[HỒI SỨC – CẤP CỨU] Tổng quan các loại dịch truyền – P1: Thành phần và giả thuyết

Rate this post

CHỦ ĐỀ NỘI KHOA – HỒI SỨC – CẤP CỨU

TỔNG QUAN CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN

PHẦN 1: THÀNH PHẦN VÀ GIẢ THUYẾT

Tác giả: BSNT. Nguyễn Phi Tùng
Mọi người muốn thảo luận thì vào group: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam/
Muốn xem lại các bài viết dễ hơn thì vào website: https://vypo.ykhoa.org
THÀNH PHẦN VÀ GIẢ THUYẾT
Ta có 2 nhóm dịch là dịch tinh thể và dịch cao phân tử. Trong nhóm dịch tinh thể, ta có nước muối sinh lý/ nước muối đẳng trương (NS, normal saline) và các dung dịch cân bằng (balanced solutions)
Hiệu quả bù dịch của dịch tinh thể và dịch cao phân tử
Mục đích của việc bù dịch là bù dịch vào lòng mạch
Phân bố dịch trong cơ thể:
-Tổng dịch = Dịch ngoại bào (chiếm 1/3) và nội bào
-Dịch ngoại bào gồm: thể tích nội mạch (1/4) và dịch ở mô kẽ
Dịch tinh thể: Là những loại dịch có áp lực thẩm thấu gần áp lực thẩm thấu máu, do đó, giả thuyết là lượng dịch truyền vào sẽ phân bố tương tự dịch ngoại bào, nghĩa là 25% sẽ ở trong lòng mạch.
Dịch cao phân tử: Là những loại dịch mà áp lực thẩm thấu cao nên sẽ được giữ lại trong lòng mạch, thậm chí kéo thêm nước từ mô kẽ vào lòng mạch => Hiệu quả trong lòng mạch > 100% lượng bù.
Hiệu quả của dịch cao phân tử tùy thuộc vào hiệu số: Pc – COP. Trong đó: Pc là áp lực thủy tĩnh của mao mạch; COP là áp lực thẩm thấu của dịch đó (colloid osmotic pressure, hay oncotic pressure). Ở tu thế nằm, Pc trung bình là 25mmHg.
Nồng độ điện giải sinh lý: Na 140mEq; Cloride 100mEq; Kali 4mEq
Nước muối sinh lý (normal saline):
Thành phần: Na 154mEq; Cl 154 mEq, áp lực thẩm thấu 308
Giả thuyết:
-Toan chuyển hóa do tăng Clo (hyperchloremic acidosis) theo nguyên lý toan kiểm của Steawart và hậu quả của toan chuyển hóa (tăng tỉ lệ tổn thương thận cấp, tỉ lệ cần lọc máu, tử vong..) (giả thuyết)
-Thành phần Na cao nhất trong nhóm dịch tinh thể, nên nghĩ sẽ gây phù mô kẽ nhiều nhất.
-Thành phần Na cao hơn Na máu nên dùng để điều trị hạ Na máu nhóm giảm thể tích.
Lactate Ringer:
Thành phần: Na 130mEq; Cl 109 mEq, áp lực thẩm thấu 256; Calci 4mEq; Dịch đệm là lactate.
Giả thuyết:
-Thành phần Clo sinh lý hơn
-Áp lực thẩm thấu thấp nên gây tăng nguy cơ phù não trên bệnh nhân nguy cơ cao (chấn thương đầu..)
-Dịch đệm là lactate nên có nguy cơ tăng lactate máu ở bệnh nhân giảm tưới máu gan (sốc) hoặc suy gan (vì bình thường lactate được gan chuyển hóa)
-Thành phần có Calci nên không truyền chung với máu.
Ringer Funding:
Thành phần: Na 140mEq; Cl 127 mEq; Calci 2.5mEq; Dịch đệm là acetate malate
Giả thuyết:
-Tương tự Lactate Ringer nhưng cải thiện được một số nhược điểm: áp lực thẩm thấu cao hơn LR; dịch đệm không phải là lactate.
Plasma-L (plasmalyte)
Thành phần: Na 140mEq; Cl 98 mEq, áp lực thẩm thấu 271; Kali 5mEq; Calci (-); Dịch đệm là acetate gluconate.
Giả thuyết:
-Ưu điểm tương tự các dịch cân bằng kể trên
-Không chứa Calci nên có thể truyền chung với máu.
Albumin 5%
Áp lực thẩm thấu (COP):20mmHg, thời gian tác dụng 12h
Giả thuyết:
-Những vai trò của bản thân albumin trong sepsis
-Hiệu quả cao (đạt được lượng dịch lòng mạch lớn hơn với thể tích nhỏ hơn, giảm phù mô kẽ) à Tỉ lệ: 1:0.7 (bù 1L ở trong lòng mạch 700ml)
Albumin 25%
Áp lực thẩm thấu (COP):70mmHg, thời gian tác dụng 12h
Giả thuyết:
-Những vai trò của bản thân albumin trong sepsis
-Hiệu quả cao (đạt được lượng dịch lòng mạch lớn hơn với thể tích nhỏ hơn, giảm phù mô kẽ) => Tỉ lệ: 1:3 (bù 1L ở trong lòng mạch 3L)
Advertisement
Còn một số dịch khác cũng được dùng trong hồi sức mình không đề cập. Các bạn có thể comment nếu thắc mắc
Tất cả các điều trên là giả thuyêt sinh lý bệnh từ thành phần của các loại dịch. Các loại dịch cân bằng ra đời sau normal saline, loại dịch sau mục đích khắc phục của loại dịch trước. Albumin về lý thuyết (không tính về giá cả) có ưu điểm rất rõ ràng so với dịch tinh thể. Vậy những giả thuyết ở trên có đúng không? Tại sao các guideline không loại luôn Normal saline để thay bằng các loại dịch cân bằng khác trong hồi sức? Tại sao các nghiên cứu về albumin lại cho các kết quả không như dự đoán?
Mời xem tiếp phần 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC LOẠI DỊCH – TỪ GIẢ THUYẾT ĐẾN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.

 

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …