CHẤT DƯỠNG ẨM
1. ĐỊNH NGHĨA:
Chất dưỡng ẩm là hỗn hợp các thành phần hóa học dùng để làm ẩm lớp ngoài cùng của da, cải thiện biểu hiện bề ngoài và (hoặc) cải thiện sức khỏe làn da.
2. VAI TRÒ:
– Giữ ẩm
– Kháng viêm
– Kháng phân bào
– Chống ngứa
– Chống nắng
– Khác…
3. PHÂN LOẠI:
– Băng bịt (Occlusive)
– Hút ẩm (Humectant)
– Làm mềm (Emoillient)
a) Băng bịt (Occlusive):
– Tạo lớp hàng rào vật lý không thấm nước trên bề mặt da, ngăn mất nước qua thượng bì
– Phù hợp với mùa lạnh và da khô
b) Hút ẩm (Humectant):
– Hút nước từ không khí (Nếu độ ẩm không khí > 70%) và từ lớp bì, thượng bì, làm đầy các khoảng trống ở lớp sừng
– Sử dụng tốt nhất khi da vẫn còn ẩm (sau tắm, rửa mặt…)
c) Làm mềm (Emoillient):
– Lắp đầy khoảng trống, tăng tính kết dính giữa các tế bào sừng
– Giúp bề mặt da mềm mại và mượt mà hơn
4. CHỈ ĐỊNH:
– Nhóm bệnh chàm: viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc…
– Các rối loạn sừng hóa: dày sừng nang lông, vảy nến…
– Thẩm mỹ: lão hóa da, nám má…
– Bệnh lý da khác: trứng cá, lichen đơn dạng mãn tính…
5. CÁC DẠNG:
– Sữa (lotion): mặt, thân, da bình thường
– Kem (cream): mặt, thân, bàn tay, da khô
– Mỡ (oilment): bàn tay, bàn chân
– Hồ (paste): vùng tã lót
– Gel: mặt, vùng có lông
6. TÁC DỤNG PHỤ:
– Cảm giác kích ứng
– Viêm da tiếp xúc dị ứng
– Mụn do mỹ phẩm…
7. KẾT LUẬN:
Để lựa chọn các sản phẩm phù hợp với bệnh nhân, cần nắm vững các hoạt chất giữ ẩm và cách phối hợp chúng với nhau.
Kiến thức rút gọn đã được mình tóm tắt ở clip dưới:
https://www.tiktok.com/@drtranliem/video/7024722049453002010
#dưỡng_ẩm #duongam #kemduongam #mỹ_phẩm #mypham
#skincare #chamsocda #dalieu #drtranliem