[Huyết học] Nhóm máu ABO và phản ứng chéo

Rate this post

Một chút kiến thức nhỏ bé về NHÓM MÁU ABO VÀ PHẢN ỨNG CHÉO nhân cái ngày đặt bút ghi y lệnh truyền máu khẩn.

* Tại sao trong vài trường hợp cấp cứu có thể truyền nhóm máu O cho người nhóm A, B, AB, truyền máu A, B cho người nhóm AB?
* Tại sao trong vài trường hợp cho chỉ định truyền máu dù định nhóm máu người cho và người nhận cùng nhóm máu nhưng làm phản ứng chéo lại ngưng kết ầm ầm? Và nếu không làm chéo thì chắc chắn truyền bịch máu này sẽ gây tai biến.

Khi truyền máu người ta quan tâm đến điều gì?
Phản ứng chéo (cross-match)
– Huyết thanh của bệnh nhân + Hồng cầu của bịch máu (Phần chính của phản ứng chéo – Major)
– Hồng cầu của bệnh nhân + Huyết thanh của bịch máu (Phần phụ của phản ứng chéo – Minor)

Khi phần chính của phản ứng chéo (-) có thể phát bịch máu truyền cho bệnh nhân.
Như vậy ví dụ khi truyền máu O cho người nhóm máu AB nhất định phần phụ phản ứng chéo sẽ (+).
Giải thích điều này thế nào, là câu hỏi hay gặp ở những bạn Y4 mới học về huyết học, miễn dịch quan tâm mà có thể lúc Y4 còn sơ sài.
Trước hết, kháng nguyên nhóm máu không chỉ nằm trên bề mặt hồng cầu mà nó còn nằm trên nhiều tổ chức của cơ thể (trừ tế bào thần kinh, xương, võng mạc). Kháng nguyên nhóm máu còn có ở dạng hòa tan, trong huyết thanh, các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, mồ hôi, sữa…
Sỡ dĩ nhóm máu O có thể truyền cho người máu A, B hay AB vì kháng thể chống A, chống B trong huyết tương truyền vào được pha loãng, bị cố định trên các tế bào của thành mạch, bị trung hòa bởi các kháng nguyên hòa tan do đó không (rất ít) gây ngưng kết và làm tan hồng cầu của người nhận máu. Tuy nhiên nếu truyền máu khác nhóm mà người cho có hiệu giá kháng thể cao thì tai biến có thể xảy ra (ví dụ: người nhóm máu O nguy hiểm).

Tại sao người cho và người nhận cùng nhóm máu mà làm phản ứng chéo phần chính vẫn (+)? Nguyên nhân hay gặp nhất liên quan đến nhóm máu phụ, thường gặp nhất là liên quan đến nhóm máu A.
Khoảng 80-85% người Việt Nam là nhóm máu A1. 15-20% là A2 /(A3/Ax/Aend/Am).
Người nhóm máu A2 có thể có kháng thể chống A1 tự nhiên nhưng ít và hiệu giá thấp nhưng khi nhân máu A1 sẽ tạo kháng thể miễn dịch chống A1 và gây ra tai biến ở những lần truyền máu A1 tiếp theo.

Những khoa lâm sàng truyền máu khá nhiều lâu lâu được đề nghị làm xét nghiệm chọn túi máu phù hợp (chọn túi máu phù hợp trong 10 túi máu -BN trả tiền) là vậy.

Hồi sinh viên mình và có lẽ nhiều bạn rất mơ hồ về nhóm máu phụ, nhóm máu hiếm. Hy vọng bài viết rất cơ bản này có thể giải đáp 1 vài thắc mắc.

NOTE: Truyền máu chưa bao giờ đơn giản khi tìm hiểu về nó. Nguy cơ là rất nhiều nên chỉ thật sự truyền máu khi cần thiết.

Advertisement

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …