[Mô phôi số 9] Hệ tiêu hóa

Rate this post

 

 

1.3.2. Hạnh nhân lưỡi

Nằm ở vùng đáy lưỡi. Các hạnh nhân lưỡi là các chỗ lồi lên của niêm mạc lưỡi. Mỗi một hạnh nhân lười đều có một khe lồm gọi là khe hạnh nhân,

Hạnh nhân lưỡi được lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa, Phía dưới biểu mô là mô bạch huyết gồm những trung tâm sinh sản và tế bào lympho phân tán.

1.4. Răng

 Răng là bộ phận phụ thuộc niêm mạc miệng.

Rãng gồm hai phần:

– Phần không bị nhiễm muối vôi là tủy răng.

– Phản nhiễm muối vôi là ngà là men răng .Mỗi phần gồm có hai đoạn chính Hình 9. 4).

 – Đoạn lồi lên khỏi niêm mạc lợi gọi là thân răng

Đoạn còn lại cắm sâu vào xương hàm gọi là chân răng (hay rễ răng).

Giữa thân và chân răng có một đoạn ngắn gọi là cổ răng. Lớp mô liên kết nhiễm muối vôi bao bọc chung quanh tủy được gọi là ngà răng. Ngà răng của phần thân răng được bọc bởi một lớp chất rất rắn có nhiễm muối vôi gọi là men răng, men răng được sinh ra từ biểu mô. Ở chân răng, mặt ngoài của lớp ngả được bọc bởi một mổ giống mô xương gọi là xương chắc răng.

Răng được cố định vào ổ răng như dây chằng quanh răng thay dây chằng rang-orang)

1.4.1. Ngà răng

Là một chất rắn hơn xương bao quanh học tủy. Ngà răng được tạo thành bởi những tạo ngã bào. Ngà răng có màu hơi vàng và trong. Trong ngà răng có 20% chất hữu cơ, 80% chất vô cơ (phần lớn liên kết với các tinh thể hydroxyapatite)

Dưới kính hiển vi quang học, tiêu bản răng mài mong thấy những ống nhỏ gọi là tiêu quân nga, chạy song song với nhau từ hộc tủy ra tiền mặt ngoài của ngà răng. Trong tiêu quan ngà có chứa những nhánh cui cực ngọn tế bào tạo ngà (tế bào này nằm ở vùng ngoại vi của tuy rằng). Các nhánh này được gọi là sợi Tomes (Hình 9-5). Do quá trình calci hoa không đồng nhất nên trong chất ngã xuất hiện những đường có hình cong gọi là đường cong Owen. Chất hữu cơ của gà răng được tổng hợp bởi các tạo ngà bao.

Chất nga được tạo ra từng lớp, lớp được tạo ra càng sớm càng nằm xa tủy răng.,

1.1.2. Men răng

Men răng là chất rất cứng, giàu calci nhất trong cơ thể người, bọc ngoài lợp ngu cua thân răng. Slen răng là sản phẩm của tạo men bào, có nguồn gốc ngoại bì.

Men răng gồm những đơn vị cấu tạo hình lục lăng gọi là trụ men. Men răng có 97%, chất vô cơ dưới hình thức những tinh thể hydroxyapatite và 3%

Men răng gồm những đơn vị cấu tạo hình lục lăng gọi là trụ men. When trung cổ 97, chất vô cơ dưới hình thức những tinh thể hydroxyapatite và 390 chất hữu cơ. Trong men răng không có sợi tạo keo.

Chất hữu cơ của men răng được tiết ra bởi tạo men bảo năm ở mặt ngoài (mặt tự do) cua lop men răng dưới hình thức những trụ men. Khi nghiên cứu tiêu bản răng được mài mỏng người ta có thể thấy:

– Những đường đồng tâm (tiêu bản cắt ngang).

 – Những đường chéo (tiêu bản cắt dọc).

 Đó là những đường Retzius. Ngoài ra còn có thể thấy những đường sáng hoặc tối có hướng ít nhiều vuông góc với mặt men răng, đó là những đường Schreger. Những tạo men bào là những tế bào trụ cao nhất nằm ở cực đây. Nhánh kéo dài của tế bào đi vào chất nền hữu cơ của men răng không canxi hoá (Hình 9-6).

Sự nhiễm Ca của men răng bắt đầu dần dẫn từ những trụ men từ trong ra ngoài.

Vì vậy, lớp men ở trong nhất là lớp men cũ nhất.

Men răng đã hoàn toàn được hình thành tương đối trơ (không hoạt động) và không còn tế bào.

Mặt tự do của men răng được lợp bởi hai lớp mỏng:

– Lớp trong rất mỏng gọi là màng Nasmyth.

– Lớp ngoài không có tế bào, đã sừng hoá .

 1.4.3. Xương răng

Xương răng bọc ngà răng ở chân răng. Xương răng có thành phần giống mộ xương nhưng không có hệ thống Havers và mạch máu. Ở phần trên của chân răng, xương răng là một lớp dày, trong có chứa tế bào gọi là tế bào xương răng.

1.4.4. Tủy răng

Tủy răng được chứa trong hốc tuỷ. Là mô liên kết mềm trong đó có những sợi tạo keo không có hướng nhất định, nhiều nguyên bào sợi, ít tế bào lympho, đại thực bào, tương bào, những mạch máu, mạch bạch huyết, những sợi thần kinh.

Tuy rằng là loại mô tạo thành nhú rằng trong quá trình phát triển.Vùng ngoại vi tiếp xúc với ngà răng có một lớp tạo ngà bào. Xen giữa các tạo ngà bào có những tận cùng thần kinh không có myelin.

1.4.5. Dây chằng quanh răng (hay dây chằng răng- ổ răng)

Được tạo thành bởi những sợi tạo keo. Những bó sợi này đi từ thành ổ răng tới dính vào xương răng. Hai mặt của đầy chẳng có những tạo cốt bào, chúng đóng vai trò tạo ra xương mới ở mặt ngoài và tạo ra xương răng ở mặt trong.

1.4.6. Lợi

Lợi là phần của niêm mạc miệng kết hợp chặt chