàm dưới, lưỡi và vùng dưới lưỡi.

1.2. CÁC PHẦN CỦA Ở MIỆNG.
8 miệng được chia làm hai phần bởi cung răng lợi, phía trong là ở miệng chính, phía ngoài là tiền đình miệng.
1.2.1. Tiền đình miệng (Vestibulum oris). Là một khoang hình móng ngựa nằm giữa môi, má và cung răng lợi. Khi ngậm miệng, tiền đình miệng thông với ổ miệng chính qua hai lỗ bên nằm phía sau răng cối cuối cùng. Tuyến nước bọt mang tai có ống tuyến đổ ra tiền đình miệng ở lỗ đối diện với răng cối trên thứ hai.

1.2.2. Ổ miệng chính (cavum oris proprium). Có lưỡi di động, có các ống của tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi đổ vào.

1.3. Môi (Cabia oris). Là thành trước di động của miệng, nằm chung quanh khe miệng, cách rãnh lợi bởi tiền đình miệng, gồm có môi trên (labium superius) và môi dưới (abium inferius) gặp nhau ở hai bên gọi là mép môi (commissura Labiorum). Mặt trong mỗi môi có hãm môi trên và hãm môi dưới (frenulum labi superioris et inferioris). Môi được cấu tạo bởi các lớp sau đây : phía ngoài là da có nhiều lông và râu, phía trong là lớp niêm mạc, liên tục với da phía ngoài và lớp niêm mạc của tiền đình miệng ở phía trong. Lớp dưới niêm mạc có nhiều tuyến mồi (gl.labiales). Giữa da và niêm mạc là lớp cơ vân gồm có cơ vòng miệng và nhiều cơ khác (xem bài Cơ và mục đầu mặt cổ).

1.4. MÁ (bucca). Là thành bên của miệng. Má được cấu tạo phía ngoài là da, dưới da là các Cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, chủ yếu là cơ mút và phía ngoài cơ này là mạc má hầu (fascia buccopharyngea). Bên trong cùng là niêm mạc miệng (tunica mucosa oris) liên tục với niêm mạc môi. Giữa cơ và niêm mạc là khối mỡ má (corpus adiposum buccae).

1.5. KHẨU CÁI CỨNG (palatum durum).
– Phần xương gồm có mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái.
– Lớp niêm mạc phủ mặt miệng của khẩu cái cứng dính chặt vào xương, liên tục với lợi phủ mỏm huyệt răng xương hàm trên và khẩu cái mềm phía sau. Ở giữa có đường giữa khẩu cái (raphe palati), phía trước có các nếp khẩu ngang (plicae palatinae transversae).
– Lớp dưới niêm mạc có nhiều tuyến khẩu cái gì. palatinae) tiết chất nhầy

1.6. KHẨU CÁI MỀM (palatum molle).
Có hai mặt : mặt trước (miệng) và mặt sau (hầu). Phía trước dính vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành hầu. Khẩu cái mềm còn gọi là màn khẩu cái (belum palatinum), ở giữa có lưỡi gà khẩu cái (usula palatina) rủ xuống dưới. Mỗi bên khẩu cái mềm có hai nếp chạy xuống phía dưới gọi là cung khẩu cái lưỡi (arcus palatoglossus) ở phía trước và cung khẩu cái hầu (arcus palatopharyngeus) ở phía sau. Giữa hai cung là hố hạnh nhân (fossa tonsillaris), trong có chứa tuyến hạnh nhân khẩu cái (tongilla palatina).
Khẩu cái mềm được cấu tạo bởi bên ngoài là lớp niêm mạc, bên trong là cân khẩu cái, các cơ, mạch máu và thần kinh (xem bài Hầu). Khẩu cái mềm đóng eo họng trong khi nuốt và góp phần vào chức năng phát âm. Khẩu cái mềm gồm 5 cơ : cơ nâng màn khẩu cái (m, levator Deli palatini), cơ căng màn khẩu cái (m, tensor Deli palatini), cơ lưỡi gà (m, uuulae), cơ khẩu cái lưỡi (m.palatoglossus) và cơ khẩu cái hầu (m. palatopharyngeus) (H.21.4).

2. CÁC TUYẾN NƯỚC BỌT
Tuyến nước bọt gồm ba cặp tuyến lớn : tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác là các tuyến mồi, tuyến má, tuyến hàm, tuyến khẩu cái và tuyến lưỡi.

2.1. TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI (H.20.7). Tuyến nước bọt mang tai (glandula parotis) là tuyến nước bọt lớn nhất, có ba mặt, ba bờ và hai cực.
2.1.1. Hình thể ngoài và liên quan.

