[Chuyện học Y] Phải học Giải phẫu như thế nào?

Rate this post

Phải học Giải Phẫu ở PNT như thế nào ?

      * Sách giáo khoa:
– Y đa khoa, răng hàm mặt: chỉ nên dùng 1 trong 2 bộ sách + Bài giảng giải phẫu học ĐH Y dược TPHCM* (2 quyển) (sách thầy Quyền)
+ Giải phẫu chi trên – chi dưới, đầu – mặt – cổ, thần kinh, ngực – bụng* (4 quyển, thực tế chỉ có 3 quyển vì quyển thần kinh không thấy bán) (sách thầy Diệu)
– Cử nhân: giản yếu giải phẫu giải phẫu người
      * Tài liệu tham khảo:
– Atlas giải phẫu người Netter*
– Giải phẫu người Trịnh Văn Minh, Bộ Y Tế: sách viết rất hay nhưng nhiều chỗ dài và khó hiểu (sách thầy Minh).
– Giải phẫu người, ĐH Y Hà Nội (sách đỏ đen dùng cho SV hệ BS đa khoa)
– Bài giảng giải phẫu học, ĐH Y Hà Nội (hình như để đào tạo cho các hệ khác): dùng để ôn lại các ý chính trong bài, hay hơn quyển giản yếu của trường.
– Gray’s Anatomy for Students*: được mệnh danh là thánh kinh Giải Phẫu, SV rất nhiều trường ĐH trên thế giới sử dụng. Đặc biệt có phần ứng dụng lâm sàng cuối mỗi bài khá hay, đọc sách thầy Diệu có tương đồng vài phần với quyển này (bản tiếng Việt sắp được xuất bản bởi Tump Bridge Revolution)
– Gray’s Basic Anatomy: cao cấp hơn bản For Students 1 tí.
– Gray’s Anatomy for Students Flash Cards: để ôn bài.
– Netter’s Anatomy Flash Cards: để ôn bài.
– Color Atlas of Anatomy, Rohen – Yokochi – Lutjen-Drecoll: gồm hình ảnh chụp cơ quan, mạch máu, thần kinh,… trên xác. Nên sử dụng bản tiếng Anh do bản tiếng Việt đã rất cũ, hình không đẹp.
– Human Sectional Anatomy: hình chụp các lát cắt xác đẹp, đã có bản tiếng Việt.
– Grant’s Atlas of Anatomy.
– Grant’s Dissector: hình đẹp, chủ yếu dùng cho phẫu tích
– The Complete Human Body: hình vẽ đẹp, mỗi hình kèm
nhiều kiến thức giải phẫu – sinh lý liên quan, đã có bản tiếng Việt.
– Instant anatomy: đúng như cái tên của nó, gọn, dễ dùng ôn lại kiến thức cho bạn nào vững tiếng Anh chuyên ngành.
– Human Anatomy, Color Atlas and Textbook.
– Thieme Atlas of Anatomy.
– Phần mềm hỗ trợ học Giải Phẫu*: Visible Body Anatomy Function, Human Anatomy Atlas (trong thư viện số có 4-5 phần mềm khác cũng của cùng hãng Visible Body, có thể đem USB chép về)
– Bộ video Acland’s Anatomy*: tìm bộ nào được vietsub bởi SV các trường dùng chung sách giải phẫu học ĐH Y dược TPHCM (cũng không khuyến khích xem, do lượng kiến thức ít hơn sách, lại tốn nhiều thời gian hơn nhưng muốn đổi vị hay sách khó hình dung quá thì nên coi)
– Bộ video phẫu tích xác của GS Nguyễn Quang Quyền (tìm kênh youtube của anh Nguyễn Đức Vượng, ĐH Y dược
TPHCM)
– Bộ video giảng bài Giải Phẫu của thầy Sơn, ĐH Y Hà Nội.
– Bộ chú thích ảnh Barcharts.
– Các quyển sau đọc qua không hay: sách giáo khoa của
trường Học viện Quân Y, ĐH Y Thái Nguyên, sách Thực Tập Giải Phẫu Người – ĐHQG Hà Nội.
– Ngoài ra còn các video giảng lý thuyết, thực hành trên mô hình, xác của các ĐH khác, nhưng lưu ý các thầy cô nói nhầm, sai tên chi tiết cũng nhiều, phải tra với sách và Atlas.
      (*:Những tài liệu rất hay và nên đọc trước)

                 * Chương trình học:
– Y đa khoa, răng hàm mặt: gồm 3 học phần (Y Việt Đức thì có 4 học phần tương ứng tên 4 quyển sách thầy Diệu)
Nguyễn Minh Hoàng Nam
+ GP1 (chi trên – chi dưới): học phần dễ nhất (đấy là người ta nói thế chứ tới giờ Nam vẫn không thuộc nổi chi dưới). Nên sử dụng sách thầy Diệu vì có tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của cả phần, nhiều hình vẽ, sự kết hợp hoàn hảo của 3 quyển: sách thầy Quyền, Gray’s Anatomy và Atlas Netter.
+ GP2 (đầu – mặt – cổ – thần kinh): học phần khó và nặng nhất. Nó khó bởi vì nó gộp 2 học phần lại với nhau và cũng không phải tự nhiên mà BS nội trú ngoại thần kinh là những BS xuất sắc nhất. Nó nặng bởi vì khoảng cách giữa thi GP1 với thi GP2 ngắn, kèm theo việc tổ chức lễ Macchabée nên thời gian khá eo hẹp. Nên sử dụng sách thầy Minh vì viết kỹ, nhiều hình vẽ dễ hình dung hơn cả trong Atlas Netter.
+ GP3 (ngực – bụng): học phần này tương đối nhẹ hơn so với GP2, thời gian có phần rộng, thoáng hơn nhưng lại có thi xen kẽ nhiều môn. Nên sử dụng sách thầy Quyền.
– Cử nhân: trên trường dạy chương gì thì học chương đấy
      * Trắc nghiệm ôn tập:
– Sách trắc nghiệm giải phẫu ĐH Y dược TPHCM: rất dày, làm cho biết dạng đề chứ không ra giống.
– Sách trắc nghiệm cô Vân: sách dịch nên nhiều câu đọc khó hiểu, tương đối khó.
– Sách trắc nghiệm thầy Huy: dùng cho ôn thi BS nội trú, có nhiều câu lâm sàng ứng dụng hay.
      * Phương pháp học:
– Không chỉ riêng Giải Phẫu mà chung cho các môn học khác,
điều đầu tiên là phải chăm. Trước khi đến lớp phải đọc trước bài ở nhà, đọc từ sách giáo khoa, sách tham khảo đến sách trắc nghiệm, kết hợp xem Atlas, video thực hành. Vậy mà lên lớp có khi nghe giảng cũng chả khác gì “vịt nghe sấm”.
– Sau khi học xong trên giảng đường thì phải có kế hoạch ôn tập liên tục tùy quỹ thời gian của bản thân. Nếu không ôn thì đến lúc thi kiến thức dồn lại nhiều, rất khó để nắm hết.
– Học lý thuyết trên giảng đường cũng dễ hình dung lắm,
giảng viên có nhiều phong cách khác nhau, dễ thấy nhất là đọc rap và ru ngủ. Nhiều đêm khó ngủ cứ mở ghi âm Giải Phẫu lên là đảm bảo chưa tới 10 phút sẽ chím vào giấc ngủ say ngay.
– Học thực hành thì cũng phải biết sơ sơ tên các chi tiết giải phẫu của mô hình, xác mà mình sắp học qua atlas, phần mềm bởi nếu vác cái đầu “rỗng” vào nghe thì rất dễ bị choáng và khó mà ghi nhớ được gì. Giảng viên dạy thực hành cũng có nhiều phong cách giảng dạy. Có thầy thì dạy từ A –> Z; thầy thì chỉ dạy cái khó; thầy thì dạy kiểu hỏi – đáp, hỏi đến khi nào bí thì end game, thầy thì chỉ giải đáp các chi tiết thắc mắc; thầy thì kêu vài đứa đại diện lên để chỉ hết tất cả chi tiết mà thầy hỏi (đương nhiên tinh thần đồng đội hỗ trợ nhau phải rất cao).
– Khi đọc tài liệu tham khảo thì nhớ: do có sự khác biệt vùng miền, căn cứ vào tên thuật ngữ Latin để xác định tên chi tiết gọi theo sách mình học.
– Phải xác định chuyên khoa mà mình mong muốn theo sau này, nếu muốn theo Ngoại lồng ngực thì học kỹ tim, phổi, trung thất bởi vì KHÔNG THỂ NÀO NHỚ HẾT TẤT CẢ CÁC CHI TIẾT GIẢI PHẪU. Ở cấp độ Đại Học, chỉ nên học những chi tiết lớn, cần thiết, nhất định phải biết để áp dụng lên các môn năm trên như Sinh Lý, Triệu Chứng, Bệnh Học. Còn những chi tiết nhỏ, bé xíu, tranh cãi thì chấp nhận bỏ vì nó chỉ chiếm 1 đến 2 câu trong đề thi chạy bàn 39 câu.

LỜI KẾT: Giải Phẫu thực tế không quá ghê gớm như những gì đồn đại nếu siêng năng học, ôn bài đầy đủ. Vì mới chuyển cấp từ THPT lên nên có thể hơi bỡ ngỡ nhưng khi đã quen rồi thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Chúc các bạn lĩnh hội môn Giải Phẫu thành công

Nguồn: Cày bừa GP Sinh lý – Nơi cày cuốc Y học

Advertisement

Giới thiệu Thien Khiem

"The original point of love is located beneath our bottom. We can help someone happy. One speech or action or thinking can lessen someone’s melancholy and enhance his or her happiness”.

Check Also

[VYPO] Chọn chuyên ngành gì? Vì sao mình chọn Nhi khoa?

Thực tế rất nhiều em sinh viên trong quá trình học và kể cả tốt …