Một số điểm chính trong
HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG CỦA IDSA về điều trị nhiễm khuẩn
do vi khuẩn Gram âm kháng thuốc, 08/09/2020
Biên dịch:
Nguyễn Lê Hiệp
Nguyễn Thanh Bình
Hiệu đính:
TS. DS. Phạm Đức Hùng
Từ viết tắt
ESBL-E: Extended-Spectrum β-Lactamase-Producing Enterobacterales (Enterobacterales sinh β-lactamase phổ rộng)
CRE: Carbapenem-Resistant Enterobacterales (Enterobacterales kháng carbapenem)
KPC(s): Klebsiella pneumoniae carbapenemase(s)
NDM: New Dehli metallo-β-lactamase
DTR-P.aeruginosa: difficult-to-treat resistance Pseudomonas aeruginosa (Pseudomonas aeruginosa kháng thuốc khó trị)
Về việc lựa chọn phác đồ kinh nghiệm
Hướng dẫn không đưa ra khuyến cáo cụ thể về lựa chọn phác đồ kinh nghiệm. Phác đồ kinh nghiệm cần được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như: đặc điểm nhiêm khuẩn và tình trạng kháng thuốc tại cơ sở, tình trạng bệnh nhân, nguồn nhiễm, ect.
Về thời gian điều trị
Hướng dẫn cũng không đưa ra khuyến cáo về độ dài đợt điều trị. Tuy nhiên, một lưu ý dành cho các nhà lâm sàng là không cần thiết kéo dài thời gian điều trị khi xác định tác nhân là vi khuẩn kém nhạy, so với việc điều trị cùng một tác nhân nhưng thuộc typ nhạy.
Thời gian điều trị có thể cần thay đổi trong trường hợp thử độ nhạy cho kết quả vi khuẩn kháng thuốc đang sử dụng. Với một số trường hợp, ví dụ với viêm bàng quang, nếu bệnh nhân có cải thiện trên lâm sàng thì việc kéo dài thời gian điều trị, đổi thuốc hay cấy lại vi khuẩn là không cần thiết.
Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn được đề cập dưới đây, khi có nghi ngờ kháng phác đồ kinh nghiệm, khuyến cáo đổi sang một hoạt chất còn nhạy và dùng đủ thời gian đợt điều trị. Ngoài ra, thời gian điều trị còn cần được cân nhắc dựa trên khả năng kiểm soát nguồn lây, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân và đáp ứng .
Nguồn: fb.com/100576841698505