Hối hận khi học nghề y. Đã từng thấy tiếc nuối quãng thời gian 6 năm thanh xuân học tập một ngành nghề mà khi đi làm phát hiện ra mặt trái của ngành?

Rate this post

Hối hận khi học nghề y. Đã từng thấy tiếc nuối quãng thời gian 6 năm thanh xuân học tập một ngành nghề mà khi đi làm phát hiện ra mặt trái của ngành?

  Lý do có lẽ là: thu nhập có được từ nó không cao như mong muốn, trách nhiệm và thời gian cho công việc quá nhiều, áp lực từ bạn bè đồng trang lứa, từ thế giới xung quanh khi giới trẻ ngày càng có nhiều hơn một nguồn thu nhập.
Tôi cũng đã từng bắt đầu điên cuồng tìm cách thoát khỏi nghề nghiệp tôi đã dày công 10 năm ăn học có dư để chuyển sang công việc khác vì thực sự thấy stress với những gì đã trải qua.
Nếu công việc cứ đều đều và không có sự phát triển theo thời gian, tôi cảm thấy tôi đang thui chột thật sự. Bên cạnh là những lời quảng bá công việc lương cao ngất ngưởng của thế hệ các bạn trẻ tuổi lại khiến áp lực và gánh nặng kinh tế thêm nhiều.
Và cá nhân tôi lúc đó đang vướng vào một loại tư duy. Đó chính là tư duy NẠN NHÂN.
  • Tôi đã cho rằng nghề y đang trả lương quá bèo bọt. Do đó tôi là nạn nhân của việc đó!
  • Tôi đã cho rằng học hành nghề y quá vất vả mà nghề lại quá bạc bẽo với người làm ngành. Tôi đang là nạn nhân của ngành nghề tôi chọn.
  • Tôi đã cho rằng nghề này quá khó khi bệnh nhân muôn hình vạn trạng. Tôi đang là nạn nhân của sự dốt nát.
    Tất cả những điều trên đều do một loại tư duy gọi là tư duy NẠN NHÂN. Tức là luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh mà lại không nhìn nhận từ bản thân mình.
Khi môi trường làm việc ngày càng nhiều cạnh tranh, bác sĩ nhiều như “lợn con” thì lối tư duy nạn nhân này lại càng nhanh chóng giết chết tình yêu với nghề hơn.
    Khi lớn hơn một chút, có một chút trải nghiệm cuộc sống, tôi nhận ra rằng công việc nào cũng có khó khăn và có những áp lực cả. Kể cả những công việc bên ngoài tưởng chừng chúng rất nhàn hạ. Và sự lựa chọn theo ngành y của tôi không phải là điều gì tồi tệ cả!
   Tôi nhận ra điều này từ khi bắt tay học hỏi thêm kỹ năng để nâng cao giá trị bản thân. Tôi bắt đầu nhận thấy rằng đổ lỗi cho hoàn cảnh là một loại ngõ cụt. Khi đứng trước ngõ cụt thay vì than thân, trách hoàn cảnh thì việc nhìn vào bản thân mình và tìm giải pháp tốt hơn nhiều.
   Nghề y là một nghề cao quý, luôn sống còn với thời đại. Tức là một nghề luôn XANH. Một bác sĩ sẽ không thiếu việc để làm nếu biết cách nâng cao tay nghề và giải quyết khó khăn cho người bệnh.
  Tôi bắt đầu học hỏi kỹ năng như một nỗ lực thay đổi giá trị bản thân. Tôi viết cho người bệnh, viết cho chính mình. Nhưng càng đi sâu vào nó, tôi lại nhận ra rằng lĩnh vực này còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Và bên cạnh nó có vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho bác sĩ.
  Điều đó lại càng củng cố rằng cái cảm giác ban đầu kia là một loại stress chứ không phải tôi không yêu nghề. Và tôi đã vượt qua nó khi đi sâu hơn vào ngành, tìm thấy niềm yêu thích với nghề tôi chọn.
Tôi của hiện tại luôn tâm niệm: Nếu đã lựa chọn rồi thì làm tốt nhất trong khả năng của mình. Khi làm hết sức mình nhưng vẫn không nhận ra sự yêu thích thì chọn lại và không hối hận.
Nếu đã lựa chọn học y, hãy cố gắng hết sức có thể. Nghề này không dễ dàng, những nghề chắc chắn không phụ người có tâm! Cùng cố gắng lên nhé!
Tác giả: BS Lê Thị Loan
Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả BS Lê Thị Loan đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!
Advertisement

Giới thiệu Nguyễn Hùng Nhật Duy

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …