Chia sẻ
5/5 - (1 vote)
1. ĐẠI CƯƠNG
Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu hóa (H.21.1). Hầu tạo bởi một ống xơ cơ, đi từ nền sọ tới bờ dưới sụn nhẫn (ngang mức đốt sống cổ C6). Ở đây hầu nối tiếp với thực quản (H.21.2).
Hầu dài khoảng 12cm, dẹt từ trước ra sau, rộng nhất ở dưới nền sọ (khoảng 5,0cm đường kính) và hẹp nhất ở chỗ nối với thực quản (khoảng 2,5cm).
Hầu dài khoảng 12cm, dẹt từ trước ra sau, rộng nhất ở dưới nền sọ (khoảng 5,0cm đường kính) và hẹp nhất ở chỗ nối với thực quản (khoảng 2,5cm).
2. CẤU TẠO CỦA HẦU
Từ ngoài vào trong, thành hầu được tạo bởi ba lớp: lớp cơ hầu, tấm dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
2.1. LỚP CƠ HẦU (tunica muscularis pharyngis).
Có năm cặp cơ vân, gồm:
2.1.1. Ba cặp cơ khít hầu tạo thành lớp cơ bọc bên ngoài
– Cơ hít hầu trên
– Cơ hít hầu giữa
– Cơ hít hầu dưới
Ba cơ khít hầu để hở ở mặt trước, nơi có mũi, miệng, thanh quản dẫn vào hầu. Các cơ này đều có hình quạt giống như cán quạt. Mỗi cơ bám vào xương hàm dưới, xương móng hoặc các sụn thanh quản. Về phía sau, mỗi cơ tỏa rộng ra và nối với cơ bên đối diện ở vách giữa hầu (raphe pharyngis). Ở đây, các cơ chồng lên nhau một phần : cơ khít hầu dưới chồng lên cơ khít hầu giữa, cơ khít hầu giữa chồng lên cơ khít hầu trên. L Các bờ trên và bờ dưới các cơ đều lõm. Riêng chỗ lõm giữa bờ trên cơ khít hầu trên và nền sọ được che kín bởi mạc hầu nền (fascia pharyngobasilaris).
– Cơ khít hầu trên bám vào móc của mỏm chân bướm, tạo thành phần chân bướm hầu (pars pterygopharyngea), vào vách giữa chân bướm hàm (raphe pterygomandibularis) tạo thành phần má hầu (pars buccopharyngea), vào đường hàm móng của xương hàm dưới, tạo thành phần hàm hầu (pars mylopharyngea) và vào phần bên các cơ lưỡi, tạo thành phần lưỡi hầu (pars glossopharyngea).
– Cơ khít hầu giữa bám vào sừng nhỏ xương máng tạo thành sụn hầu (pars chondropharyngea), vào sừng lớn xương máng tạo thành phần sừng hầu (pars ceratopharyngea).
– Cơ khít hầu dưới bám vào đường chéo sụn giáp tạo thành phần giáp hầu (pars thyropharyngea), vào sụn nhân tạo thành phần nhẫn hầu (pars cricopharyngea).
– Cơ khít hầu giữa bám vào sừng nhỏ xương máng tạo thành sụn hầu (pars chondropharyngea), vào sừng lớn xương máng tạo thành phần sừng hầu (pars ceratopharyngea).
– Cơ khít hầu dưới bám vào đường chéo sụn giáp tạo thành phần giáp hầu (pars thyropharyngea), vào sụn nhân tạo thành phần nhẫn hầu (pars cricopharyngea).
Có nhiều cấu trúc đi qua các khe giữa các cơ khít hầu (H.21.9):
* Thần kinh quặt ngược thanh quản và động mạch thanh quản dưới, đi vào hầu qua khe giữa cơ khít hầu dưới và thực quản.
* Nhánh trong thần kinh thanh quản trên và mạch máu giáp trên qua khe giữa cơ khít hầu dưới và cơ khít hầu giữa.
* Cơ trầm hầu và thần kinh thiệt hầu, qua khe giữa cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu trên. * Vòi tai, cơ nâng màn hầu, động mạch khẩu cái lên đi qua khe giữa cơ khít hầu trên và nền sọ.
* Thần kinh quặt ngược thanh quản và động mạch thanh quản dưới, đi vào hầu qua khe giữa cơ khít hầu dưới và thực quản.
* Nhánh trong thần kinh thanh quản trên và mạch máu giáp trên qua khe giữa cơ khít hầu dưới và cơ khít hầu giữa.
* Cơ trầm hầu và thần kinh thiệt hầu, qua khe giữa cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu trên. * Vòi tai, cơ nâng màn hầu, động mạch khẩu cái lên đi qua khe giữa cơ khít hầu trên và nền sọ.
2.1.2. Hai cặp cơ tạo thành lớp cơ dọc bên trong (H.21.4).
– Cơ trầm hầu (m. stylopharyngeus) : từ mỏm trâm đến thành hầu giữa cơ khít hầu trên và cơ khít hầu giữa.
– Cơ vòi hầu (m. salpingopharyngeus) : từ vòi tai đến thành hầu. Bên ngoài cơ, thành hầu được bao bọc bởi mạc má hầu (fascia buccopharyngea).
2.2. TẤM DƯỚI NIÊM MẠC (tela submucosa).
Ở thành sau và thành ngoài của hầu, lớp mô tế bào giữa lớp niêm mạc và lớp cơ hầu biệt hóa thành mạc trong hầu. Lớp này dài nhất và chắc nhất ở họng (hố hạnh nhân).
2.3. LỚP NIÊM MẠC (tunica mucosa).
Ở trong cùng, có nhiều tuyến hầu (gl. pharyngea). Lớp này sẽ được mô tả kỹ ở phần hình thể trong.
3. HÌNH THỂ TRONG CỦA HẦU
Như ta biết, các lỗ đổ vào thành trước hầu dẫn đến ổ mũi, ổ miệng và ổ thanh quản. Do đó hầu được chia làm ba phần: phần mũi, phần miệng và phần thanh quản (H.21.2).
3.1. PHẤN MŨI (pars nasalis).
Phần mũi còn gọi là tị hầu nằm trên khẩu cái mềm và sau ổ mũi. Phía trước là thành bên hai lỗ mũi sau, khoảng 1,0cm sau xoăn mũi dưới là lỗ hầu của vòi tại (ostium pharyngeum tubae auditiuae) (H.21.8) hình tam giác, thông với hòm nhĩ cho nên nhiễm trùng phần mũi có thể lan đến hòm nhĩ. Bờ sau lỗ này lồi lên, tạo thành gờ vòi (torus tubarius) do sụn vòi tại đây vào. Bờ dưới cũng lồi, do cơ nâng màn khẩu cái đội lên, tạo thành gờ cơ nâng (torus levatorius). Bờ trước có nếp vòi khẩu cái (plica salping opalatina). Quanh lỗ này, nhất là ở trẻ con, có nhiều mô bạch huyết, tạo thành hạnh nhân vòi (tonsilla tubaria). Khi các mô này bị viêm, có thể làm bít lỗ hầu vòi tai, gây rối loạn thính giác. Phía sau dưới của lỗ hầu vòi tại là nếp vòi hầu (plica salpingopharyngea) do cơ cùng tên tạo nên. Phía sau lỗ hầu vòi tai là một khe đọc gọi là ngách hầu (recessus pharyngeus).
Thành trên : là vòm hầu (fornix pharyngis), nằm bên dưới thân xương bướm và phần nền xương châm (H.21.2). Ở đây có nhiều mô bạch huyết kéo dài đến thành sau, gọi là hạnh nhân hầu (tongilla pharyngea), khi phì đại có thể làm ngạt thở.
Thành sau : là phần niêm mạc trải từ giữa phần nền xương chẩm đến cung trước đốt đội.
Thành trên : là vòm hầu (fornix pharyngis), nằm bên dưới thân xương bướm và phần nền xương châm (H.21.2). Ở đây có nhiều mô bạch huyết kéo dài đến thành sau, gọi là hạnh nhân hầu (tongilla pharyngea), khi phì đại có thể làm ngạt thở.
Thành sau : là phần niêm mạc trải từ giữa phần nền xương chẩm đến cung trước đốt đội.
3.2. PHẦN MIỆNG (pars oralis).
Phần miệng còn gọi là khẩu hầu, nằm dưới khẩu cái mềm (palatum molle), sau miệng và 1/3 sau lưỡi.
Thành trước thông với ổ miệng bởi eo họng (H.21.4). Eo họng (isthmus faucium) giới hạn bên trên là lưỡi gà khẩu cái quoula palatina) và bờ tự do của khẩu cái mềm, bên ngoài là cung khẩu cái lưỡi (arcus palatoglossus) và tuyến hạnh nhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi ở vùng rãnh tận cùng. Thung lũng nắp thanh môn (callecula epiglottica) là một lõm giữa nắp thanh môn và rễ lưỡi, nằm hai bên nếp lưỡi nắp giữa (plica glossoepiglottica mediana) và giới hạn bên ngoài bởi nếp lưỡi nắp bên (plica glossoepiglottica lateralis), ở phía trước là hạnh nhân lưới (tonsilla lingualis).
Thành sau : là phần niêm mạc trải từ đốt sống cổ C2 đến đốt sống cổ C4.
Thành bên : từ khẩu cái mềm mỗi bên có hai nếp niêm mạc. Phía trước là cung khẩu lưỡi (arcus palatoglossus) do cơ cùng tên tạo nên, đi xuống chỗ nối 2/3 trước lưỡi và 1/3 sau lưỡi. Đây là giới hạn phân chia miệng và hầu. Phía sau là cung khẩu cái hầu (arcus palatopharyngeus) đi xuống thành bên. Hai cung này giới hạn một khoảng tam giác chứa tuyến , hạnh nhân khẩu cái (H.21.8).
Hạnh nhân khẩu cái (tongilla palatina) là một tổ chức bạch huyết hình bầu dục, nằm trong một hố của họng gọi là hố hạnh nhân (fossa tonsillaris). Hạnh nhân khẩu cái có kích thước khoảng 20,0mm chiều dài, 15,0mm chiều rộng, 12,0mm bề dày, nặng khoảng 1,5gam. Có hai cực trên và dưới, hai bờ trước và sau, hai mặt trong và ngoài. Mặt trong phủ bởi niêm mạc, và có 10-30 hõm hạnh nhân (fossulae tonsillares), đáy mỗi hõm có nhiều hốc hạnh nhân (cryptae tonsillares). Mặt ngoài dính vào thành bên hầu bởi một bao xơ liên tục với mạc nền hầu và tiếp xúc với cơ khít hầu trên (H.21.6). Hạnh nhân khẩu cái được cung cấp máu chủ yếu từ động mạch mặt. Ngoài ra, hạnh nhân khẩu cái còn nhận máu của các động mạch hầu lên, khẩu cái xuống, lưỡi.
Toàn bộ eo họng, màn khẩu cái mềm với 2 cung và tuyến hạnh nhân khẩu cái tạo nên họng (fauces).
Hạnh nhân khẩu cái cùng với hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân vòi và hạnh nhân hầu tạo thành vòng bạch huyết quanh họng (hay bị sưng tấy khi viêm họng).
3.3. PHẦN THANH QUẢN (pars laryngea).
Phần thanh quản, còn gọi là thanh hầu ở phía sau phần trên thanh quản, trải từ xương móng đến sụn nhẫn. Phần thanh quản rộng ở trên và hẹp ở dưới. Thành sau liên tục với thành sau phần miệng, kéo dài từ đốt sống cổ C5 đến đốt sống cổ C6.
Thành trước liên hệ với thanh quản. Ở giữa là nắp thanh môn, lỗ thanh quản và thành sau thanh quản. Bên ngoài thanh quản là ngách hình lê và sụn giáp. Ngách hình lê (recessus pyriformis) là một rãnh dài nằm bên ngoài lỗ thanh quản (H.21.7). Giới hạn bên trong là nếp phễu nắp thanh môn, sụn phễu và sụn nhẫn. Giới hạn bên ngoài là màng giáp móng và sụn
giáp. Trong ngách hình lê có các nếp thần kinh thanh quản (plica neroi laryngei). Dị vật thường kẹt ở ngách hình lê.
Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt trong của sụn giáp.
Thành trước liên hệ với thanh quản. Ở giữa là nắp thanh môn, lỗ thanh quản và thành sau thanh quản. Bên ngoài thanh quản là ngách hình lê và sụn giáp. Ngách hình lê (recessus pyriformis) là một rãnh dài nằm bên ngoài lỗ thanh quản (H.21.7). Giới hạn bên trong là nếp phễu nắp thanh môn, sụn phễu và sụn nhẫn. Giới hạn bên ngoài là màng giáp móng và sụn
giáp. Trong ngách hình lê có các nếp thần kinh thanh quản (plica neroi laryngei). Dị vật thường kẹt ở ngách hình lê.
Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt trong của sụn giáp.
4. LIÊN QUAN CỦA HẦU
4.1. PHÍA SAU.
Hầu liên quan với lá trước sống mạc cổ, cơ dài đầu và sáu đốt sống cổ đầu tiên (H.21.3).
4.2. PHÍA BÊN.
Liên hệ khác nhau tùy theo từng phần của hầu. Ở phần mũi và phần miệng là cơ chân bướm trong, mỏm trâm và các cơ trầm hầu, trâm lưỡi (H.21.4). Động mạch hầu lên, các nhánh khẩu cái lên và động mạch mặt tiếp xúc với thành bên. Thần kinh thiệt hầu nằm tựa lên cơ trầm hầu. Thân giao cảm và thần kinh lang thang đi cùng với động mạch cảnh trong. Ở xa hơn là thần kinh hạ thiệt và thần kinh phụ. Ở phần thanh quản, phía trên thành bên liên hệ với bao cảnh và các thành phần của nó; phía dưới, liên hệ với đỉnh của mỗi thùy tuyến giáp. Đoạn này liên hệ mật thiết với động mạch lưỡi, động mạch giáp trên và nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên (H.21.9).
4.3. PHÍA TRƯỚC : như đã mô tả, hầu mở vào ổ mũi, ổ miệng và thanh quản. Ngoài ra, hầu còn liên quan với các khoang mạc quan trọng (H.15.14).
– Khoang sau hầu : Trong khi nuốt, hầu và thực quản phải được chuyển động tự do. Cho nên, ở giữa lá trước sống mạc cổ và mạc má hầu (phần bọc phía bên và phía sau hầu), là một lớp mô tế bào lỏng lẻo gọi là khoang sau hầu (H.21.6). Khoang này đóng kín bên trên bởi nền sọ, hai bên bởi bao cảnh, phía dưới mở vào trung thất trên. Do đó, nhiễm trùng khoang này có thể lan xuống trung thất trên.
– Khoang bên hầu : là một khoang chứa mỡ và các nhánh thần kinh và mạch máu hàm trên (H.21.9). Khoang này được giới hạn bên trên là nền sọ, bên dưới ngang với xương móng, bên trong là thành bên hầu, phía sau ngoài là tuyến mang tai, phía trước ngoài là cơ chall bướm trong và ngành hàm, phía sau là mỏm trâm và các cơ bám vào mỏm này (H.21.4). Khoang này có thể nhiễm trùng khi viêm hạnh nhân khẩu cái hoặc gây tê thần kinh răng dưới (H.21.6).
5. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH CỦA HẦU
Động mạch cấp huyết cho hầu chủ yếu từ động mạch hầu lên (một nhánh của động mạch cảnh ngoài), động mạch khẩu cái lên (a. palatina ascendens) của động mạch mặt, và nhánh bướm khẩu của động mạch hàm.
Các tĩnh mạch hầu (00. pharyngeae) tạo thành đám rối tĩnh mạch hầu (plexus pharyngeus) nằm giữa các cơ khít hầu và mạc má hầu, thông nối với đám rối tĩnh mạch chân bướm ở trên, với tĩnh mạch cảnh trong ở dưới.
Thần kinh của hầu, của cơ và niêm mạc, chủ yếu phát sinh từ thần kinh lang thang, thần kinh thiệt hầu và thân giao cảm, qua đám rối thần kinh hầu (plexus pharyngeus).
Các tĩnh mạch hầu (00. pharyngeae) tạo thành đám rối tĩnh mạch hầu (plexus pharyngeus) nằm giữa các cơ khít hầu và mạc má hầu, thông nối với đám rối tĩnh mạch chân bướm ở trên, với tĩnh mạch cảnh trong ở dưới.
Thần kinh của hầu, của cơ và niêm mạc, chủ yếu phát sinh từ thần kinh lang thang, thần kinh thiệt hầu và thân giao cảm, qua đám rối thần kinh hầu (plexus pharyngeus).
Nguồn: Bài giảng Giải phẫu học – Chủ biên: Nguyễn Quang Quyền
Xem tất cả các bài giải phẫu tại: https://ykhoa.org/category/chuyen-nganh-y-2/y-học-co-so/giai-phau
Xem tất cả các bài giải phẫu tại: https://ykhoa.org/category/chuyen-nganh-y-2/y-học-co-so/giai-phau