Tai gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- TAI NGOÀI
Gồm có loa tai và ống tai ngoài.
1.1. Loa tai
Được tạo thành bởi một tấm sụn chun, dày 0,5 đến 1mm, bọc bởi màng sụn chứa nhiều sợi chun. Hai mặt của loa tại được phủ bởi đa. Đa của loa tại có mô liên kết dưới đã cùng các nang lông và một số tuyến bã. Phần dưới của loa tại là dái tai, đó là khối mỡ có da bọc ngoài, không có sụn.
1.2. Ống tai ngoài
Là một ống có thành cũng đi từ loa tai đến màng nhĩ: 1/3 ngoài được tạo bởi sụn chun, 2/3 trong là xương nên được coi là một là một ống của xương thái dương.
Ông tai ngoài được lợp bởi da, trong có lông, nhiều tuyến bã và tuyến ráy tai.
Ráy tai là sản phẩm của tuyến bã và tuyến ráy tai, có tác dụng làm lớp da khỏi bị khô và nó cùng với lông ngăn cản sự xâm nhập của dị tật. Tuyến ráy tai là loại tuyến mồ hôi đặc biệt. Mỗi tuyến được lợp bởi một biểu mô vuông hay trụ đơn, bên ngoài tế bào chế tiết có tế bào cơ-biểu mô.
- TAI GIỮA
Gồm: Hòm nhĩ, màng nhĩ và vòi Eustache.
2.1. Hòm nhĩ
Là một khoảng trống nhỏ, thành gồ ghề, nằm trong xương thái dương; phía trước thông với mũi họng bởi vòi Eustache, phía sau thông với xoang chăm (Hình 16-1).
Thành ngoài là màng nhĩ, thành trong là mặt bên của thành xương tai mà có hai nơi không có xương là cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn.
Trong hòm nhĩ có chứa những xương thính giác là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Những xương này nối nhau bằng những khớp giả và được giữ trong hòm nhĩ bởi những dây chằng nhỏ. Xương búa dính với màng nhĩ ở phía ngoài và xương bàn đạp đính với cửa sổ bầu dục ở phía trong.
Trong hòm nhĩ có những cơ vẫn nhỏ (cơ căng màng nhĩ và cơ căng xương bàn đạp), những dây thần kinh và mô liên kết.
Niêm mạc hòm nhĩ được lợp bởi biểu mô lát đơn; gần miệng vòi Eustache và gần màng nhĩ, biểu mô trở thành vuông hay trụ đơn, trên mặt có lông chuyển và về phía họng là biểu mô trụ giả tầng. Niêm mạc hòm nhĩ trùm lên cả những xương thính giác và dính chặt với màng của chúng.
2.2. Màng nhĩ (Hình 16-2)
Hình 16.2. Hình soi màng nhĩ Màng nhĩ là một màng bán trong suốt có hình bầu dục đường kính khoảng 1cm, dày khoảng 1/10mm; giống cái nón gần phẳng.
Cấu tạo màng nhĩ gồm phần giữa là mô xơ, hai mặt được phủ bởi biểu mô.
Phần xơ gồm hai lớp sợi tạo keo và những tế bào sợi giống như gân mỏng. Ở lớp ngoài, các sợi tạo keo có hướng nan hoa bánh xe, còn lớp trong, các sợi chạy theo hướng vòng. Cán xương búa nằm giữa 2 lớp sợi này. Màng nhĩ có một vùng mềm ở phía trước-trên, không có sợi tạo keo gọi là màng Schrapnell.
Ngoài sợi tạo keo, màng nhĩ còn có lưới sợi chun mảnh, tập trung ở trung tâm và vùng rìa.
Mặt ngoài phần xơ, màng nhĩ được che phủ bằng da mỏng, không có lông và các thành phần phụ thuộc, Mặt trọng là niêm mạc hòm nhĩ, dày 20-40 um, tạo bởi biểu mô lát hay vuông đơn, bên dưới có mô liên kết đệm chứa sợi tạo keo và mao mạch,
2.3. Vòi Eustache (ống thính giác)
Từ thành trước hòm nhĩ, vòi Eustache kéo dài về phía trước giữa rồi hướng xuống dưới khoảng 4cm và mở ra bằng một lỗ ở thành sau bên của mũi họng. 1/3 trên của ống (gần hòm nhĩ) tạo bởi xương, 2/3 dưới là sụn, phần lớn là sụn chun.
Biểu mô phủ đoạn trên là trụ dợn thấp, có lông chuyển.
Gần nơi vòi Eustache mở vào họng, trong lớp đệm có mô bạch huyết tạo ra hạnh nhân vòi (Gerlach).
Vòi Eustache thường đóng kín, trừ khi nuốt hay ngáp, lòng ống được mở thông trong thời gian ngắn để cân bằng áp suất hòm nhĩ.
- TAI TRONG (MÊ ĐẠO)
Tai trong gồm có tại trong màng và tại trong xương. Tại trong màng là những túi và ống chứa dịch (dịch nội bạch huyết) nằm tự do trong những hốc xương tương ứng trong phần xương đá của xương thái dương (Hình 16-1). Các hốc xương đó gọi là tại trong xương cũng chứa đầy địch (dịch ngoại bạch huyết).
3.1. Tai trong xương
Gồm 3 khoang: Tiền đình, các ống bản khuyến xương và ốc tai.
3.1.1. Tiền đình và các khoang bán khuyến xương
Tiền đình là một khoang hình bầu dục, không đều, phần giữa phình rộng là nơi chứa túi bầu dục và tủi nhỏ của tai trong màng.
– Phía sau, tiền đình thông với 3 khoang bản khuyên riêng biệt theo 3 chiều không gian: trên, ngang và sau.
3.1.2. Ốc tai
Phía trước-giữa, tiền đình nổi thông với ốc tai. Ốc tại là một phức hợp ống xương hình xoáy ốc (khoảng 2,5 vòng), xoắn quanh một trụ xương xốp gọi là trụ ốc. Trong trụ ốc chứa hạch thần kinh ốc tai.
Nhìn mặt cắt ngang ốc tai thấy có 3 phòng: phòng trên là thang tiền đình, phòng dưới là thang hòm nhĩ, phòng giữa là thang giữa hay ống ốc tai, thuộc tai trong màng.
Thang hòm nhĩ tận cùng ở cửa sổ tròn, thang tiền đình tận cùng ở cửa sổ bầu dục. Hai thang này thông với nhau bởi một lỗ nhỏ ở đỉnh ốc gọi là khe tiến đình-nhi.
Tai trong xương chứa địch ngoại bạch huyết, liên hệ với dịch não tuỷ ở khoang dưới màng nhện bởi ống ngoại bạch huyết.
Mặt trong của tại trong xương được lát bởi lớp trung biểu mô mỏng. Từ lớp biểu mô này có những bó sợi liên kết-mạch tới bám vào mặt ngoài các thành phần của tai trong màng để cố định và nuôi dưỡng cho tai trong màng.
3.2. Tại trong màng (mề đạo màng)
Tai trong mảng gồm những cấu trúc màng nằm vùi trong dịch ngoại bạch huyết của tại trong xương (Hình 16-1, 16-3). Thành của tai trong màng là một tấm xơ sợi, được lợp mặt trong bởi biểu mô lát đơn.
Những vùng tiếp xúc với tận cùng của dây thần kinh tiền đình và đầy thần kinh ốc tai, lớp biểu mô này biệt hoá thành những cơ quan đặc biệt đó là những cơ quan cảm thụ thăng bằng (mào và vết) và cơ quan cảm thụ thính giác (cơ quan Corti).
Tai trong màng gồm có: túi bầu dục, túi nhỏ, 3 ống bán khuyên, ống nội bạch huyết, túi nội bạch huyết và ống ốc tai. Các thành phần của tai trong màng mở thông với nhau.
3.2.1. Túi bầu dục và ba ống bán khuyến
Túi bầu dục nằm ở phần trên của tiền đình, thông với 3 ống bán khuyên qua 5 miệng ống bán khuyên. Sát với miệng ống, thành ống phình ra tạo ra các bóng của ông bán khuyên.
3.2.2. Túi nhỏ
Túi nhỏ nằm trong tiền đình, nối với túi bầu dục và ống ốc tai bởi những ống nhỏ gọi là ông nổi. Những ống nối hợp với nhau tạo thành ống nội bạch huyết. Ông nội bạch huyết tận cùng bằng túi nội bạch huyết ở khoang dưới màng cứng.
3.2.3.1. Mào
Mào là vùng lỗi lên thành hình cái mào của biểu mô lợp mặt trong thành của bóng ống bán khuyên. Trên mặt biểu mô của các mào có một lớp chất keo gelatin không có tế bào, hình vòm gọi là vòm của mào (ceepula). Mật tự do của vòm này tiếp xúc với thành đối diện của bóng bán khuyên.
3.2.3.2. Vết
Vết là một vùng biểu mô của túi bầu dục và tủi nhỏ dày lên thành một tấm gần phẳng. Trên mặt biểu mô của các vết có màng thạch nhĩ (membrana statoconiorum) do chất keo, phủ bên trên có những tinh thể CaCO, tạo nên.
3.2.3.3. Cấu tạo chung của biểu mô mào gà vết
Đều được tạo thành bởi 2 loại tế bào: tế bào cảm giác phụ (hay tế bào kiểu Golgi I và II) và tế bào chống đỡ .
– Tế bào cảm giác phụ:
Mặt tự do của tế bào cảm giác phụ có những lông vùi trong màng dạng kẹo (vì thế chúng còn có tên là tế bào có lông). Mỗi tế bào có khoảng từ 40-80 lông không điển hình (chính là các vi nhung mao), xếp theo từng hàng thành hình chữ V với chiều cao tăng dần từ 1-100um. Mỗi tế bào chỉ có một hàng lông cao nhất, khoảng 100um là lông chuyên điển hình. Mỗi lông chuyển điện hình có lõi là hệ thống ống siêu vi liên hệ với thể đây ở bào tương phía chân lông (xem chương hiệu mổ).
Ở ngay dưới màng bào tương cực ngọn tế bào cảm giác phụ có lưới tận dày khoảng 0,5-lum; rất đậm đặc với dòng điện tử. Bản chất của lưới tận là hệ thống lưới xơ trong bào tương cực ngọn tế bào. Cấu trúc này có tác dụng làm tăng độ vững chắc cho phần ngọn tế bào.
Có 2 loại tế bào cảm giác phụ:
+ Tế bào cảm giác phụ kiểu Golgi I (Hình 16-5 A):
Là tế bào hình chai, cổ ngắn, hẹp, nhẫn nằm ở cực đáy, có ti thể vây quanh. Bào tương có lưới nội bào không hạt và có hạt. Phía trên nhân có bộ Golgi. Phía dưới, từ cổ tế bào được bao quanh bởi một tận cùng thần kinh hình đài.
Ở bào tương phía đáy tế bào có cấu trúc gồm một quầng những túi synap nhỏ bao quanh một dải đậm đặc với dòng điện tử, đó là một synap hoá học đặc biệt gọi là synap hình bằng.
+ Tế bào cảm giác phụ kiểu Golgi II (Hình 16-5 B):
Là những tế bào hình trụ, nhân hình cầu nằm ở vị trí bất kỳ của tế bào. Bào tương tế bào có nhiều lưới nội bào không hạt, bộ Golgi phát triển và nhiều ti thể xung quanh nhân.
Phần đáy tế bào tiếp xúc với nhiều tận cùng thần kinh hướng tâm và ly tâm bởi những synap hình bằng.
Tế bào chống đỡ:
Là những tế bào hình trụ, nhân nằm ở phía cực đáy. Thân tế bào xoắn vặn phức tạp. Trong bào tương có nhiều hạt chế tiết, ống siêu vi, ti thể, bộ Golgi phát triển, Cực ngọn tế bào có một số vi nhung mau ngắn. Bào tương cực ngọn tế bào cũng có lưới tận làm tăng độ chắc cho phần ngọn tế bào.
Chức năng của tế bào chống đỡ là nuôi dưỡng các tế bào cảm giác, chuyển hoá nội bạch huyết và tổng hợp, chi tiết glycosaminoglycan.
Những tế bào cảm giác phụ (còn gọi là những tế bào cảm thụ cơ tính) có trong các vết (ở túi bầu dục và túi nhỏ) và trong các mào (ở các ống bán khuyên) là những tế bào biệt hoá cao, mang trên mặt ngọn một hệ thống các lông. Khi các lông này bị lay động sẽ gây hiện tượng khử cực của màng các tế bào cảm giác phụ này. Kết quả là xung động thần kinh xuất hiện, truyền qua các synap tới sợi thần kinh hướng tâm của các nơron hạch tiền đình và theo các synape tới sợi thần kinh hướng tâm của các nơron hạch tiền đình và theo dây thần kinh tiền đình về não.
Mào nhạy cảm với chuyển động vòng. Chuyển động vòng gây ra dòng chuyển dịch của dịch nội bạch huyết trong các ống bán khuyên, kéo theo sự dịch chuyển ngang các vòm của mào.
Vết nhạy cảm với chuyển động thẳng có gia tốc. Do có tỉ trọng lớn, khi đầu chuyển động có gia tốc thì màng thạch nhũ dịch chuyển ngang trên bề mặt của vết (theo quán tính).
Sự dịch chuyển của vòm (ở mào) và màng thạch nhĩ (ở vết) làm lay động các lông của tế bào cảm giác phụ và kích thích gây khử cực màng các tế bào này.
3.2.4. Ống nội bạch huyết và túi nội bạch huyết
Ống nội bạch huyết là nơi dẫn nội bạch huyết tới túi nội bạch huyết để trao đổi chất với các tĩnh mạch ở khoang dưới màng cứng. Thành ống nội bạch huyết được lợp bởi biểu mô vuông đơn; thành của tới nội bạch huyết là biểu mô trụ đơn gồm 2 loại tế bào là tế bào sẫm màu và tế bào sáng màu. Ông và túi nội bạch huyết có thể hấp thu nội bạch huyết. Bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào có thể vượt qua biểu mô vào lòng túi để thực bào dị vật và vụn tế bào.
Nồng độ các chất điện giải trong ống và túi nội bạch huyết khác với bạch huyết ở vùng khác của tai trong màng.
3.2.5.Ống ốc tai (Hình 16-6)
Nằm trong ốc tai, ống ốc tại là một ống mạng xoắn ốc khoảng 2 vòng rưỡi, trong đó có chứa cơ quan thính giác (cơ quan Corti) và một số vùng đặc biệt (màng tiền đình và vận mạch), thực hiện các chức năng khác.
3.2.5.1. Màng tiền đình (màng Reissner)
Màng mỏng, chạy từ phần giữa của ống ốc tai đến thành ngoài của ốc tai; được tạo bởi một màng đáy, 2 mặt phủ bởi biểu mô.
Biểu mô hướng về thang tiền đình: Vùng giữa tế bào chứa nhấn phình lên.
Biểu mô hướng về ống ốc tai: Mặt đáy tế bào tựa vào màng đáy, mặt tự do có nhiều vi nhung mao. Những tế bào đó liên quan tới sự vận chuyển nước và điện giải.
3.2.5.2. Vân mạch
Vân mạch nằm ở phần trên ngoài của ống ốc tai. Vấn mạch được lợp bởi biểu mô tầng và một lưới mao mạch trong biểu mô phong phú (nơi duy nhất của cơ thể trong biểu mô có mạch máu).
Bằng kính hiển vi quang học, có thể phân biệt trong biểu mô của vấn mạch 2 loại tế bào: tế bào đáy nhạt màu và những tế bào lớp bề mặt (tế bào bờ) sẫm màu. Loại tế bào thứ 3 (tế bào trung gian) chỉ có thể phân biệt được với tế bào đáy bằng kính hiển vi điện tử.
Vân mạch tham gia chế tiết nội bạch huyết. Các tế bào bờ có khả năng vận chuyển và điều hoà ion của địch nội bạch huyết.
3.2.5.3. Lá xương xoắn, bờ xoắn
Lá xương xoắn là 2 lá xương mỏng, giữa hai lá xương có một khe cho những sợi cửa dây thần kinh thính giác đi qua (Hình 16-6).
Mô liên kết của màng xương bọc mặt trên lá xương xoắn đầy và lồi lên tạo ra một cái mép gọi là bờ xoắn.
Bờ xoắn tận cùng ở phía ngoài bởi một cái hốc có hình chữ C gọi là đường hầm xoắn với hai môi: Môi tiền đình ở phía trên và môi hòm nhĩ ở phía dưới.
Ở môi tiền đình, bờ xoắn có các sợi liên kết được xếp theo chiều đứng-dọc để tạo ra những cấu trúc lồi lên gọi là răng thính giác (Hình 16-7). Xen kẽ những răng thính giác là những chỗ lõm trong đó chứa tế bào gian răng. Các tế bào gian răng tiết ra một chất giàu glycosaminoglycan, tạo nên màng nóc.
3.2.5.4. Màng nền (màng xoắn)
Là một màng mỏng được tạo thành bởi những sợi tạo keo vùi trong một chất thuần nhất. Các sợi hợp nhau thành bó. Mặt dưới màng nên được lợp bởi một lớp tế bào dẹt. Màng nên để các tế bào của cơ quan Corti.
3.2.5.5. Cơ quan Corti (Hình 16-7)
Cơ quan Corti là một phức hợp những tế bào biểu mô biệt hoá cao và rất nhạy cảm với những rung động được truyền đi bởi sống ấm.
Cơ quan Corti nằm trên nàng nền, trải dài suốt chiều dài của ông ốc tại và lôi vào trong lòng của ống ốc tai.
Ở vùng giữa của chỗ lồi đó có một tế bào khoảng trống hình tam giác,đó là đường hầm Corti (hay đường hầm trong). Đường hầm này cũng trải dài suốt chiều dài của ống ốc tai..
Cơ quan Corti có các tế bào thính giác (tế bào có lông) và các loại tế bào chống đỡ.
– Tế bào thính giác
Giống như những tế bào cảm giác phụ của mào và vết ở tiền đình, cơ quan Corti cũng có hai loại tế bào cảm giác. Mặt tự đo tế bào thính giác cũng có các lông không điển hình và một dãy lông điển hình. Cực đáy của tế bào tiếp xúc synap với những tận cùng thần kinh thuộc dây thần kinh ốc tai.
Các tế bào thính giác nằm trên những chỗ lõm hình chén ở cực ngọn tế bào ngón tay. Có 2 loại tế bào thính giác:
+ Tế bào thính giác trong:
Giống tế bào kiểu Golgi I ở mào và vết của tiền đình, là những tế bào thấp, hình chai, cổ thu nhỏ, xếp thành một đây suốt dọc theo chiều dài ống ốc tai. Bào tương tế bào có nhiều riboxom, những túi lưới nội bào không hạt, nhiều ti thể tập trung ở cực đáy.
+ Tế bào thính giác ngoài:
Tế bào hình trụ kiểu Golgi 11, tạo thành 3 đến 4 đây ở phía ngoài của tế bào cột ngoài.
– Các tế bào chống đỡ của cơ quan Corti
Có nhiều loại tế bào chống đỡ ở cơ quan Corti với một số đặc điểm chung: Là tế bào cao và có những từ trường lực.
Trong cơ quan Corti có đường hầm Corti (đường hầm trong); đó là một ống chạy dọc suốt chiều dài ống ốc tại. Thành của đường hầm này được giới hạn hai cạnh bởi tế bào cột trong và tế bào cột ngoài có đáy đứng trên màng nền,
+ Tế bào cột trong (Hình 16-8):
Tế bào có đáy hình tam giác rộng, chứa nhân. Thân tế bào dài, hướng chéo lên tạo thành một góc nhọn so với màng nền. Thân các tế bào cột trong cách nhau bởi các khe liên bào thông với đường hầm Corti.
Bào tương tế bào có nhiều tơ trương lực đi từ đáy tế bào, qua thân tế bào hẹp hình trụ để đến tận cùng ở những phức hợp liên kết trên phần đầu tế bào. Ở đây, đầu tế bào rộng ra thành một tấm dẹt để nối với tế bào cột cạnh và những tế bào thính giác trong.
+ Tế bào cột ngoài:
Dài hơn tế bào cột trong và có đáy đứng trên màng nền tiếp giáp với đáy bào cột trong. Thân tế bào này chéo hơn thẩn tế bào cột trong. Đầu của tế bào cột ngoài nối với đầu của tế bào cột trong ở phía đổi điện tạo thành cấu trúc chống đỡ cơ học cho thành hầm Corti.
Bào tương tế bào cột ngoài có những tờ trương lực đi từ đáy tế bào lên phần đỉnh tế bào. Đầu tế bào mở rộng ra để tạo thành một bờ mỏng để nối với những tế bào cột bên cạnh và tạo thành lớp áo phía phủ lên đây các tế bào ngón tay và tế bào thính giác.
Ở cơ quan Corti của người có khoảng 5.600 tế bào cột trong và 3,800 tế bào cột ngoài.
+ Tế bào ngón tay (Hình 16-7):
Xếp thành một dãy ở mặt trong những tế bào cột trong và 3-4 dãy ở phía ngoài tế bào cột ngoài. Mỗi tế bào ngón tay trong bao bọc hoàn toàn một tế bào thính giác trong. Mỗi tế bào ngón tay ngoài (còn gọi là tế bào Deiters) bọc 1/3 dưới và cực đáy của tế bào thính giác ngoài. Những tận cùng thần kinh thính giác cũng được đỡ bởi những tế bào ngón tay.
Giữa dãy tế bào cột ngoài và dãy tế bào ngón tay ngoài có một khoang chứa dịch gọi là khoang Nuel. Khoang Nuel thông với đường hầm trong qua những khe giữa những tế bào cột ngoài.
2/3 trên của tế bào thính giác ngoài không được tế bào ngón tay bọc. khoảng gian bào chứa dịch thông với khoang Nuel và đường hầm trọng.
+ Tế bào Hensen:
Tế bào có hình trụ, có chiều cao giảm dần xếp thành nhiều dãy ở bên ngoài những tế bào ngón tay ngoài. Cực ngọn của tế bào có những vi nhung mao.
Giữa hàng tế bào Hensen với hàng tế bào ngón tay ngoài có một khoang gọi là đường hầm ngoài. Đường hầm ngoài thông với khoang Nuel và đường hầm trong nhưng không thông với đường hầm xoắn và ống Ốc tai.
+ Tế’ bào Claudius:
Tế bào có hình khối vuông, nằm phía ngoài của các hàng tế bào Hensen và phía trong tế bào ngón tay trong.
+ Tế bào Boettcher:
Họp thành đám nhỏ nằm giữa những tế bào Claudius và màng nên. Bào tương tế bào sẫm màu hơn tế bào Claudius và tế bào Hensen.
+ Tế bào bờ:
Tế bào có hình trụ, thấp dần về 2 phía của cơ quan Corti và định biên giới của cơ quan Corti.
3.2.5.6. Màng nóc
Là một màng mỏng từ môi tiền đình đến phủ lên những lông của các tế bào thính giác. Phần trong của màng nóc thì mỏng, phần ngoài thì dày.
Màng nóc gồm những sợi protein đường kính 40nm vùi trong glycosaminoglycan.
3.2.5.7. Cơ chế của hiện tượng nghe
Tai ngoài thu nhận tiếng động và hướng đến màng nhĩ, Sóng âm thanh tác động lên màng nhĩ làm chuyển động các xương thính giác. Qua các đô, dao động làm lay động màn cửa sổ bầu dục; truyền tới địch ngoại bạch huyết trong thang tiền đình, qua khe tiền đình-nhĩ tới thang hòm nhĩ ở tại trong. Ở đây biến độ dao động nhỏ lại nhưng lực tăng lên. Sóng áp lực của ngoại bạch huyết tác động làm lay động màng tiền định và màng nền khiến màng nóc và cơ quan Corti xế định trái chiều nhau, dẫn đến các lông của tế bào thính giác bị kích thích gây khử cực màng bào tương các tế bào này. Xung động thần kinh xuất hiện qua các synap tới những sợi | thần kinh hướng tâm của các tế bào hạch ốc tai. Xung động được truyền theo dây thần thần kinh ốc tai về não
3.2.6. Dây thần kinh của tai trong (Hình 16-9)
Thần kinh chi phối tại trong là dây thần kinh sọ số VIII (thần kinh tiền – ốc tai). Từ nguyên ủy nó ở mép dưới của cầu não, thần kinh sọ số VIII chạy sang bên tới lỗ tai trong. Tại đây của lỗ tại trong nó chia thành: Nhảnh thần kinh tiền đình, trung gian dẫn truyền cảm giác thăng bằng và nhánh thần kinh ốc tai, trung gian dẫn truyền cảm giác nghe,
Thần kinh tiền đình ở đáy của lỗ tai trong có một hạch rồng- hạch tiền đình, trong có thân của các tế bào 2 cực. Các nhánh ngoại vi của các tế bào hạch tạo thành các nhảnh gốc, đi vào các cơ quan nhận cảm ở dạng ống bán khuyên, túi bầu dục và túi nhỏ. Các nhánh trung tâm đi về thân não, chia thành nhánh xuống và nhanh lên, tận hết ở các nhân tiền đình.
Thần kinh ốc tai chay qua vùng ốc tai tới đáy của lỗ tai trong, tiến vào trụ ốc, hướng qua lá xương xoắn. Tại đây, có thân của các tế bào hạch hai cực năm trong hạch toán. Các nhánh ngoại vi của tế bào hạch tiếp tục chạy trong bờ xoăn đến tiếp xúc với tế bào cảm giác ở cơ quan Corti. Các nhánh trung tâm của thần kinh ốc tai đi về hành tuỷ rồi được chuyển nơron tại nhàn ốc tai bụng và nhân ốc tai lưng.
TỰ LƯỢNG GIÁ
- Hãy mô tả cấu tạo của tai ngoài.
- Hãy mô tả cấu tạo của hòm nhĩ.
- Hãy mô tả cấu tạo của màng nhĩ.
- Hãy mô tả cấu tạo của tai trong xương.
- Hãy mô tả cấu tạo đại cương của tai trong màng.
- Hãy so sánh cấu tạo của mào và vết.
- Hãy so sánh cấu tạo của tế bào cảm giác phụ kiểu Golgi I và kiểu Golgi II.
- Hãy nêu mô sinh lý học của mào và vết.
- Hãy mô tả vị trí, cấu tạo và mô sinh lý học của ống nội bạch huyết,túi nội bạch huyết.
- Hãy mô tả cấu tạo của màng tiền đình và vấn mạch.
- Hãy mô tả cấu tạo của lá xương xoắn và bờ xoắn.
- Hãy mô tả cấu tạo của màng nền và màng nóc.
- Hãy mô tả cấu tạo các tế bào thính giác của cơ quan Corti.
- Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo các loại tế bào chống đỡ của cơ quan Corti.
- Hãy nêu cơ chế của hiện tượng nghe.
- Hãy nêu sự phân bố thần kinh của tai trong.
NGUỒN: MÔ – PHÔI PHẦN MÔ HỌC – SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – 2007 Chủ biên: GS.TS. TRỊNH BÌNH
Xem tất cả mô phôi tại: https://ykhoa.org/category/mo-phoi/