Kích thích não không xâm lấn đem lại hứa hẹn cho việc điều trị chứng ù tai dai dẳng

Rate this post

NEW YORK (Reuters Health) – Một phân tích tổng hợp mạng về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên chỉ ra rằng kích thích não không xâm lấn trung tâm có thể mang lại giá trị trong việc kiểm soát chứng ù tai,( theo ý kiến từ một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia).

Tiến sĩ Cheng-Ta Li, nói với Reuters Health qua email, “Bằng chứng gần đây cho thấy kích thích não không xâm lấn hứa hẹn đen lại nhiều khả quan trong việc điều trị chứng ù tai lâu ngày”.

Theo phân tích tổng hợp mới nhất từ ​​Đài Loan, ông và đồng tác giả Tiến sĩ Ping-Tao Tseng nói: ” Bằng kích thích dòng điện trực tiếp xuyên âm cực trên vùng vỏ não trước trán bên trái, kết hợp với kích thích tiếng ồn ngẫu nhiên xuyên sọ trên vỏ não thính giác hai bên có hiệu quả và khả thi nhất”.

Một bài báo trong JAMA Phẫu thuật Tai Mũi Họng – Đầu – Cổ, hai tiến sĩ Li và Tseng của Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc, Đài Loan và các đồng nghiệp của họ lưu ý rằng phương pháp điều trị soma có thể có hiệu quả trong chứng ù tai với một nguồn gốc cụ thể như mất tế bào lông ốc tai hoặc hư tổn do tác dụng phụ của thuốc với tai. Tuy nhiên, không một chứng minh nào là có hiệu quả trong điều trị ù tai mà không có nguyên nhân cụ thể.

Các nghiên cứu hình ảnh chức năng não ở những bệnh nhân như vậy đã cho thấy sự kích thích bất thường trong toàn bộ não, đặc biệt là ở vùng vỏ não thính giác. Ức chế sự hoạt động như vậy thông qua kích thích não không xâm lấn trung tâm (NIBS) đã được đề xuất như một phương pháp kiểm soát ù tai, nhưng kết quả là không thuyết phục.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tài liệu và xác định 32 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, bao gồm 1.458 người tham gia. Tuổi trung bình của họ là 49,6 tuổi và 34,4% là phụ nữ.

So với đối chứng, kích thích dòng điện trực tiếp xuyên âm cực trên vỏ não trước trán bên trái kết hợp với kích thích tiếng ồn ngẫu nhiên xuyên sọ trên vỏ não thính giác hai bên có liên quan đến sự cải thiện lớn nhất về mức độ ù tai.

Cải thiện mức độ ù tai được xếp hạng thuận lợi hơn cho kích thích theta-burst liên tục (cTBS) trên cả hai vỏ não thính giác so với chỉ trên vỏ não thính giác trái.Phương pháp cTBS

Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng, “vì một số so sánh can thiệp chỉ dựa trên một vài RCT, các bác sĩ lâm sàng nên lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể một cách thận trọng và tránh điều trị giống nhau cho tất cả các tình trạng lâm sàng.”

Tiến sĩ Berthold Langguth thuộc Đại học Regensburg, Đức, một nhà thần kinh học và chuyên gia về chứng ù tai, lưu ý: “Một phát hiện quan trọng là các biện pháp can thiệp đều an toàn và có kết quả rõ ràng về hiệu quả của các phương pháp NIBS khác nhau trong điều trị ù tai. Người ta phải xem xét rằng số lượng nghiên cứu có sẵn vẫn còn tương đối nhỏ. Do đó, một số kết quả cần được giải thích một cách thận trọng và cần nhân rộng thêm. Điều này cũng đã được các tác giả nêu rõ trong cuộc thảo luận. ”

“Phân tích tổng hợp này làm nổi bật tiềm năng kích thích não không xâm lấn trong điều trị ù tai và sự cần thiết phải nghiên cứu thêm trong lĩnh vực này”, Tiến sĩ Langguth kết luận. “Xem xét tính không đồng nhất của chứng ù tai, người ta nên nhắm đến việc xác định các yếu tố dự đoán để đáp ứng với điều trị khác nhau, cuối cùng có thể dẫn đến một điều trị cá nhân.”

Advertisement

——————————————————————————————————————————————————————————

Tiến sĩ Harrison Lin thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thính giác của Đại học California, nói với email của Reuters Health, “Đây là một nghiên cứu quan trọng và được thực hiện tốt, cung cấp thêm bằng chứng để hỗ trợ việc sử dụng các biện pháp can thiệp điều trị ù tai ở cấp độ não, thay vì chỉ ở tai. Tôi đồng ý với các tác giả rằng thậm chí cần có những nghiên cứu phức tạp hơn để chứng lợi ích của việc kích thích não không xâm lấn đối với bệnh nhân có triệu chứng ù tai nghiêm trọng. ”

Nguồn Medscape: https://www.medscape.com/viewarticle/934058

Tiêu đề:

Noninvasive Brain Stimulation Promising for Refractory Tinnitus

Dịch bởi: Gia Tân

Giới thiệu TRẦN GIA TÂN

Sinh viên y khoa

Check Also

[UpToDate] Tiền sản giật: Sinh bệnh học (Phần 1)

[UpToDate] Tiền sản giật: Sinh bệnh học (Phần 1) Các tác giả: S Ananth Karumanchi, …