[Giải phẫu số 25] Cơ quan thị giác

Rate this post

Cơ quan thị giác (organum visus) gồm có mắt (oculus) và các cơ quan mắt phụ (organa oculi accessoria). Mắt gồm có nhãn cầu và thần kinh thị giác (n.opticus). Nhãn cầu nằm trong một hốc xương gọi là ổ mắt. Cơ quan mắt phụ gồm có các cơ nhãn cầu, mạc ổ mắt, lông mày, mi mắt, kết mạc, bộ lệ.

1. Ổ MẮT (orbita).

– Là hai hốc xương chứa nhãn cầu, cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và bộ lệ. Mỗi ổ mắt là một hình tháp bốn mặt, đỉnh nằm phía sau, nền phía trước (H.14.2).

1.1. CÁC THÀNH

– Thành trên : tạo bởi mảnh ổ mắt xương trán và cánh nhỏ xương bướm, góc trước ngoài có hố tuyến lệ. Phía trong có rãnh thần kinh trên ổ mắt.

– Thành ngoài : tạo bởi xương gò má, cánh lớn xương bướm và xương trán. Có khe ổ mắt trên thông ổ mắt với hố sọ giữa, khe ổ mắt dưới thông ổ mắt với hố dưới thái dương và hố | chân bướm khẩu cái.

– Thành dưới : tạo bởi xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu cái, có rãnh dưới ổ mắt để thần kinh và động mạch cùng tên đi qua.

– Thành trong : là thành mỏng nhất, tạo bởi mảnh ổ mắt của xương sàng, xương lệ, xương trán và một phần nhỏ thân xương bướm.

1.2. NÊN Ổ MẮT tức là đường vào ổ mắt (aditus orbitae) hình vuông bốn góc tròn mà các bờ có thể sờ được trên người sống, gồm bờ trên, dưới, trong, ngoài, được tạo bởi các xương trán, xương gò má và xương hàm trên.

1.3. ĐỈNH Ổ MẮT là nơi có khe ổ mắt trên và lỗ thần kinh thị giác.

2. NHÃN CẦU (bulbus oculi).

|Nhãn cầu nằm ở 1/3 trước ổ mắt và nhô ra khỏi thành ngoài ổ mắt, có hình một khối cầu : trục trước sau hơi lớn hơn trục trên dưới, đường kính trung bình 25,0mm. Cực trước (polus anterior) là trung tâm của giác mạc, và cực sau (polus posterior) là trung tâm của củng mạc. Đường thẳng qua 2 cực gọi là trục nhãn cầu (axis bulbi). Đường vòng quanh nhãn cầu cách đều 2 cực và thẳng góc với trục nhãn cầu gọi là xích đạo equator). Các đường kinh tuyến (meridiani) là các đường vòng đi qua 2 cực. Trục thị giác (axis opticus) đi qua điểm vàng. Dây thần kinh thị giác đi qua khỏi nhãn cầu không ở ngay cực sau mà hơi lệch về phía trong dưới so với cực này (H.25.1).

2.1. CÁC LỚP VỎ CỦA NHÃN CẦU (H.25.1, H.25.4 và H.25.5). Nhãn cầu được cấu tạo bởi ba lớp vỏ kể từ ngoài vào trong là : lớp xơ, lớp mạch và lớp trong.

2.1.1. Lớp xơ (tunica fibrosa bulbi) được coi là lớp bảo vệ nhãn cầu và chia làm hai phần: phần trước nhỏ là giác mạc và phần sau lớn gọi là củng mạc.

2.1.1.1. Giác mạc (cornea).

Giác mạc là phần trong suốt, nằm phía trước nhãn cầu, chiếm 1/6 khối cầu, đường kính 12,0 mm. Nơi tiếp nối giữa giác mạc và củng mạc gọi là rảnh củng mạc (sulcus sclera), phần giác mạc ở đây gọi là bờ giác mạc (limbus corneae). Trong rãnh có xoang tĩnh mạch củng mạc (sinus Uenosus sclerae). Giác mạc có mặt trước (facies anterior) và mặt sau (facies posterior). Phần ngoại biên của giác mạc dày khoảng 1,0 mm, ở trung tâm mỏng hơn (0,5mm) gọi là đỉnh giác mạc (verter corneae). Giác mạc được cấu tạo bởi các lớp sau đây, theo thứ tự từ ngoài vào trong như sau :

– Thượng mô trước giác mạc (epithelium anterius corneae). – Lá giới hạn trước (lamina limitans anterior). – Chất riêng giác mạc (substantia propria corneae). – Lá giới hạn sau (lamina limitans posterior). – Nội mô tiền phòng (endothelium camerae anterioris).

Giác mạc là một vùng vô mạch nên được dinh dưỡng chủ yếu do sự thẩm thấu qua chất riêng của giác mạc.

2.1.1.2. Củng mạc (sclera) bao gồm 5/6 phía sau nhãn cầu, còn gọi là tròng trắng của mắt. Phần trước có kết mạc che phủ. Có thể nhìn thấy những mạch máu của củng mạc nằm rất nông phía dưới kết mạc. Phía sau liên tục với bao ngoài của thần kinh thị giác. Tại chỗ các sợi | thần kinh thị giác đi ra khỏi nhãn cầu có một vòng tròn lỗ chỗ gọi là mảnh sàng.

Củng mạc cấu tạo bởi ba lớp từ ngoài vào trong : – Lá trên củng mạc (lamina episcleralis). – Chất riêng củng mạc (substantia propria sclerae). – Lá sắc tố củng mạc (Lamina fusca sclerae) 

2.1.2. Lớp mạch (tunica vasculosa bulbi). Từ sau ra trước có ba phần : màng mạch, thể mi và mống mắt. 2.1.2.1. Màng mạch (chorodea) (H.25.1).

Là một màng mỏng ở 2/3 sau của nhãn cầu, nằm giữa củng mạc và lớp trong của mắt, chức năng chính của màng là dinh dưỡng đồng thời có màu đen vì có hắc tố làm thành phòng tối cho nhãn cầu. Cấu tạo của màng mạch gồm bốn lớp:

– Lá trên màng mạch (lamina suprachoroidea).

– Lá mạch (lamina vasculosa). – Lá đệm mao mạch (lamina chorocapillaris).

– Lá nền (lamina basalis). 2.1.2.2. Thể mi (corpus ciliare) (H.25.2).

Là một vòng dẹt. Nếu cắt đứng dọc qua nhãn cầu thể mi có hình tam giác, được coi là phần dày lên của màng mạch, nối liền màng mạch với mống mắt, gồm có cơ thể mi và mỏm mi có tác dụng điều tiết cho thể thấu kính.

 – Cơ thể mi (m.ciliaris) có hai loại sợi cơ trơn : sợi cơ kinh tuyến (fibrae meridionales) và sợi cơ vòng (fibrae circulares).

– Mỏm mi (processus ciliares) gồm khoảng 70 gờ lồi lên phân bố theo một vòng tròn phía sau mống mắt.

– Thể mi được lót bởi một tầng sắc tố thể mi (stratum pigmenti corporis ciliaris). 2.1.2.3. Mống mắt Kiris) (H.25.2).

Mống mắt (hay lòng đen) là một lớp sắc tố hình vành khăn nằm theo mặt phẳng trán phía trước thể thấu kính, đường kính 12,0mm, dày 0,5mm. Vì vậy, mống mắt hợp với giác mạc một góc gọi là góc mống mắt – giác mạc (angulus iridocornealis). Bộ trung tâm gọi là bờ con ngươi (margo pupillaris) giới hạn một lỗ tròn to hoặc nhỏ được gọi là con ngươi hay đồng tử (pupilla). Bà ngoại biên hay bờ thể mi (margo ciliaris) liên tục với thể mi và giác mạc bởi dây chằng lược (lig.pectinatum).

Mống mắt có hai mặt. Ở mặt trước (facies anterior), cách con ngươi khoảng 1,5 mm có các tiểu động mạch nối với nhau tạo thành một vòng tròn chia mặt trước làm hai vòng đồng tâm : vùng nằm sát con ngươi là vòng mống mắt nhỏ (anulus iridis minor), vùng ngoài là vòng mống mắt lớn (anulus iridis major) Mặt sau (facies posterior) có nhiều nếp mống mắt (plicae iridis).

Mống mắt chia khoảng nằm giữa giác mạc và thể thấu kính thành hai phòng : tiền phòng nằm giữa giác mạc, và mống mắt, hậu phòng nằm giữa mống mắt, thể mi và thể thấu kính. Trong hai phòng có chứa thủy dịch (humor aquosus).

Mống mắt có cấu tạo như sau :

– Mặt trước phủ bởi nội mô tiền phòng (endothelium camerae anterioris), liên tục với nội mô của giác mạc.

Mống mắt chia khoảng nằm giữa giác mạc và thể thấu kính thành hai phòng : tiền phòng nằm giữa giác mạc, và mống mắt, hậu phòng nằm giữa mống mắt, thể mi và thể thấu kính. Trong hai phòng có chứa thủy dịch (humor aquosus).

Mống mắt có cấu tạo như sau :

– Mặt trước phủ bởi nội mô tiền phòng (endothelium camerae anterioris), liên tục với nội mô của giác mạc.

Chất đệm mống mắt (stroma iridis) chứa các sợi keo, mô liên kết, mạch, thần kinh, các tế bào sắc tố và đặc biệt là cơ trơn. Mống mắt có hai loại cơ : cơ thắt con ngươi (m.sphincter pupillae) và cơ giãn con ngươi (m.dilator pupillae).

2.1.3. Lớp trong hay lớp võng mạc (tunica interna bulbi – retina) (H.25.1) ở trong cùng của nhãn cầu. Võng mạc được chia làm ba vùng :

– Ở cực sau nhãn cầu là phần võng mạc thị giác (pars optica retinae), đầu trước của phần này khi đến gần mỏm mi thì trở lên mỏng hơn, tại đây gọi là miệng thắt (ora serrata) của võng mạc.

– Lót mặt trong thể mi là phần võng mạc thể mi (pars ciliaris retinae).

– Từ mặt sau mống mắt đến bờ con ngươi là phần võng mạc mống mắt (pars iridica retinae).

2.1.3.1. Các tầng của võng mạc. Võng mạc được cấu tạo bởi nhiều tầng từ nông vào sâu là :

– Tầng sắc tố (stratum pigmenti) dính vào màng mạch, chứa các hạt sắc tố.

– Tầng não (stratum cerebrale) gồm có ba tầng phụ là :

+ Tầng thượng bì thần kinh (stratum neuroepitheliale).

+ Tầng hạch võng mạc (stratum ganglion retinae).

+ Tầng hạch thần kinh thị (stratum ganglion noptici).

Trên bề mặt võng mạc có hai vùng đặc biệt (H.25.1 và H.25.6).

– Vết võng mạc (macula) hay điểm vàng là một vùng sắc tố của võng mạc nằm ngay cạnh cực sau của nhãn cầu. Trong vết có lõm trung tâm (fooea centralis) là một vùng vô mạch được nuôi dưỡng bởi màng mạch. Lõm là nơi để nhìn được các vật chi tiết nhất và rõ nhất. Đường nối liền vật nhìn và lõm trung tâm gọi là trục thị giác (axis opticus) của nhãn cầu (H.25.1).

– Đĩa thần kinh thị (discus noptici) hay điểm mù không có cơ quan thụ cảm và cấu tạo bởi các sợi của dây thần kinh thị giác, do đó tại đây không có sự thụ cảm với ánh sáng. Điểm mù nằm phía trong và phía dưới so với cực sau nhãn cầu và lõm trung tâm. Đĩa có một lõm ở giữa gọi là hố đĩa (excavatio disci) là nơi có mạch trung tâm võng mạc đi vào (H.25.6).

2.1.3.2. Mạch máu của võng mạc.

– Phần ngoài của lớp thần kinh được nuôi dưỡng bởi màng mạch.

– Phần trong được cung cấp bởi động mạch trung tâm của võng mạc (a.centralis retinae) là một nhánh của động mạch mắt.

Động mạch trung tâm võng mạc khi theo dây thần kinh thị giác vào nhãn cầu chia làm hai nhánh trên và dưới, các nhánh này không thông nối nhau cũng như với các nhánh khác. Đây là những động mạch tận cùng, do đó nghẽn động mạch trung tâm võng mạc gây mù. Có thể soi đáy mắt để thấy tình trạng của võng mạc và động mạch trung tâm võng mạc (H.25.6).

2.2. CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT CỦA NHÃN CẦU

Gồm có từ sau ra trước : thể thủy tinh, thấu kính và thủy dịch.

2.2.1. Thể thủy tinh (corpus pitreum) là một khối trong suốt như lòng trắng trứng, chứa đầy ở 4/5 sau nhãn cầu và dính với miệng thắt võng mạc. Có cấu tạo giống như thủy dịch và chứa thêm nhiều sợi keo và mucopolysaccarit. Trục của thể thủy tinh có một ống gọi là ống thủy tinh (canalis hyaloideus) đi từ đĩa thần kinh thị đến thấu kính. Ông có đường kính 01,0 mm tương ứng với vị trí của động mạch đến cấp máu cho thấu kính lúc phôi thai. Ở trong thể thủy tinh có thủy tinh dịch (humor citreus).

2.2.2. Thấu kính (lens) là một địa hình thấu kính hai mặt lồi, hơi vàng, trong suốt nằm giữa mống mắt và thể thủy tinh. Có hai mặt : mặt sau (facies posterior lentis) và mặt trước (facies anterior lentis).

Mặt sau lồi hơn mặt trước, hai mặt gặp nhau ở chu vi thấu kính gọi là xích đạo thấu kính (equator lentis). Điểm trung tâm của mặt trước và sau gọi là cực trước và cực sau (polus ant. et post. lentis), đường nối liền hai cực là trục thấu kính (axis Dentis). L Thấu kính được cấu tạo ở ngoài bởi một bao (capsula lentis) có lớp thượng mô (epithelium lentis). Ở trong là chất thấu kính (substantia lentis). Phần ngoại biên thì mềm gọi là vỏ (cortex lentis), trung tâm thì rắn hơn tạo thành nhân thể thấu kính (nucleus lentis). Đơn vị cấu tạo của thể thấu kính gọi là sợi thấu kính (fibrae lentis). Các sợi này là những dải dài 7-10,0mm.

Thấu kính được treo vào thể mi và võng mạc nhờ dây chằng treo thấu kính hay còn gọi là vùng mi (zonula ciliaris).

2.2.3. Thủy dịch (humor aquosus) (H.25.3).

Thủy dịch được chứa trong tiền phòng camera anterior bulbi) và hậu phòng nhãn cầu (camera posterior bulbi). Thành phần thủy dịch giống như huyết tương nhưng không có protêin. Thủy dịch được tiết ra từ mỏm mi vào hậu phòng, chui qua con ngươi để sang tiền phòng rồi chui vào góc mống mắt – giác mạc (angulus iridocornealis) để vào xoang tĩnh mạch củng mạc (sinus Uenous sclerae) và đi theo các tĩnh mạch mi (H.25.3). Vì vậy áp lực thủy dịch luôn luôn không đổi. Nếu vì lý do nào đó làm tắc nghẽn sự lưu thông thủy dịch thì áp lực sẽ tăng lên gây nên bệnh tăng nhãn áp (glaucoma).

3. CÁC CƠ QUAN MẮT PHỤ (organa oculi accessoria).

Gồm có mạc ổ mạc, các cơ nhãn cầu, lông mày, mí mắt, kết mạc và bộ lệ.

3.1. MẠC Ổ MẮT (fasciae orbitales) là những mô xơ nâng đỡ và che chở các thành phần trong ổ mắt, gồm có bốn phần (H.25.4).

3.1.1. Ngoại cốt ổ mắt (periorbita) lót các thành ổ mắt phía sau, liên tục với màng não cứng ở lỗ thị và khe ổ mắt trên.

3.1.2. Vách ổ mắt (septum orbitale) là một mảnh sợi căng ngang qua ổ mắt liên quan phía trước với cơ vòng mi. Phía trên gắn vào bờ ổ mắt và liên tục với lớp ngoại cốt mạc.

3.1.3. Bao nhãn cầu (vagina bulbi) là một lớp xơ mỏng bao tất cả phần củng mạc của nhãn cầu, ngăn cách nhãn cầu với khối mỡ chung quanh.

3.1.4. Mạc cơ (fasciae musculares) bao các cơ nhãn cầu, là phần nối dài của bao nhãn cầu. Các mạc cơ thẳng dính nhau nhờ các màng gian cơ.

3.2. CÁC CƠ NHÃN CẦU (musculi bulbi) (H.25.4 và H.25.5). Gồm bốn cơ thẳng và hai cơ chéo vận động nhãn cầu và một cơ nâng mi trên.

3.2.1. Các cơ thẳng gồm các cơ thẳng trên, thẳng dưới, thẳng trong và thẳng ngoài (mm.rectus superior, inferior medialis et lateralis) có nguyên ủy từ một vòng gân chung (anulus tendineus communis) nằm xung quanh lỗ thị và một phần khe ổ mắt trên. Các cơ thẳng theo | hướng từ sau ra trước liên quan chặt chẽ với các thành ổ mắt và bám vào củng mạc theo một đường trôn ốc sao cho nơi bám tận các cơ cách bờ giác mạc từ 7 – 9,0mm. Hai cơ thẳng trong và ngoài nằm trong mặt phẳng ngang, cơ thẳng trên và dưới nằm trong mặt phẳng thẳng đứng.

3.2.2. Các cơ chéo.

– Cơ chéo trên (m.obliquus superior) có nguyên ủy từ xương bướm, phía trên và phía trong ống thị. Cơ đi ra trước giữa thành trên và thành trong ổ mắt, phía trên cơ thẳng trong. Gân cơ đi qua một vòng sụn gọi là ròng rọc ở gần phía trên trong nền ổ mắt sau đó đi theo hướng ra ngoài, ra sau, và xuống dưới để bám vào phần sau ngoài củng mạc.

– Cơ chéo dưới (m.obliquus inferior) có nguyên ủy từ một hố ở mặt trên xương hàm trên, phía ngoài ống lệ mũi. Cơ đi ra ngoài, về phía sau và nằm phía dưới cơ thẳng dưới, uốn cong lên trên và bám vào phần sau ngoài củng mạc.

3.2.3. Cơ nâng mi trên (m.levator palpebrae superioris) bám vào đỉnh ổ mắt phía trên lỗ thị giác đi ra trước tỏa ra ở trong sụn mi và da mi mắt trên. Do đó cơ chỉ có tác dụng nâng mi trên mà không tham gia vận động nhãn cầu (H.24.5).

3.2.4. Thần kinh điều khiển các cơ nhãn cầu. – Thần kinh ròng rọc (dây IV) điều khiển cơ chéo trên. – Thần kinh vận nhãn ngoài (dây VI) điều khiển cơ thẳng ngoài.

– Thần kinh vận nhãn (dây III) điều khiển các cơ thẳng trên, thẳng trong, thẳng dưới, chéo dưới và cơ nâng mi trên.

Cả ba dây thần kinh này vào ổ mắt qua khe ổ mắt trên (xem bài Các dây thần kinh sọ). 3.2.5. Chức năng các cơ nhãn cầu.

Nhãn cầu chuyển động vừa xoay vừa tịnh tiến theo ba trục trong không gian : trục trước sau, trục trong ngoài và trục trên dưới. Trung tâm giác mạc di chuyển quanh trục trên dưới làm nhãn cầu liếc ngoài hay liếc trong, quanh trục trong ngoài để nhìn lên, nhìn xuống, quanh trục trước sau thì nhãn cầu xoay tròn để phần 12 giờ của giác mạc có thể di chuyển ra ngoài hay vào trong.

– Cơ thẳng dưới và chéo dưới giúp nhãn cầu xoay tròn ra ngoài, cơ thẳng trên và chéo trên giúp nhãn cầu xoay tròn vào trong quanh trục trước sau.

– Cơ thẳng ngoài và thẳng trong giúp nhãn cầu liếc ngoài hoặc liếc trong.

Động tác các cơ nhãn cầu có thể tóm tắt trong bảng sau đây :

3.3. LÔNG MÀY (supercilium) là một lồi da hình cung có lông ngắn, nằm ngang phía trên nền ổ mắt. Phía sau liên quan với cơ vòng mắt, cơ mày và cơ trán.

3.4. MÍ MẮT (palpebrae) (H.25.8).

Là hai nếp da cơ màng di động, nằm phía trước mỗi ổ mắt, bảo vệ nhãn cầu, gồm mí trên (palpebra superior) và mí dưới (palpebra inferior). Mí trên di động nhiều hơn mí dưới. Khoảng giữa hai bờ tự do của mi là khe mi (rima palpebrarum), hai mí gặp nhau ở hai đầu tạo nên góc mắt trong và ngoài đangulus oculi lateralis et medialis). Tại đây chỗ hai mí dính nhau gọi là mép mí ngoài và trong (commissura palpebrarum lateralis et medialis). Ở gần mép trong, hai mi không tiếp xúc với nhãn cầu và giới hạn một khoang tam giác nhỏ gọi là hồ lệ (lacus lacrimalis) trong đó có một cục nhỏ màu hồng gọi là cục lệ (caruncula lacrimalis). Ở đây của tam giác, trên mỗi mi mắt có nhú lệ (papilla lacrimalis), đỉnh nhú lệ có một lỗ nhỏ là điểm lệ (punctum lacrimale) là lỗ vào tiểu quản lệ (canaliculus lacrimalis).

Mỗi mí có mặt trước và sau (facies anterior et posterior). Bờ mi có hai viền : viền mí sau (Zimbus palpebralis posterior) áp vào nhãn cầu, tại đây phần kết mạc của mí mắt liên tục với phần da phía ngoài, trên viền sau có những lỗ nhỏ của các tuyến sụn (glandulae tarsales). Viền mí trước (limbus palpebralis anterior) tròn hơn, có lông mi.

Mí mắt có cấu tạo từ ngoài vào trong là :

– Da : mỏng, nhiều tuyến mồ hôi, có lông mịn và tuyến bã (glandulae sebaceae). Mi có lông mi và tuyến mồ hôi lớn gọi là tuyến mi (glandulae ciliares).

– Mô dưới da : không chứa mô mỡ.

– Lớp cơ gồm có phần mi cơ vòng mắt, cơ nâng mi trên. Cơ nâng mi trên có nguyên ủy từ cánh nhỏ xương bướm phía trên ống thị, cơ đi ra trước phía trên cơ thẳng trên bám vào da mi trên và bờ trên mảnh sân trên 

3.6. BỘ LỆ (apparatus lacrimalis) (H.25.8) gồm có :

3.6.1. Tuyến lệ (glandula lacrimalis) nằm trong một hố ở góc trước ngoài của thành trên ổ mắt. Có hai phần: phần ổ mắt (pars orbitalis) và phần mi (pars palpebralis). Tuyến lệ có 10 – 12 ống ngoại tiết (ductuli excretorii) mở vào vòm kết mạc trên.

3.6.2. Tiểu quản lý (canaliculus lacrimalis) gồm ống trên và ống dưới bắt đầu từ điểm lệ (punctum lacrimale). Mỗi tiểu quản lệ phình ra tạo thành bóng tiểu quản lệ (ampulla canaliculi Lacrimalis) đổ vào túi lệ.

3.6.3. Túi lệ (sacculus lacrimalis) dài 1 – 1,5 cm liên tục với phần trên ống lệ mũi, nằm phía sau dây chằng mi trong. Túi lệ nằm trong một hố giới hạn bởi mào lệ trước và sau.

3.6.4. Ống lệ mũi (ductus nasolacrimalis) dài 02 cm đi từ đầu dưới túi lệ và đổ vào ngách mũi dưới bởi một lỗ ở ngách này. Lỗ có một nếp niêm mạc gọi là nếp lệ (plica lacrimalis). Ông lệ mũi nằm trong một ống xương tạo bởi xương lệ, xương hàm trên và xương xoăn mũi dưới.

Trong trường hợp bị tắc ở một nơi nào đó trong các đường dẫn lệ, nước mắt sẽ không chảy được vào mũi qua ống lệ mũi làm cho luôn luôn bị chảy nước mắt.

BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC NGUYỄN QUANG QUYỀN TẬP 1

 

Advertisement

Giới thiệu BinhPhan

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 21] HẦU

1. ĐẠI CƯƠNG Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu …