Lợi ích của nước dừa

Rate this post

LỢI ÍCH CỦA NƯỚC DỪA

     Mình thấy nhiều bạn mắc covid đang sử dụng nước dừa, vậy nước dừa thật sự có tốt? Cùng tìm hiểu với BS.Q.Anh ở bài viết này.
     Nước dừa là chất lỏng trong suốt hoặc đục mờ bên trong trái dừa xanh và rất giàu chất điện giải, vitamin và khoáng chất. Còn theo Y học cổ truyền nước dừa vị ngọt mát, tính bình vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình vào tỳ, thận và vị tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Dừa được trồng nhiều ở miền trung và miền nam nước ta, sẵn có và dễ tìm, giá cả hợp lý.
Hôm nay chúng ta cùng nhau khám phá bảy lợi ích sức khỏe của nước dừa và khoa học đằng sau.
1. Chất điện giải
      Nước dừa có chứa chất điện giải tự nhiên. Ví dụ trong khoảng 100 ml nước dừa chứa khoảng 18,17 calo, 4,3 gam đường, 203,3 miligam kali và 18,17 miligam natri. Tuy nhiên nước dừa có nhiều kali và có ít natri hơn đồ uống thể thao thông thường, chất điện giảichính bị mất trong mồ hôi khi luyện tập. Ngoài ra, nó có ít carbohydrate hơn nhiều đồ uống thể thao. Điều này có nghĩa là nó có thể không cung cấp đủ năng lượng trong quá trình tập luyện vất vả hoặc kéo dài, nhưng nó có thể giúp bù nước sau đó. Khi bạn bị sốt, tiêu chảy bạn có thể bủ nước bằng nước dưa, tuy nhiên không thể thay thể được Oresol, một điều nhấn mạnh không thể thay thế hoàn toàn nước dừa thay cho Oresol trong trường hợp sốt cao hay tiêu chảy nặng.
2. Ít calo (nặng lượng) hỗ trợ giảm cân
     Nước dừa tinh khiết 100ml chỉ chứa 18,17 calo giúp nó thay thế lành mạnh cho các loại đồ uống có đường hơn. Việc hoán đổi này có thể hỗ trợ nỗ lực giảm cân và giúp duy trì cân nặng vừa phải. Nếu một người thích uống nước dừa việc sử dung nhiều nước dừa hơn trong chế độ ăn uống có thể tăng cường quá trình sử dụng mỡ thừa.
3. Giàu dinh dưỡng
      Nước dừa chứa nhiều nước, có protein, lipid, chất vô cơ, cacbonhydrat, Ca, P, Fe và nhiều acid amin, vitamin nhóm B. Hàm lượng Mg và K rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào nên được dùng làm nước bổ dưỡng, chữa chứng mất nước và phục hồi cân bằng chất điện giải. Nước dừa chứa một số chất dinh dưỡng ngoài kali, bao gồm cả canxi và magiê. Một 100ml nước dưa có chứa tới 203,3mg kali do vậy với những ai muốn tăng lượng kali, nước dừa có thể là một lựa chọn tốt. Kali giúp giữ cân bằng lượng chất lỏng và điện giải, đặc biệt là trong khi tập thể dục bởi vì có nhiều kali hơn natri trong nước dừa, kali có thể giúp cân bằng tác động của natri đối với huyết áp – và thậm chí nó có thể giúp hạ huyết áp. Canxi hỗ trợ sức mạnh của xương và răng, đồng thời giúp cơ co lại và hoạt động tốt. Magiê giúp di chuyển canxi và kali vào cơ bắp, đồng thời nó cũng giúp sản xuất năng lượng và chức năng của các cơ quan. Tuy nhiên, nước dừa không phải là một nguồn cung cấp chính canxi hoặc magiê, vì vậy cơ thể cũng cần hấp thụ những chất dinh dưỡng này từ các nguồn khác.
4. Có lợi cho hệ tiêu hóa
     Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.
     Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).
Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.
5. Lợi ích chống oxi hóa và sức khỏe tim mạch
     Nước dừa có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Kali của nó có thể giúp giảm bớt tăng huyết áp. Có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Mặc dù nước dừa có thể đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, nhưng bệnh nhân vẫn cần tuân thủ theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
     Nước dừa có chứa chất chống oxy hóa , giúp trung hòa các chấtoxy hóa và các gốc tự do. Có tác dụng giảm cholesterol.
6. Lợi ích về đường huyết
     Uống nước dừa không đường thay vì đồ uống có đường có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nước dừa không đường có chứa đường tự nhiên, vì vậy một người có thể cần hạn chế uống. Trong một nghiên cứu năm 2015 nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nước dừa giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và giảm lượng đường trong máu tổng thể.
7. Lợi ích cho thận
     Uống nước dừa thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe của thận. Theo một nghiên cứu năm 2018 ở những người tham gia không bị sỏi thận, nước dừa giúp họ mất nhiều citrate, kali và clorua hơn trong quá trình đi tiểu, cho thấy rằng nước dừa có thể giúp làm lỏng sỏi hoặc ngăn chúng hình thành.Trong mộtnghiên cứu khácnăm 2021 ởchuột, các nhà khoa họcđã tìm thấy những lợi ích tương tự. Họ cũng trích dẫn một số phát hiện trước đó rằng nước dừa có thể giúp giảm bớt tổn thương thận do bệnh tiểu đường.
8. Nước dừa và sức khỏe làn da
Uống nước dừa hoặc thoa lên da có thể có tác dụng dưỡng ẩm. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2015 thấy rằng tiêu thụ nước dừa giúp ngăn ngừa thiệt hại từ các gốc tự do ở chuột. Nếu điều này đúng với con người, thức uống này có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa, mặc dù việc xác nhận điều này cần nhiều nghiên cứu hơn. Trong một nghiên cứu năm 2017các nhà khoa học đề xuất rằng nước dừa có tác dụng kháng khuẩn, cho rằng việc thoa lên da có thể giúp điều trị mụn trứng cá.
Advertisement
Những lưu ý khi sử dụng nước dừa
Khi mang thai
      Trong một thai kỳ bình thường, mẹ bấu có thể sử dụng nước dừa miễn là nó đã được đảm bảo an toàn thực phẩm. Các chất điện giải trong nước dừa sung những chất bị mất khi ốm nghén và các chất dinh dưỡng trong đó có thể có lợi cho thai nhi đang phát triển.Bất kỳ vấn đề nào trong thai kỳ làm bạn lo lắng, hay hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị ngon, nên để nguyên quả để uống. Uống càng sớm ngay sau khi hái, nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao.
     Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:
    Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ dẫn tới các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
     Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
     Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp,… thì không nên dùng nước dừa.
BS.Phan Quốc Anh Chuyên khoa dinh dưỡng
Không có mô tả ảnh.
Tác giả: BS Phan Quốc Anh
Xin gửi lời cảm ơn đến BS Phan Quốc Anh đã đồng ý đăng tải bài viết lên Diễn đàn Y khoa.

Giới thiệu Vạn Việt Trường

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …