Thanh quản (Carynx) là một cơ quan hình ống nối hầu (pharynx) với khí quản (trachea), có hai nhiệm vụ là phát âm và dẫn khí, trong đó nhiệm vụ phát âm là chủ yếu. Thanh quản cấu tạo bởi những mảnh sụn khớp với nhau, giữ chặt bằng màng và các dây chằng, trong đó có các dây thanh âm rung chuyển khi luồng không khí đi qua tạo nên âm thanh khác nhau.
Bên trong lót bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu và khí quản tạo nên một số xoang để giúp trong việc cộng hưởng âm thanh. Thanh quản nam dài trung bình 5cm, ở nữ thì ngắn và nhỏ hơn do đó ở đàn ông thanh quản đẩy lồi lên ngay dưới da cổ. Thanh quản ở phía trước cột sống, kéo dài từ đốt sống cổ C2 đến C6.
Thanh quản được cấu tạo bằng các sụn, dây chằng, các cơ và lớp niêm mạc.
– Mặt ngoài : ở phía trên mỗi mảnh có củ giáp trên (tuberculum thyroidea superius), phía dưới có củ giáp dưới (tuberculum thyroidea inferius), đường nối liền hai củ giáp là đường chéo (Cinea obliqua) đi từ trên xuống dưới, từ sau ra trước chia mặt ngoài làm hai vùng.
– Mặt trong: nhắn, ở giữa có góc của sụn giáp.
– Bờ trên: lồi, ở giữa có khuyết giáp trên (incisura thyroidea superior).
– Bờ dưới: nằm ngang, gần đường giữa có củ giáp dưới, ở hai bên đường giữa có khuyết giáp dưới (incisura thyroidea inferior).
– Bờ trước: nơi hai mảnh nối nhau có lồi thanh quản sờ được dưới da cổ.
– Bờ sau: dày, có sừng trên (cornu superius) và sừng dưới (cornu inferius). Sừng trên nối với đầu sừng lớn xương móng, sừng dưới cùng vào trong khớp với sụn nhẫn (H.22.1).
2.1.2. Sụn nhẫn (cartilago cricoidea) (H.22.2) là sụn đơn có hình dạng giống chiếc nhẫn, nằm ngay dưới sụn giáp, phía trên vòng sụn 1 của khí quản. Sụn nhẫn gồm có hai lỗ: lỗ trên chéo xuống dưới và ra trước, lỗ dưới nằm ngang. Sụn nhẫn gồm có các phần sau:
– Cung sụn nhẫn (arcus cartilaginis cricoideae); nằm phía trước mảnh nhẫn. Mặt phẳng đi ngang qua lỗ dưới sụn nhẫn liên quan với các phần sau:
– Đốt sống cổ C6.
– Chỗ nối giữa hầu và thực quản, là một chỗ hẹp nên dị vật có thể kẹt lại ở đây gây khó thở.
– Chỗ nối giữa thanh quản và khí quản.
– Chỗ bắt chéo của cơ vai móng qua động mạch cảnh chung, hạch giao cảm cổ giữa.
– Đỉnh Capex cartilaginis arytenoideae) nối với sụn sừng.
– Đáy (basis cartilaginis arytenoideae) hình tam giác có góc ngoài là mỏm cơ (processus muscularis), góc trước là mõm thanh âm (processus localis) nơi gắn của dây chằng thanh âm (lig. vocale).
– Mặt trước ngoài (facies anterolateralis) lớn nhất, có mào cung (crista arcuata) nằm ngang chia mặt này làm hai lõm: trên là lõm tam giác (fooea triangularis) chứa tuyến nhầy và dưới là lõm trám (fooea oblongata) có cơ thanh âm gắn vào.
– Mặt trong (facies medialis) nhỏ, liên quan với thanh môn.
– Mặt sau (facies posterior) có cơ phễu ngang và phễu chéo bám.
– Mặt trước: xoay về phía đáy lưỡi, nằm phía sau dây chằng giáp móng và cách màng này bằng một khối mỡ.
– Khớp nối: nối giữa các sụn của thanh quản với nhau. Gồm có:
+ Khớp nhẫn giáp (articulatio cricothyroidea): giữa sừng dưới sụn giáp và hai mặt khớp giáp của sụn nhẫn. Khớp phẳng hình bầu dục, có cử động trượt và lúc lắc quanh trục ngang qua hai khớp.
+ Khớp nhẫn phễu (articulatio cricsarytenoidea): khớp giữa hai mặt khớp phễu của sụn nhẫn và đáy sụn phễu, quan trọng vì tham gia vào việc đóng mở thanh môn. Có các cử động sau:
* Xoay quanh trục thẳng đứng
Trượt ra ngoài xuống dưới hoặc lên trên vào trong.
* Khớp phễu sừng là loại khớp bất động, cố định đáy sụn sừng vào sụn phễu.
– Màng tứ giác (membrana quadrangularis) (H.22.4) căng từ nếp phễu nắp ở phía trên đến nếp tiền đình (plica vestibularis) ở phía dưới.
Bờ trên: nếp phễu nắp.
Bờ dưới: nằm ngang là dây chằng tiền đình (lig. vestibulare).
Bờ trước: màng cố định vào góc giáp và hai cạnh của sụn nắp còn bờ sau thì màng gắn vào sụn sừng và sụn phễu.
* Khớp phễu sừng là loại khớp bất động, cố định đáy sụn sừng vào sụn phễu.
– Dây chằng giáp nắp (ligamentum thyroepiglotticum) là dây chằng nối từ cuống sụn nắp đến mặt trong sụn giáp.
– Màng giáp móng (membrana thyrohysidea) căng từ bờ trên sụn giáp đến sừng lớn và bờ trên xương móng. Ở giữa, màng dày lên tạo nên dây chằng giáp móng giữa (lig. thyrohysideum medianum) và ở hai bên là dây chằng giáp móng bên (lig. thyrohysideum laterale) có chứa sụn thóc (cartilago triticea) (H.22.5).
– Dây chằng móng nắp (lig. yoepiglotticum) từ bờ trên và sừng lớn xương máng đến mặt trước sụn nắp.
– Dây chằng lưỡi nắp từ rễ lưỡi đến sụn nắp tạo nên nếp lưỡi nắp giữa.
– Dây chằng nhẫn khí quản (lig. cricotraceale) từ bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên vòng sụn khí quản 1 (H.22.8 và H.22.11).
– Dây chằng sừng hầu từ sụn sừng đi về phía dưới và vào đường giữa, nối liền với niêm mạc hầu.
– Dây chằng nhẫn phễu sau (dig. cricsarytenoideum posterius) gắn mảnh sụn nhẫn vào mỏm cơ sụn phễu.
– Nhóm cơ ngoại lai : từ các phần chung quanh như nền sọ, xương móng, xương ức và hầu đến bám một đầu vào thanh quản, đó là các cơ : vai móng, ức móng, ức giáp, giáp móng và một số cơ trên móng là cơ trầm hầu, cơ khẩu hầu, cơ khít hầu giữa và dưới.
– Nhóm cơ nội tại : bám cả hai đầu vào thanh quản, gồm có các cơ :
Bám tận : theo nếp phễu nắp gắn vào mảnh tứ giác và bờ sụn nắp.
Tác động : đóng nắp thanh quản khi nuốt.
* Nhóm dưới : phần chéo (pars obliqua) : các sợi chéo đến sừng dưới sụn giáp.
* Nhóm trên : phần thẳng (pars recta): các sợi đi thẳng lên bờ dưới thân sụn giáp.
Nguyên ủy : mặt sau mảnh sụn nhẫn.
Bám tận : mỏm cơ sụn phễu.
Tác động khi co, xoay và nghiêng sụn phễu ra ngoài nên mở thanh môn và phần nào căng dây thanh âm.
Bám tận : bờ trước của mỏm cơ sụn phễu.
Tác động : khép thanh môn do xoay trong các sụn phễu.
Bám tận : mỏm thanh âm và lõm trám của sụn phễu.
Tác động : làm hẹp thanh môn.
Bám tận : bờ ngoài sụn nắp và nếp phễu nắp.
Tác động : hạ sụn nắp, giống như một cơ vòng của thanh quản.
Bám tận : bờ ngoài sụn phễu.
Tác động : khép thanh môn và phần nào làm chùng dây thanh âm.
Tác động : khép thanh môn.
– Căng thẳng âm, đóng mở khe thanh môn và đóng lỗ thanh quản và tiền đình.
– Căng dây thanh âm do cơ nhẫn giáp và cơ nhẫn phễu sau, còn làm chùng dây thanh âm do cơ giáp phễu.
– Mở khe thanh môn do cơ nhẫn phễu sau, khép khe thanh môn do cơ phễu chéo và ngang, cơ nhẫn phễu bên, cơ giáp phễu và cơ thanh âm.
– Làm hẹp tiền đình thanh quản chủ yếu do cơ phễu ngang và giáp phễu. Ngoài ra còn có các cơ khác như cơ phễu chéo, phễu nắp và nhóm cơ khít hầu.
Thanh quản có hai mặt trước và sau :
hiện phù thanh quản ở đây (H.22.12).
– Sự liên tục với khí quản phía dưới.
– Sự liên tục với hầu; thanh quản tạo nên thành trước của phần đầu thanh quản.
– Các cơ và dây chằng nối liền với các phần kế cận.
Còn cử động sang hai bên thì không có tính chất sinh lý nghĩa là không do các cơ, mà chỉ thấy khi thăm khám, hoặc khi có u bướu phát triển đẩy lệch thanh quản ra khỏi đường giữa.
– Phần phía dưới nếp do thần kinh thanh quản dưới.
Riêng cơ nhẫn giáp do nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên vận động.
* Động mạch thanh quản dưới (a. laryngea inferior) : nhánh của động mạch giáp dưới chui qua màng nhẫn giáp đến ổ dưới thanh môn.
* Tĩnh mạch thanh quản dưới (c. laryngea inferior) đổ vào tĩnh mạch giáp dưới.
8. CƠ CHẾ PHÁT ÂM.
8.1. ÂM THANH được tạo nên do luồng không khí đẩy từ phổi ra do sự co của cơ hoành, các cơ rộng bụng và các cơ gian sườn, luồng không khí này được rung chuyển qua khe thanh môn phát ra âm thanh. Trong khi đó sự căng và vị trí các nếp thanh âm thay đổi do các cơ thanh quản điều khiển. m thanh được sự cộng hưởng do các xoang mũi, miệng, hầu và các cơ môi, lưỡi và màn hầu.
8.2. HO VÀ HẮT HƠI là một phản xạ hô hấp, luồng không khí bị đẩy ra thật mạnh do thanh môn ban đầu đóng lại và mở ra bất thần. NẤC tạo nên do sự co bất thần của cơ hoành trong kỳ hít vào, thanh môn bị đóng lại một phần hay toàn phần. CƯỜI tạo nên do sự thở ra ngắt đoạn phối hợp với sự phát âm “ha, ha”.
Nguồn: Bài giảng Giải phẫu học – Chủ biên: Nguyễn Quang Quyền
Xem tất cả các bài giải phẫu tại: https://ykhoa.org/category/chuyen-nganh-y-2/y-học-co-so/giai-phau