2.1.1.1. Các mặt :

– Mặt ngoài (mặt nông) phủ bởi da, tấm dưới da, cơ bám da cổ.
– Mặt trước : liên quan với ngành xương hàm dưới, cơ cắn và cơ chân bướm trong ngăn cách với tuyến dưới hàm bởi dây chằng chân bướm hàm.
– Mặt sau : Liên quan với mặt trước mỏm chũm, bờ trước cơ ức đòn chũm, bụng sau cơ hai thân, cơ trầm móng, ống tai ngoài, phần nhĩ của xương thái dương và nền mỏm trâm. Phần dưới của mặt này tựa vào động mạch và tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh mặt.

2.1.1.2. Các bờ :
– Bờ trước : Có ống tuyến mang tai (ductus parotideus) đi ra. Phía trên ống tuyến có thể có tuyến mang tai phụ (glandula parotis accessoria) (20% các trường hợp). Các nhánh của dây thần kinh mặt có thể ra từ bờ này.
– Bờ sau : đi dọc theo tai ngoài, mỏm chũm và bờ trước cơ ức đòn chũm. – Bờ trong : nằm trong sâu.

2.1.1.3. Hai cực :
– Cực trên ; có một mỏm tuyến đi ra phần sau của hố hàm, phía sau lồi cầu xương hàm dưới và liên quan với ống tai ngoài, động mạch thái dương năng, thần kinh tại thái dương.
– Cực dưới : nằm giữa cơ ức đòn chũm và góc hàm, phía trong là tĩnh mạch, động mạch cảnh trong và thần kinh hạ thiệt.

2.1.2. Hình thể trong
Dây thần kinh mặt và các nhánh của nó đi xuyên qua tuyến mang tai, phân chia tuyến ra làm hai phần: phần nông (pars superficialis) và phần sâu (pars profunda). Giữa hai phần là eo tuyến năm gần bờ sau ngành xương hàm dưới.

2.1.3. Ống tuyến mang tai (ductus parotideus) di ra từ bờ trước của tuyến, qua mặt trước cơ cắn, uốn cong theo bờ trước cơ này xuyên qua khối mỡ má, cơ mút và đổ ra một lỗ nhỏ ở má, đối diện với răng cối trên thứ hai.

2.1.4. Mạc tuyến mang tai (fascia parotidea). Mạc tuyến được cấu tạo bởi lá nông mạc cổ.
Các thành phần đi bên trong ô tuyến mang tai là các hạch bạch huyết ở nồng nhất, rồi đến các dây thần kinh tai lớn đi phía sau dưới của tuyến, thần kinh mặt đi vào mặt sau tuyến phân nhánh và chui ra ở bờ trước tuyến, thần kinh tại thái dương chui vào tuyến từ phía sau khớp thái dương hàm và ra khỏi tuyến ở cực trên. Tĩnh mạch sau hàm nằm sâu hơn thần kinh và động mạch cảnh ngoài nằm sâu nhất.

2.2. TUYẾN NƯỚC BỌT DƯỚI HÀM (glandula submandibularis) H.20.6).

2.2.1. Hình thể ngoài và liên quan.

Tuyến nước bọt dưới hàm gồm có hai phần: phần nông và một mỏm nằm sâu ở mặt trong cơ hàm móng.
– Phần nông : nằm trong tam giác dưới hàm (xem phần Tam giác cổ trong bài Cơ và mạc đầu mặt cổ), có ba mặt : nông, sâu, và bên.
* Mặt nông phủ bởi da, tấm dưới da và cơ bám da cổ và liên quan với tĩnh mạch mặt, các nhánh cổ của thần kinh mặt, các mạch bạch huyết.

* Mặt sâu áp vào mặt ngoài cơ hàm móng, cơ móng lưỡi, cơ trầm móng và bụng sau cơ hai thân. Giữa mặt sâu và cơ hàm móng là thần kinh hàm móng, động mạch dưới cằm. Ngoài ra còn liên quan với thần kinh hạ thiệt, tĩnh mạch lưỡi và động mạch lưỡi.
– Mỏm sâu hình lưỡi, phía trước có ống tuyến dưới hàm, phía dưới liên quan với thần kinh lưỡi và hạch dưới hàm.

2.2.2. Ống tuyến dưới hàm (ductus submandibularis)đi ra từ mỏm sâu, chui vào trong và đổ ra một lỗ nằm hai bên hãm lưỡi, nơi có cục dưới lưỡi (caruncula sublingualis).

2.2.3. Mạc tuyến dưới hàm do lá nông mạc cổ tạo nên.
2.3. TUYẾN NƯỚC BỌT DƯỚI LƯỠI (glandula sublingualis) (H.20.8).
2.3.1. Hình thể ngoài và liên quan.

Là tuyến nước bọt nhỏ nhất nằm hai bên sàn miệng, phía dưới lưỡi. Tuyến có hình bầu dục được mô tả như sau : Bờ trên phủ bởi nếp dưới lưỡi (plica sublingualis), có những ống nhỏ của tuyến đổ ra đây. Bờ dưới tựa vào cơ hàm móng. Mặt ngoài nằm trong hõm dưới lưỡi xương hàm dưới. Mặt trong tiếp xúc với cơ cằm móng, cơ móng lưỡi, thần kinh lưỡi, động mạch lưỡi sâu, ống tuyến dưới hàm. Cực trước gần đường giữa. Cực sau liên quan với mỏm sâu của tuyến dưới hàm.
2.3.2. Các ống tiết của tuyến dưới lưỡi (ductus sublinguales). Có 5 – 15 ống tiết nhỏ (ductus sublinguales minores) đổ ra ở nếp dưới lưỡi. Ông tiết lớn (ductus sublingualis major) đổ ra ở cục dưới lưỡi.
2.3.3. Mạc tuyến. Không có mạc rõ ràng.
3. RĂNG – LỢI

3.1. LỢI (gionee). Che phủ tất cả các lỗ huyệt răng của xương hàm trên và xương hàm dưới, được cấu tạo bởi mô xơ, phủ bởi niêm mạc và liên tục với niêm mạc tiền đình miệng ở phía ngoài và niêm mạc khẩu cái, nền miệng ở phía trong.

3.2. RĂNG (dentes) (H.20.2). Là một cấu trúc đặc biệt có nhiệm vụ cắt, xé và nghiền thức ăn khi nhai.

 

3.2.1. Cấu tạo của răng. Mỗi răng có mô liên kết đặc biệt là tủy răng (pulpa dentis), phủ bởi ba lớp mô canxi là ngà răng (dentinum), men răng đenamelum) và chất xương răng (cementum). Bên ngoài có thể có đá răng do muối canxi của nước bọt đọng lại.

3.2.2. Các phần của răng. Mỗi răng gồm có (H.20.2A):
– Thân răng (corona dentis) là phần răng được phủ lớp men răng. Thân răng lâm sàng (corona clinica) là phần thân răng nhỏ vào ô miệng.
– Chân răng (radix dentis) là phần phủ bởi chất xương răng nằm trong huyệt răng.
– Cổ răng (collum dentis) là phần nối liền thân và chân răng.
Trong mỗi răng có buồng tủy răng (cabum dentis) gồm hai phần là buồng thân răng (cabum coronale) và ống chân răng (canalis radicis dentis), ống này mở ra bởi một hay nhiều lỗ gọi là lỗ đỉnh chân răng (foramen apicis dentis). Thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết chui vào buồng tủy qua các lỗ này.
Các răng trước gồm có răng cửa và răng nanh và các răng sau gồm có răng tiền cối và răng cối.
Vì cung răng cũng như hình chữ C nên các mặt răng được xác định như sau :
– Mặt giữa (facies mesialis) là mặt trong của các răng trước nhưng lại là mặt trước của các răng sau.
– Mặt xa facies distalis) là mặt ngoài của các răng trước nhưng là mặt sau của các răng sau. Hai mặt này là mặt tiếp xúc (facies contactus).
– Mặt tiền đình (facies vestibularis) là mặt đối diện với tiền đình miệng.
– Mặt lưỡi (facies lingualis) là mặt đối diện với lưỡi.
– Mặt khép (facies occlusalis) là mặt tiếp xúc với răng của hàm đối diện khi cắn chặt hai hàm răng lại, còn gọi là mặt nhai (facies masticatorius).

3.2.3. Phân loại răng

3.2.3.3. Đặc điểm từng loại răng :

– Răng cửa (dentes incisioi) để cắt thức ăn, có mặt lưỡi hình tứ diện, đỉnh của tứ diện hướng về phía chân răng lồi lên được gọi là đại (cingulum). Mặt lưỡi đôi khi có gờ dọc ở hai bờ gọi là răng cửa hình xẻng. Hai răng cửa của mỗi hàm được phân biệt là răng trong và răng ngoài.
– Răng nanh (dentes canini) dài, chỉ có một núm (cuspis dentis), thân răng thật cao dùng để xé thức ăn.
– Răng tiền cối (dentes premolares) còn gọi là răng hai núm (bicuspis), dùng để nghiền thức ăn.
– Răng cối (dentes molares) thân răng có ba núm. Răng cối trên có ba chân răng, răng cối dưới có hai chân răng. Chân răng cối trên nằm sát sàn xoang hàm trên nên khi nhiễm trùng tủy răng thường gây nên viêm xoang hàm.

Advertisement

4. LƯỠI

4.1. MÔ TẢ
Lưỡi (Cingula) là cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm ở nền miệng và ở phía trước hầu, có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và nếm. Lưỡi có các phần sau đây :

4.1.1. Mặt lưng lưỡi (dorsum linguae) (H.20.3).

Phía sau có một rãnh hình chữ V mà đỉnh chữ V quay ra phía sau gọi là rãnh tận cùng (sulcus terminalis). Phía trước rãnh là thân lưỡi (corpus linguae) và phía sau rãnh là rễ lưỡi (radix linguae). Trên mặt lưng, ở đỉnh rãnh có lỗ tịt (foramen cecum linguae). Niêm mạc lưng lưỡi lởm chởm, nhiều nhú. Có 5 – 6 loại nhú (papillae linguales) sau đây : nhú dạng chỉ (papillae filiformes), nhú dạng nón (papillae conicae), nhú dạng nấm (papillae fungiformes), nhú dạng đài (papillae ballatue), nhú dạng lá (papillae foliatae).

4.1.2. Mặt dưới lưỡi. Liên quan với nền miệng. Niêm mạc ở đây mỏng trơn và không có gai. Ở giữa có hãm lưỡi (frenculum linguae), hai bên hãm có cục dưới lưỡi, tại đây có ống tiết của tuyến nước bọt dưới hàm.

4.1.3. Rễ lưỡi (radix linguae), Lưỡi dính vào mặt trên nắp thanh môn bởi ba nếp, một nếp giữa và hai nếp bên gọi là nếp lưỡi – nắp thanh môn (plica glossoepiglottica, mediana et lateralis). Giữa các nếp có hai hố còn gọi là thung lũng nắp thanh môn (callecula epiglottica). Khi ăn bị hóc, xương hay bị mắc vào đó. Ở dưới lớp niêm mạc của mặt lưng rễ lưỡi sau rãnh chữ V có nhiều nang bạch huyết (folliculi linguales) còn gọi là hạnh nhân lưỡi (tonsilla lingualis)

4.2. CẤU TẠO. Gồm có khung của lưỡi và các cơ.

4.2.1. Khung của lưỡi (H.20.4). Gồm xương móng và các cân. Các cân gồm có cân lưỡi và vách lưỡi.


– Cân lưỡi (aponeurosis linguae) nằm theo mặt phẳng đứng ngang, cao 1,0 cm, phía dưới bám vào bờ trên xương móng, từ đó đi thẳng lên trên và lẫn vào bề dày của lưỡi.
– Vách lưỡi (septum linguae) nằm theo mặt phẳng đứng dọc, hình liềm dính vào chính  giữa mặt trước cân lưỡi. Vách lưới ngăn cách các cơ lưỡi làm hai nhóm phải và trái.

4.2.2. Các cơ của lưỡi (H.20.6). Có 15 cơ, gồm hai loại:

 

4.2.2.1. Các cơ ở ngay trong lưỡi : Thường bám vào khung lưới và tận hết trong lưỡi, gồm có : các cơ dọc lưỡi trên và dưới (mm. longitudinalis linguae, superior et inferior), cơ ngang lưỡi (m. transversus linguae) và cơ thẳng lưỡi (m, verticalis linguae). Riêng cơ dọc lưỡi trên là một cơ lẻ. Các cơ khác đều là cơ chẵn.

 

4.2.2.2. Các cơ ngoại lai (H.20.5). Đi từ các bộ phận lân cận đến lười, gồm có cơ cằm lưỡi (m. genioglossus), cơ móng lưỡi (m.hyoglossus), cơ trâm lưỡi (m.styloglossus) và cơ sụn lưỡi (m. chondroglossus).

4.3. ĐỘNG MẠCH LƯỠI (a.lingualis) (H.20.9).

 


Tách từ động mạch cảnh ngoài ở khoảng 1,0 cm phía trên động mạch giáp trên, chạy ra trước vào khu trên móng. Lúc đầu nằm áp vào cơ khít hầu giữa, sau đó nằm giữa cơ này và cơ móng lưỡi. Muốn tìm động mạch phải rạch cơ móng lưỡi trong tam giác giới hạn bởi : bụng sau cơ hai thân, bờ sau cơ mống lưỡi và xương móng.

Nguồn: Bài giảng Giải phẫu học – Chủ biên: Nguyễn Quang Quyền
Xem tất cả các bài giải phẫu tại: https://ykhoa.org/category/chuyen-nganh-y-2/y-học-co-so/giai-phau

Giới thiệu nghuyen

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 21] HẦU

1. ĐẠI CƯƠNG Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu …