[Hướng dẫn] Viêm gan B và Thai kỳ (SOGC- 3/2017)

Rate this post

Hướng dẫn số 342 – Viêm gan B và Thai kỳ (SOGC-3/2017)

  Khuyến cáo

1. Thai phụ nên được sàng lọc nhiễm vi rút viêm gan B ở giai đoạn đầu thai kỳ bằng cách xác định kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) (I-A).
2. Nếu tình trạng HBsAg không xác định được tại thời điểm sản phụ nhập viện, việc này cần được thực hiện ngay lập tức để thông báo cho nhóm quản lý trẻ sơ sinh1,2 (III-A).
3. Thai phụ có HBsAg dương tính cần xét nghiệm HBeAg, tải lượng DNA của virus viêm gan B (HBV), alanine aminotransferase (IA) và siêu âm gan (III-B) trong thai kỳ vì mục đích sức khỏe của mẹ và phân tầng nguy cơ lây truyền HBV chu sinh. Khuyến cáo giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa (III-L).
4. Thai phụ có HBsAg dương tính nên được tư vấn về cách phòng ngừa lây truyền vi rút viêm gan B cho bạn tình và những người tiếp xúc trong gia đình (II-2A).
5. Nếu HBsAg âm tính nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm (ví dụ: sinh ra ở quốc gia có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao, sử dụng chất cấm, nhiều bạn tình, truyền máu nhiều lần, ức chế miễn dịch, bạn tình dương tính với viêm gan B, nhân viên y tế, bị giam giữ, hoặc alanin aminotransferase bất thường), nên tầm soát lại vào cuối thai kỳ3 (II-3A).
6. Phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm viêm gan B với HBsAg âm tính và chưa được tiêm phòng viêm gan B phải được tư vấn về việc thay đổi yếu tố nguy cơ và tiêm đủ liều vắc xin viêm gan B tái tổ hợp: mang thai không phải là chống chỉ định tiêm vắc xin virus viêm gan B (II-2A).
7. Khuyến khích các kỹ thuật sàng lọc không xâm lấn để tầm soát lệch bội trước khi thực hiện xét nghiệm xâm lấn đối với thai phụ có HBsAg dương tính và tư vấn cho thai phụ rằng nguy cơ lây truyền trong tử cung tăng lên nếu DNA vi rút viêm gan B của mẹ > 200 000 IU/mL ( > 106 copies/mL) tại thời điểm chọc ối (II-2B).
8. Nếu có thể, tránh các thủ thuật xâm lấn trong chuyển dạ (ví dụ: điện tâm đồ thai nhi, lactate da đầu) có thể làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh phơi nhiễm với vi rút viêm gan B qua da (III-L).
9. Không khuyến cáo mổ lấy thai với mục đích duy nhất làm giảm nguy cơ lây truyền vi rút viêm gan B chu sinh (II- 2C).
10. Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh và globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 12 giờ đầu đời cho tất cả trẻ sơ sinh được sinh ra từ những sản phụ có HBsAg dương tính (I-A).
11. Nuôi con bằng sữa mẹ không làm tăng nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B, ngay cả khi trẻ sơ sinh không được tiêm vắc xin, do đó các bà mẹ bị nhiễm viêm gan B mạn tính muốn cho con bú nên được khuyến khích. (II-2A).
12. Khuyến khích gia đình hoàn thành các mũi tiêm chủng vi rút viêm gan B cho trẻ theo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh tại địa phương và xác nhận huyết thanh học về khả năng bảo vệ sau khi hoàn thành các mũi tiêm chủng viêm gan B, không sớm hơn 9 đến 12 tháng tuổi (I-A).
13. Phối hợp với bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm/tiêu hóa hoặc gan mật người lớn, cân nhắc điều trị kháng vi-rút để ức chế vi-rút giúp ngăn ngừa lây truyền chu sinh ở thai phụ có tải lượng DNA vi-rút viêm gan B > 200 000 IU/mL ( > 106 copies/mL), bắt đầu từ 28 đến 32 tuần tuổi thai và tiếp tục cho đến khi sinh (II-B).
p/s TDF (Tenofovir disoproxil fumarate) là thuốc duy nhất được khuyến cáo dùng cho thai kỳ, hiện nay có thuốc mới TAF (Tenofovir alafenamide) ưu việt hơn nhưng dữ liệu an toàn trên thai phụ chưa đầy đủ nên không được khuyến cáo.
Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/ylamsang/permalink/12460406125085  
                            Trân trọng cảm ơn bài chia sẻ này của BS.Vũ Văn Tài trên Diễn đàn y khoa!
                                                                                                                     Nguồn: BS. Vũ Văn Tài

 

Advertisement

Giới thiệu doannhi

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …