[Giải phẫu số 24] Mũi

Rate this post

Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn không khí, sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch luồng không khí đi qua mũi. Mũi còn là cơ quan khứu giác để ngửi. Mũi gồm có ba phần :

– Mũi ngoài.

– Mũi trong hay ổ mũi.

– Các xoang cạnh mũi.

1. MŨI NGOÀI (nasus externus).

Nằm chính giữa mặt, bên trong là một khung xương sụn được lót bởi niêm mạc, bên ngoài phủ bởi cơ và da. Gốc mũi (radix nasi) nằm phía trên, giữa hai mắt, liên tục với đỉnh mũi (apex nasi) ở dưới qua sống mũi (dorsum nasi). Phía dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi trước (nares) ngăn cách nhau bởi phần di động của vách mũi (pars mobilis septi nasi). Bên ngoài hai lỗ mũi là hai cánh mũi (alae nasi) tạo với má một rãnh gọi là rãnh mũi má.

1.1.1. Khung xương mũi gồm có hai xương mũi là chủ yếu, ngoài ra còn mỏm trán và gai mũi trước của xương hàm trên.

1.1.2. Các sụn mũi (cartilagines nasi) gồm có năm sụn chính :

* Phía trên là hai sụn mũi bên (cartilago nasi lateralis).

* Phía dưới là hai sụn cánh mũi lớn (cartilago alaris major) và các sụn cánh mũi nhỏ.

* Ở giữa có một sụn đơn là sụn vách múi (cartilago septi nasi).

* Ngoài ra còn có các sụn phụ (cartilagines nasales accessoriae) và sụn lá mía mũi (cartilago vomeronasalis).

– Sụn mũi bên : Hình tam giác, phẳng. Mỗi sụn có hai mặt nông và sâu; có ba bờ : bờ trong tiếp giáp với 2/3 trên của bờ trước sụn vách mũi. Bờ trên ngoài khớp với xương mũi và mỏm trán xương hàm trên. Bờ dưới khớp với sụn cánh mũi lớn.

– Sụn cánh mũi lớn : Nằm hai bên đỉnh mũi, cong hình chữ U. Có hai trụ : trụ trong (crus mediale) tiếp giáp với sụn vách mũi và trụ trong bên đối diện tạo nên phần dưới của vách mũi di động. Trụ ngoài (crus laterale) lớn và dài hơn tạo nên cánh mũi phía ngoài.

 – Các sụn cánh mũi nhỏ (cartilagines alares minores) : Nằm trong khoảng trung gian giữa sun cánh mũi lớn và sụn mũi bên.

– Phần sụn của cách mũi (H.24.2): Tạo nên bởi sụn vách mũi, sụn lá mía mũi và trụ trong của sụn cánh mũi lớn. Sụn vách mũi hình tứ giác nằm trên đường giữa trong khoảng trung gian hình tam giác của phần vách mũi xương. Có hai mặt, bốn bờ. Bờ trước trên tương ứng với sống mũi, bờ trước dưới đi từ góc trước đến gai mũi trước. Bờ sau trên khớp với mảnh thẳng đứng của xương sàng, bờ sau dưới khớp với bờ trước của xương lá mía và phần trước của mào mũi xương hàm trên. – Sụn lá mía mũi : Là hai mảnh sụn dài nhỏ nằm dọc theo bờ sau dưới của sụn vách mũi.

1.2 CÁC CƠ CỦA MŨI NGOÀI là các cơ bám da tùy theo chức năng được chia làm nhóm cơ nở mũi hay hẹp mũi (xem bài Cơ và mạc đầu mặt cổ).

1.3. DA MŨI mỏng, di động dễ dàng trừ ở đỉnh mũi và các sụn thì da dày, dính, có nhiều tuyến bã và liên tục với da ở tiền đình mũi.

1.4. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH CỦA MŨI NGOÀI.

1.4.1. Mạch máu.

– Động mạch là do các động mạch mặt, mắt, dưới ổ mắt cung cấp. – Tĩnh mạch chảy về tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch mắt.

1.4.2. Thần kinh

– Vận động : Thần kinh mặt

– Cảm giác : Nhánh trán và mũi mi của dây mắt và nhánh dưới ổ mắt, đều thuộc dây thần kinh sinh ba.

Ổ mũi nằm giữa nền sọ ở phía trên và trần ở miệng ở phía dưới, phía sau là phần tị hầu. ỗ mũi được chia làm hai hố bởi một vách ngăn ở giữa gọi là vách mũi (septum nasi). Hai hố này có thể không đối xứng nhau vì sụn vách mũi thường bị lệch qua một bên. Hố mũi thông với bên ngoài qua tiền đình và lỗ mũi trước (nares) và với hầu qua lỗ mũi sau (choanae). Hỗ mũi có bốn thành 3 thành trong (hay vách mũi), thành ngoài, thành trên (hay trần hố mũi) và thành dưới (hay nền hố mũi). Thành ngoài của mỗi hố mũi có ba xoăn mũi hợp với thành mũi ngoài để tạo nên các ngách mũi (meatus). Đổ vào các ngách mũi này là các xoang nằm trong các xương lân cận. 1 mũi được lót bởi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt và được chia làm hai vùng : hộ hấp và khứu giác (regio respiratoria et regio olfactoria).

2.1. TIÊN ĐÌNH MŨI (Destibulum nasi). Là phần đầu tiên của ổ mũi, tương ứng với phần sụn của mũi ngoài, tức là trụ trong và trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn. Tiền đình phát triển lên tận phía trên tạo nên một ngách. Giới hạn giữa tiền đình và phần ổ mũi còn lại được thấy rõ ở thành ngoài gọi là thềm mũi (limen nasi) tương ứng với bờ trên của sụn cánh mũi lớn. Thềm mũi cũng là giới hạn giữa phần da và niêm mạc lót bên trong ổ mũi, có nhiều lông mũi và tuyến nhày để cản bụi.

2.2. LỖ MŨI SAU (choanae). Là chỗ thông thương giữa hố mũi và tị hầu, hình bầu dục, đường kính thẳng đứng lớn hơn đường kính ngang, giới hạn trên là thân xương bướm và cánh xương lá mía, giới hạn dưới là chỗ nối giữa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm của khẩu cái, giới hạn ngoài là mảnh trong mỏm chân bướm, giới hạn trong là bờ sau của vách mũi.

2.3. THÀNH MŨI TRONG hay vách mũi có ở phía sau là phần xương (pars ossa), gồm mảnh thẳng xương sáng và xương má mía, phía trước là phần sụn (pars cartilaginea) gồm sụn vách mũi và trụ trong sụn cánh mũi lớn, phía trước dưới là da và phần màng (pars membranacea). Niêm mạc phủ tất cả vách mũi ở tiền đình. Trong phần niêm mạc ở phía trước ctivate dưới có hai lỗ của hai túi cùng dài khoảng 2-6 mm gọi là cơ quan lá mía mũi (organumo to Set Domeronasale) ít phát triển ở người, ở một số động vật khác phát triển mạnh và nhận một nhánh của thần kinh khứu giác.

2.4. THÀNH MŨI NGOÀI (H.24.3). Có ba hay bốn mảnh xương cuốn lại và nhô ra gọi là xoăn mũi (concha nasalis) chia thành ngoài của mũi làm ba hoặc bốn đường dẫn khí gọi là ngách mũi (meatus nasi). Giữa cực trước của xoăn mũi giữa và mặt trong mũi có một mào nhô gọi là đê mũi (agger nasi). Vùng giữa cực sau của xoăn mũi giữa, xoăn mũi dưới và lỗ mũi sau gọi là ngách mũi hầu (meatus nasopharyngeus).

– Xoăn mũi dưới (concha nasalis inferior) là một xương riêng biệt, được phủ bởi niêm mạc | dây chứa đám rối tĩnh mạch gọi là đám rối hang xương xoăn (plexus cavernosi concharum).

B – Ngách mũi dưới (meatus nasi inferior) giới hạn bởi xoăn mũi dưới và thành ngoài ổ mũi. Ở phần trước của ngách mũi dưới có lỗ của ống lệ mũi.

– Xoăn mũi giữa (concha nasalis media) là một mảnh xương của xương sàng, được niêm | mạc bao phủ.

– Ngách mũi giữa (meatus nasi medius) rất phức tạp và quan trọng, chia làm hai ngành lên và xuống. Cắt bỏ xương xoăn mũi giữa ta sẽ thấy ở thành ngoài của ngành xuống có một

cấu trúc giống như bọt nước gọi là bọt sàng (bulla ethmoidalis), phía dưới là mỏm móc. Giữa | bọt sàng và mỏm móc là lỗ bán nguyệt (hiatus semilunaris). Đây là cửa của phễu sàng

(infundibulum ethmoidale). Đổ vào phễu sàng là các xoang sàng trước và xoang hàm trên.

– Ngách mũi giữa (meatus nasi medius) rất phức tạp và quan trọng, chia làm hai ngành lên và xuống. Cắt bỏ xương xoăn mũi giữa ta sẽ thấy ở thành ngoài của ngành xuống có một cấu trúc giống như bọt nước gọi là bọt sàng (bulla ethmoidalis), phía dưới là mỏm móc. Giữa bọt sàng và mỏm móc là lỗ bán nguyệt (hiatus semilunaris). Đây là cửa của phễu sàng (infundibulum ethmoidale). Đổ vào phễu sàng là các xoang sàng trước và xoang hàm trên. Ngoài ra đổ vào ngách mũi giữa còn có xoang trán.

– Xoăn mũi trên (concha nasalis superior) là một mảnh xương nhỏ của khối bên xương sàng. Niêm mạc mỏng và ít mạch máu hơn xoăn mũi giữa và dưới.

– Ngách mũi trên (concha nasalis superior) là một khe hẹp có các xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào (trường hợp không có xoăn mũi trên cùng).

– Xoăn mũi trên cùng (concha nasalis suprema) (khi có khi không), là xương xoăn nhỏ nhất có niêm mạc che phủ, 75% trường hợp có lỗ đổ của một xoang sàng sau. Ở phía trên và sau của xoăn mũi này có ngách bướm sàng (recessus sphenoethoidalis) nằm trong góc xương sáng và mặt trước thân xương bướm, tại đây có lỗ đổ của xoang bướm.

2.5. TRẦN CỦA Ổ MŨI. Gồm các thành phần như sau :

– Phần giữa là mảnh sàng.

– Phần sau là thân xương bướm, cánh xương lá mía, và mỏm bướm xương khẩu cái.

– Phần trước là xương trán và xương mũi.

– Ngách mũi trên (concha nasalis superior) là một khe hẹp có các xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào (trường hợp không có xoăn mũi trên cùng).

– Xoăn mũi trên cùng (concha nasalis suprema) (khi có khi không), là xương xoăn nhỏ nhất có niêm mạc che phủ, 75% trường hợp có lỗ đổ của một xoang sàng sau. Ở phía trên và sau của xoăn mũi này có ngách bướm sàng (recessus sphenoethoidalis) nằm trong góc xương sáng và mặt trước thân xương bướm, tại đây có lỗ đổ của xoang bướm.

2.6. NỀN CỦA Ổ MŨI. Hẹp bởi mỏm khẩu cái của xương hàm trên và mảnh nằm ngang của xương khẩu cái, được niêm mạc che phủ.

3. CÁC XOANG CẠNH MŨI (sinus paranasales). Là các hốc rỗng trong các xương tạo nên thành mũi. Thành các xoang được niêm mạc lót với những hàng tế bào có lông chuyển luôn luôn rung động theo một chiều, quét các chất nhầy vào mũi. Do đó bình thường các xoang đều rỗng, thoáng và khô. Các xoang cạnh mũi gồm có các xoang sàng, xoang trán, xoang hàm trên và xoang bướm.

3.1. XOANG HÀM TRÊN (sinus maxillaris) (H.24.4) là xoang lớn nhất trong các xoang.

Mỗi xương hàm trên có một xoang.

Mỗi xoang có một trần, một đỉnh và ba thành.

 

– Thành trong : là thành ngoài hổ mũi.

– Thành trước : tương ứng với mặt trước xương hàm trên.

– Thành sau : là mặt dưới thái dương của xương hàm trên.

– Đỉnh : đến mỏm gò má của xương hàm trên. – Trần : mặt ổ mắt của xương hàm trên.

– Nền : là mỏm huyệt răng của xương hàm trên. Xoang hàm trên liên quan trực tiếp với răng cối lớn thứ nhất, do đó sâu răng có thể dẫn đến viêm xoang.

Niêm mạc xoang hàm trên liên tục với niêm mạc của ổ mũi. Lỗ của xoang hình bầu dục đổ vào ngách mũi giữa ở phễu xương sàng.

3.2. XOANG TRÁN (sinus frontalis) gồm hai xoang phải, trái; thường không đối xứng, cách nhau bằng vách xoang trán. Mỗi xoang trán thông với ngách mũi giữa bằng một ống hẹp gọi là ống mũi trán.

3.3. XOANG SÀNG (sinus ethmoidalis) (H.24.4).

Nằm trong mê đạo sàng của xương sàng, ở khoảng giữa các ổ mắt và phần trên ổ mũi.

Gồm 3-18 xoang chia ba nhóm :

– Nhóm xoang trước (celluae anteriores).

– Nhóm xoang giữa (cellulae mediae).

Hai nhóm xoang này đổ vào ngách mũi giữa.

– Nhóm xoang sau (cellulae posteriores) đổ vào ngách mũi trên.

3.4. XOANG BƯỚM (sinus sphenoidalis) (H.24.3).

Gồm hai xoang nằm trong thân xương bướm, thường không đối xứng nhau và cách nhau bởi vách xoang bướm. Mỗi xoang đổ vào phía sau ngách mũi trên bởi một lỗ xoang. Do đó khi vỡ xương bướm máu sẽ chảy ra mũi. Trong trường hợp có ngách mũi trên cùng thì xoang bướm đổ vào ngách mũi này.

Các xoang cạnh mũi, ngoài nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc ổ mũi, sưởi ấm không khí, còn làm nhẹ đi trọng lượng khối xương đầu mặt.

4. NIÊM MẠC MŨI

Lót mặt trong ổ mũi là lớp niêm mạc mũi (tunica mucosa nasi) phía sau liên tục với niêm mạc ở hầu. Ngoài ra niêm mạc mũi còn liên tục với niêm mạc phủ các xoang cạnh mũi. Niêm mạc mũi chia hai vùng với chức năng khác nhau :

– Vùng nhỏ ở phía trên xoăn mũi trên, ở đó có các sợi thần kinh khứu giác gọi là vùng khứu (regio olfactoria). Khu này là khu phẫu thuật nguy hiểm, vì nhiễm trùng có thể theo các dây thần kinh khứu lên tới màng não. Sở dĩ ta ngửi được là vì không khí thở vào qua lỗ mũi chia làm hai luồng :

* Luồng chạy theo ngách mũi trên vào khu khứu giác.

* Luồng chạy theo ngách mũi giữa và dưới là luồng thở.

– Vùng lớn ở dưới xoăn mũi trên gọi là vùng hô hấp (regio respiratoria). Vùng này niêm mạc đỏ hồng thường có :

* Nhiều tuyến niêm mạc : tiết ra một chất quánh cuốn với bụi đọng khô thành vảy mũi.

* Nhiều tế bào bạch huyết.

* Nhiều mạch máu, tạo thành một mạng chi chít bao quanh xoắn mũi dưới và một điểm mạch ở thành mũi trong.

Do đó không khí qua mũi sẽ được lọc bụi (nhờ lông mũi và lông chuyển của các tế bào ở | niêm mạc), được một phần nào làm ẩm, sát trùng (do tuyến niêm mạc) và làm ấm (do các mạch máu). Vì có nhiều mạch máu tạo thành điểm mạch (H.24.6) nên cũng dễ đưa đến chảy máu mũ ở đây. Mặt khác theo Van Dishock qua hình dạng của mũi ngoài có thể chia ra hai loại mũi :

– Loại sống mũi lõm hay mũi hếch, lỗ mũi mở xuống dưới và ra trước là loại mũi thiên về hô hấp.

– Loại sống mũi lồi, lỗ mũi mở xuống và ra sau gọi là mũi quặm hay mũi diều hâu sẽ thiên về khứu giác.

5.1. ĐỘNG MẠCH (H.24.5 VÀ H.24.6).

5.1.1. Động mạch bướm khẩu cái (a.sphenopalatina) của động mạch làm chia các nhánh :

– Các động mạch mũi sau ngoài cho các xoăn mũi (aa, nasales posteriores laterales).

– Các động mạch mũi sau vách (aa, nasales posteriores septi) cho phần dưới và sau của vách mũi.

5.1.2. Động mạch khẩu cái xuống (a.palatina descendens) xuất phát từ động mạch hàm cấp máu cho phần sau của ổ mũi và chia làm 2 nhánh :

– Các động mạch khẩu cái nhỏ (aa.palatinae minores) – Động mạch khẩu cái lớn (a.palatina major) cấp máu cho phần trước nền ổ mũi.

5.1.3. Các động mạch sàng trước và sau của động mạch mắt cấp máu cho thành ngoài và trong của mũi.

5.1.4. Nhánh môi trên (ramus labialis superioris) của động mạch mặt cấp máu cho phần trước vách mũi.

5.2. TĨNH MẠCH

Đám rối tĩnh mạch niêm mạc mũi đổ về đám rối tĩnh mạch chân bướm, còn phía trên đổ về tĩnh mạch mắt, phía trước đổ về tĩnh mạch mặt.

5.3. THẦN KINH (H.24.5 VÀ H.24.6).

– Các sợi thần kinh khứu giác đi từ niêm mạc mũi qua mảnh sàng tới hành khứu làm nhiệm vụ giác quan (ngửi).

– Thần kinh sinh ba và hạch chân bướm khẩu cái cung cấp các nhánh cho mũi để làm nhiệm vụ cảm giác là :

* Các nhánh mũi của thần kinh sáng trước.

* Nhánh mũi sau trên ngoài và trong và nhánh mũi sau dưới ngoài.

* Thần kinh mũi khẩu cái.

Nguồn: Bài giảng Giải phẫu học – Chủ biên: Nguyễn Quang Quyền
Xem tất cả các bài giải phẫu tại: https://ykhoa.org/category/chuyen-nganh-y-2/y-học-co-so/giai-phau

 

Advertisement

Giới thiệu BinhPhan

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 21] HẦU

1. ĐẠI CƯƠNG Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu …