XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH (PRIMARY ITP)
Tác giả: Bs Phan Trúc
Hôm nay mình gặp 3 ca đều gỉam tiểu cầu đơn độc, được chẩn đoán: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (primary ITP).
Cảm ơn người bạn đồng hành tuyệt vời BSNT Cao Thị Lộc (Nho Gio Con) đã cùng thảo luận và hỗ trợ mình làm ca phân tích này.
Ca 1 (Hình 1): Số lượng TC trên huyết đồ là 37 K/uL (Ca này đã kháng corticoid + cắt lách + sử dụng Eltrombopag – đồng vận của Thrombopoietin). Kết quả phết máu ngoại biên như H1: Các tiểu cầu kích thước rất to, ước đoán số lượng khoảng > 150 K/uL. Như vậy, phần lớn chúng đã bị đếm nhầm vào thành phần khác (khả năng là hồng cầu vì đều không có nhân, SL HC ca này là 4.64 M/uL) => Tiểu cầu lớn thường là bất thường tiểu cầu di truyền (inherited platelet disorders), dễ nhầm lẫn với ITP!
Ca 2 (Hình 2): Số lượng TC trên huyết đồ là 32 K/uL (Ca này đã “được” chọc tuỷ xương kiểm tra). Phết máu ghi nhận giảm TC thật sự, tuy nhiên bên cạnh đó hiện diện variant lymphocyte, plasmocyte; khai thác bệnh sử sốt trước đó khoảng 1 tuần tự hết, nay bầm da đi khám => Hướng giảm tiểu cầu hậu nhiễm virus! Tất nhiên không phải là primary ITP.
Ca 3 (Hình 3). Số lượng TC trên huyết đồ 33 K/uL (Cũng “được” chọc tuỷ xương kiểm tra). Lam máu lần 1 như H3.1 (bị nhiều vết bẩn, kỹ thuật viên đã không để ý được phân bố tiểu cầu) và KL: giảm TC thật sự. Nhuộm lại lam thứ 2: TC bị kết chụm qua chống đông EDTA.
Vài nhận định:
1. Chẩn đoán primary ITP là một chẩn đoán loại trừ, đồng nghĩa với việc “phụ thuộc” khả năng loại trừ chúng ta đến đâu. Nguy cơ nhầm lẫn là hoàn toàn có thể!
2. Trước một BN giảm tiểu cầu, việc đầu tiên phải xác định có phải là giảm tiểu cầu thật sự hay không? Hậu quả có thể sẽ rất lớn như ca 1.
3. Phết máu ngoại biên là một công cụ quan trọng để đánh giá trong các tình huống bất thường công thức máu. Lưu ý, phải chọn lam đẹp