Hệ tiết niệu gồm có thận và những đường bài xuất nước tiểu (đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo). Thận tạo ra nước tiểu, nước tiêu được dẫn tới bàng quang rồi thải ra ngoài qua niệu đạo. Thận còn đảm nhiệm chức năng nội tiết và tham gia chuyển hóa vitamin D.
1.THẬN
1.1. Cấu tạo đại cương
Thận có hình hạt đậu, dài 10-12cm, rộng 5-6cm, dày 3-4cm, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc ngoài bởi vỏ xơ. Ở bờ lõm, có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận, là nơi mạch ra vào nuôi dưỡng thận và niệu quản thông với bể thận. Trên thiết đồ bổ đôi thận, có thể phân biệt được hai vùng có màu sắc khác nhau, nằm xen kẽ nhau: Vùng có màu đỏ nâu thẫm và cùng tuy màu nhạt hơn.
1.1.1. Vùng tủy
Vùng tủy cấu tạo bởi 6-10 khối hình tháp gọi là tháp thận (hay tháp Malpighi) mà đỉnh hướng về phía bể thận, đáy quay về phía bờ cong lồi của thận (Hình 10-1). Ở đỉnh tháp có miệng những ống nhú mở vào đài thận nhỏ.
Từ mặt đáy mỗi tháp thận, có những khía dọc (khoảng 500 khía) gọi là tia tuý (hay tháp Ferrein). Đó là những khối hình tháp nhỏ, cao, mà đáy nằm trên đáy thái thận, đỉnh quay về phía vỏ xơ (Hình 10-1).
1.1.2. Vùng vỏ
Vùng vỏ được chia làm ba phần: Phần giáp vỏ nằm sát vỏ xơ, mề đạo xen giữa các tháp Ferrein và cột thận (hay trụ Bertin) nằm xen giữa các tháp Malpighi.
1.2. Cấu tạo vi thể và siêu vi thể
Nhu mô thận được tạo thành bởi những đơn vị cấu tạo và hoạt động chức năng gọi là
ống sinh niệu.Mỗi thận có khoảng 1-1,5 triệu ống sinh niệu.Các ống sinh niệu được vùi trong mô liên kết gọi là mô kẽ.
1.2.1. Ống sinh niệu
Ống sinh niệu là một ống nhỏ, cong queo, dài khoảng 5cm. (Hình 10-2), chủng chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn có vị trí, cấu tạo và chức năng khác nhau:
– Tiểu cầu thận nằm ở vùng vỏ.
– Ống gần nằm ở vùng vỏ.
– Ống trung gian nằm ở vùng tuỷ, gồm hai ngành: Ngành xuống và ngành lên.
– Ống xa nằm ở vùng vỏ.
– Ống góp và ống nhú nằm ở vùng tuỷ.
Tiểu cầu thận đảm nhiệm chức năng lọc các chất trong huyết tương để tạo ra nước tiểu đầu tiên chữa trong khoang của bao Bowman. Bình thường mỗi phút có 120-130 cm* chất siêu lọc của huyết tương lọt qua bộ phận lọc của tiểu cầu thận. Chất liệu lọc gồm có nước chứa các chất như glucose, ure, acid uric…, những chất điện giải, những axit amin, những protein có phân tử lượng nhỏ hơn 68.000.
Từ phía màu chứa trong các mao mạch của chùm mao mạch Malpighi sang khoang của bao Bowman, bộ phận lọc của tiểu cầu thận gồm: Nội mô có lỗ thủng của mao mạch, màng đáy lót ngoài nội mô, những khe xen vào giữa những chân của tế bào có chân.
Áp lực máu trong các chùm mao mạch Malpighi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc, bình thường nó vào khoảng 70-90 mmHg, nếu giảm xuống dưới 40 mmHg, việc lọc sẽ ngừng lại.
Hàng ngày, thận lọc khoảng 100 lít máu, nhưng chỉ có khoảng 1,5 lít khác của ống sinh niệu.
1.2.1.2. ống gần
Ống gần là đoạn tiếp theo tiểu cầu thận. Ông gần có hai đoạn: Một đoạn cong queo, uốn khúc nhiều lần gọi là ống lượn gần và một đoạn tương đối thẳng. Đường kính ống gần khoảng 40-60km.
– Quan sát dưới kính hiển vi quang học:
+ Với phương pháp nhuộm thông thường (HCE), những tế bào biểu mô | lợp thành ống là những tế bào hình tháp nằm trên màng đáy, có một nhân hình cầu, sáng, bào tương ưa eosin.
+ Với phương pháp nhuộm đặc biệt, tế bào này có hai đặc điểm :
Ở một ngọn tế bào có một vùng bào tương đã được biệt hoá gọi là điểm bàn chải, cấu tạo bởi những khía đọc thẳng góc với mặt tế bào (Hình 10-6). Vùng này có phản ứng PAS dương tính và chứa enzyme phosphatase base.
Khi nhuộm bằng hematoxylin sắt, có thể thấy ở nửa đẩy tế bào có những vạch song song và thẳng góc với mặt đáy tế bào gọi là que Heidenhain (Hình 10-6).
– Quan sát bằng kính hiển vi điện tử
:
+ Diềm bàn chải thực chất là những vi nhung mao giống như những vi nhung mao ở ruột (Hình 10-7).
+ Những que Heidenhain thực chất là những ti thể hình que dài. Xen giữa các ti thế này, màng bào tương từ mặt tế bào lõm sâu vào bào tương tạo thành những nếp gấp và những con đường cụt gọi là mê đạo đáy (Hình 10-7).
+ Bào tương tế bào biểu mô ống gần chứa nhiều bào quan: Bộ Golgi, những ribosome tự do, lưới nội bào kém phát triển.
Chức năng chủ yếu của ống gần là tái hấp thụ. Nó tái hấp thụ lại toàn bộ glucose và acid amin, 70-85% nước các ion Na, Cl và gần như toàn bộ Cao; không tái hấp thụ những sản phẩm chuyển hoá như ure, acid uric, creatinin. Khả năng tái hấp thụ nhờ những vi nhung mao ở mặt ngọn tế bào biểu mô, những enzyme phosphatase và những ti thể ở phần đẩy tế bào.
1.2 1.1. Tiểu cầu thận
Tiểu cầu thận là đoạn đầu tiên của ống sinh niệu, có hình cầu đường kính khoảng 200-300um, được cấu tạo bởi chùm mao mạch Malpighi và một cái bao gọi là bao Bowman. Bao Bowman có hai lá, giữa hai lá là khoang Bowman chứa nước tiểu đầu tiên. Hai là nối tiếp với nhau ở cực mạch, ở đó tiểu động mạch đến tiến vào tiểu cầu thận và tiểu động mạch đi ra khỏi tiểu cầu thận; đổi điện với cực mạch là cực niệu, ở đó khoảng Bowman thông với ống gần.
– Chùm mao mạch Malpighi: Tiểu động mạch đến của tiểu cầu thận chia làm năm nhánh nhỏ, mỗi nhánh tỏa ra một lưới mao mạch. Thành của mao mạch thuộc chùm mao mạch Malpighi từ trong ra gồm có: Lớp nội mô, màng đáy và các tế bào gian mao mạch (Hình 10-3).
+ Lớp tế bào nội mô: Đó là những tế bào đẹt, bào tương trải rộng thành một lớp rất mỏng và có nhiều lỗ thủng thật đường kính 70-90nm.(Hình 10-4).
+ Màng đáy: Dày 0,10-0,15um. Màng đáy không bọc kín từng mao mạch một mà bọc toàn bộ một lưới mao mạch. Chúng có cấu tạo giống như các màng đáy khác.
+ Tế bào gian mao mạch: Nằm xen giữa các mao mạch thuộc cùng lưới mao mạch. Các tế bào này có những nhánh bào tương to nhỏ không đều. Chúng là tế bào chống đỡ và có khả năng thực bào, ẩm bào.
– Bao Bowman
Lá ngoài là một biểu mô lát đơn lót ngoài bởi màng đáy. Ở cục niệu, biểu mô này nối tiếp với biểu mô của ống gần.
Lá trong được cấu tạo bởi những tế bào hình sao gọi là tế bào có chân (podocytes). Từ thân tế bào tỏa ra những nhánh bào tương bậc 1 và bậc 2 đến tiếp xúc với màng đáy bởi những chân phình (Hình 10-4 và 10-5). Những nhánh của các tế bào có chân cách nhau bởi những khe lọc rộng 25-35nm.
Ngoài ra, tế bào biểu mô ống gần còn tham gia bài tiết các chất như dỗ phenol, phenolsulfophtalein (PSP) và các dược phẩm như penicillin, streptomycin.
1.2.1.3. Ống trung gian
Ống trung gian là những ống nhỏ. Lòng ống có đường kính khoảng 15-16 micromet. Thành ống mỏng, được tạo thành bởi một biểu mô đơn, dày khoảng 0,5-2,0 micromet. Nhẫn nằm giữa tế bào.
Ống trung gian có chức năng tái hấp thụ: Ngành xuống chủ yếu hấp thụ nước, ngành lên chủ yếu hấp thụ muối và vận chuyển tích cực Na* từ lòng ống tới dịch kẽ.
1.2.1.4. Ống xa
Ống xa gồm hai đoạn: Đoạn thẳng và đoạn ống lượn xa. Lòng ống xa rộng hơn lòng ống gần. Biểu mô lợp thành ống là một biểu mô vuông đơn. Cực ngon của tế bào biểu mô không có diềm bàn chải, nhưng ở một số tế bào, mặt ngọn có một ít vi nhung mau ngắn. Cực đáy tế bào có ít que Heidenhain. Bào tương chứa một ít lưới nội bào có hạt và bộ Golgi. Nhân hình cầu hay hình trứng, nằm gần lòng ống.
Ống xa tái hấp thụ nước và Na’, bài tiết K. Đồng thời duy trì sự cân bằng acid-base của nước tiểu.
1.2.1.5. Ống góp và ống nhú
Ống góp có kích thước lớn dần, đến đỉnh tháp Malpighi thì mở vào nhú thân, lúc đó đoạn ống này được gọi là ống nhú. Thành của ống góp đoạn đầu là biểu mô vuông đơn, ở đoạn sau các tế bào cao dần lên trở thành biểu mô trụ đơn.
Ống góp tái hấp thụ nước, ure và vận chuyển tích cực các ion Na và Kỳ dưới tác dụng của hormon aldosteron của tuyến vỏ thượng thận.
1.2.2. Mô kẽ
Mô kẽ của thận cấu tạo bởi những tế bào sợi, tế bào đơn nhân, những sợi collagen vùi trong chất nền giàu proteoglycan. Ngoài ra, trong mô kẽ còn có một loại tế bào đặc biệt gọi là tế bào kẽ.
Tế bào kẽ vững tuỷ tiết ra medullippin I, chất này qua gan để biến thành medullippin II, Medullippin II có tác dụng tăng huyết áp.
1.2.3. Tuần hoàn
1.2.3.1. Động mạch (Hình 10-8)
Động mạch thận, trước khi tới thận, chia thành 3-4 nhánh. Những nhánh này tiến vào rốn thận rồi tiếp tục chia nhánh cho những nhánh chạy trong trục này tiến vào rốn thận rồi tiếp tục chia nhánh cho những nhánh chạy trong trụ Bertin gọi là động mạch quanh tháp, khi tới đây tháp Malpighi, nó uốn cong thành động mạch bán cung. Từ động mạch bán cũng phát sinh những nhánh chạy trong mê đạo gọi là động mạch nan hoa. Những động mạch nan hoa chia ra những nhánh bên tiến vào tiểu cầu thận gọi là tiểu động mạch đến, sau khi toả ra các lưới mao mạch trong chùm mao mạch Malpighi, chúng tập trung thành tiểu động mạch đi, từ đó toả ra lưới mao mạch vây quanh các đoạn ống sinh niệu nằm trong vùng vỏ và trong các tia tủy. Như vậy, hệ tuần hoàn máu thận là hệ thống của động mạch.
Từ động mạch bán cung còn phát sinh những nhánh gọi là động mạch thăng tiến vào tháp thận rồi toả ra lưới mao mạch vây quanh các đoạn ống sinh niệu nằm trong tháp.
1.2.3.2. Tính mạch
Những tĩnh mạch thận có ba nguồn gốc:
– Những tĩnh mạch thuộc vùng vỏ bắt nguồn từ lưới mao mạch nằm ở gần mặt thận gọi là những tĩnh mạch hình sao.
– Những tĩnh mạch bên phát sinh từ những lưới mao mạch vây quanh các đoạn ống sinh niệu nằm vây quanh các đoạn ống sinh niệu nằm trong vùng vỏ và trong các tia tủy. Những tĩnh mạch thắng phát sinh từ những lưới mao mạch nằm trong tháp thận.
1.2.3.3. Mạch bạch huyết
Những mạch bạch huyết nhận bạch huyết từ những lưới mao mạch bạch huyết vây quanh các động mạch và tĩnh mạch nằm trong vùng tủy của thận.
Lưới mạch bạch huyết vây quanh động mạch bán cung dần dần hợp với nhau thành những mạch bạch huyết lớn dẫn bạch huyết ra khỏi thận.
1.2.4, Phức hợp cận tiểu cầu
Phức hợp cận tiểu cầu là một tập hợp những cấu trúc ống và cấu trúc mạch có những tác động phối hợp để điều hoà áp lực máu động mạch, do đó chi phối tới mức độ lọc của tiểu cầu thận. Phức hợp cận tiểu cầu gồm vết đặc, những tế bào cận tiểu cầu (tế bào biểu mô có hạt), những tế bào gian mạch ngoài tiểu cầu (lưới cân tiểu cầu) và tiểu đảo cận cửa (Hình 10-3).
1.2.4.1. Vết đặc
Ống xa có một đoạn nằm ở cực mạnh của tiểu cầu thận, xen vào giữa tiểu động mạch đến và đi. Những tế bào ở thành ống hướng về phía cực mạch có cấu tạo đặc biệt và hợp thành đám tế bào gọi là vết đặc. Cực ngọn tế bào có cấu tạo đặc biệt và hợp thành đám tế bào gọi là vết đặc. Cực ngọn tế bào có nhiều vi nhung mao. Bào tương vùng cực ngon chứa những hạt chế tiết nhỏ. Cực đáy có ít ti thể.
1.2.4.2. Tế bào cận tiểu cầu
2 lớp áo giữa của đoạn tiểu động mạch đến nằm sát với cực mạch của tiểu cầu thận, các tế bào cơ trơn biến đổi cấu tạo: Nhân hình cầu, tơ cơ có ít hay không có, bào tương chứa những hạt chế tiết, do đó những tế bào cận tiểu cầu còn được gọi là tế bào biểu mô có hạt.
1.2.4.3. Những tế bào gian mạch ngoài tiểu cầu
Những tế bào này họp thành một đám xen vào giữa vết đặc, các tiểu động mạch đến và đi, và cực mạch của tiểu cầu thận. Chúng có hình dáng không đều. Nhấn sáng. Bào tương chứa ít bào quan. Có nơi bào tương phát sinh các nhánh dài hay ngắn, có nơi màng tế bào lõm vào bào tương thành những khó sấu; bởi vậy tế bào trông giống như một cái lưới và được gọi là tế bào lưới. Tập đoàn tế bào này được gọi là lưới cận tiểu cầu.
1.2.4.4. Tiêu đảo cận cửa
Đó là những đám tế bào nằm bên cạnh cực mạch của tiểu cầu thận. Đôi khi những tế bào đó tạo thành một cái túi chứa một chất thuộc loại lipid.
Các tế bào của phức hợp cận tiểu cầu tiết ra renin. Renin có tác dụng thuỷ phân angiotensin (còn gọi là hypertensinogen) có ở gan thành angiotensin I. Rồi angiotensin chuyển hoá thành angiotensin II, Chính angiotensin II mới có tác dụng tăng huyết áp.
Về chức năng nội tiết, thận còn tiết ra erythropoietin, Lột hoI 101 có tác động vào tủy xương, gây tăng sinh các tế bào thuộc dòng hồng cầu và làm tăng sự phóng thích hồng cầu từ tủy xương vào máu.
Thần còn tham gia vào sự chuyển hóa vitamin D, sản phẩm chuyển hoá theo máu tới tác động vào các tế bào biểu mô ở ruột, làm các tế bào này hấp thu lại canxi đù mức cần thiết cho cơ thể. Sự chuyển hoá vitamin D ở thận chịu sự kiểm soát của hormon tuyến cận giáp.
2. NHỮNG ĐƯỜNG BÀI XUẤT NƯỚC TIỂU
Những đường bài xuất nước tiểu từ nhú thận ra ngoài được chia thành ba đoạn: Đoạn trên bàng quang (gồm các đài thận lớn và nhỏ, bể thận và niệu quản), bàng quang và niệu đạo
2.1. Đoạn trên bàng quang
Các đài thận lớn và nhỏ, bể thận và niệu quản có cấu tạo giống nhau. Thành của chúng từ trong ra ngoài có ba tầng mô: Tầng niêm mạc, tầng cơ và tầng vỏ ngoài.
2.1.1. Tầng niêm mạc
Niêm mạc niệu quản có những nếp nhăn dọc làm cho lòng niệu quản có hình khế.
– Biểu mô phủ niêm mạc thuộc loại biểu mô lát tầng.
– Lớp đệm là một mô liên kết mỏng, có nhiều sợi chọn và có thể có những đám mô bạch huyết nhỏ.
2.1.2. Tầng cơ
Tầng cơ gồm hai lớp cơ trơn: Lớp trong hướng dọc, lớp ngoài hướng vòng. Ở 1/3 dưới niệu quản, còn có thêm lớp cơ dọc ở phía ngoài.
2.1.3. Tầng vỏ ngoài
Vỏ ngoài là một màng xơ cấu tạo bởi những bó sợi liên kết dọc và một lưới sợi chun khá phong phú.
2.2. Bàng quang
Bàng quang cũng có ba tầng mô
2.2.1. Tầng niêm mạc
Niêm mạc bàng quang nhắn khi bàng quang chứa đầy nước tiểu và có có nhiều nếp nhăn khi rỗng.
2.2.1.1. Biểu mô
Biểu mô phủ niêm mạc bàng quang là một biểu mô chuyển tiếp gồm 5-6 hàng tế bào, những tế bào nằm trên bề mặt có hình cầu hay hình vợt. Ở bàng quang bị căng giãn do chứa đầy nước tiểu, những tế bào này là tế bào dẹt.
2.2.1.2. Lớp đệm
Lớp đệm là mô liên kết thưa có chứa nhiều sợi chun và nhiều mạch máu.
2.2.2. Tầng cơ
Tầng cơ cũng gồm ba lớp cơ giống như đoạn dưới của niệu quản nhưng các lớp phân biệt nhau không rõ.
2.2.3. Tầng tỏ ngoài
Vỏ ngoài là một mô liên kết thưa, một phần mặt sau và mặt bên được phủ bởi màng bụng.
2.3. Niệu đạo
Thành của niệu đạo gồm hai tầng mô :Tầng niêm mạc và tầng cơ.
2.3.1. Tầng niêm mạc
Ở nam và nữ giới, biểu mô phủ niệu đạo có cấu tạo khác nhau.
2.3.1.1. Ở nam giới
– Biểu mô niệu đạo tiền liệt đoạn gần ống phóng tinh là biểu mô chuyển tiếp, đoạn xa ống phóng tinh là biểu mô trụ tầng hay trụ giả tầng.
– Biểu mô niệu đạo màng là biểu mô trụ tầng.
– Biểu mô niệu đạo dương vật là biểu mô lát tầng.
2.3.1.2. Ở nữ giới
Biểu mô niệu đạo là biểu mô lát tầng.
2.3.2. Tầng cơ
Tầng cơ gồm hai lớp cơ trơn xếp thành hai lớp: Lớp trong hướng dọc, lớp ngoài hướng võng.
TỰ LƯỢNG GIÁ
- Hãy mô tả cấu tạo đại cương của thận.
- Hãy kể tên các đoạn ống sinh niệu và nêu vị trí của chúng trong nhu mô thận.
- Hãy mô tả cấu tạo của tiểu cầu thận và liên hệ với chức năng của nó.
- Hãy mô tả cấu tạo ống gần và liên hệ với chức năng của nó.
- Hãy mô tả cấu tạo ống xa và liên hệ với chức năng của nó.
- Hãy mô tả cấu tạo ống trung gian và liên hệ với chức năng của nó.
- Hãy mô tả cấu tạo ống góp và ống nhú. Liên hệ với chức năng của nó.
- Hãy mô tả các thành phần cấu tạo của phức hợp cận tiểu cầu và nêu chức năng của chúng.
- Hãy mô tả hệ tuần hoàn đặc biệt ở thận NGUỒN: MÔ – PHÔI PHẦN MÔ Học – SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – 2007 Chủ biên: GS.TS. TRỊNH BÌNHXem tất cả mô phôi tại: https://ykhoa.org/category/mo-phoi/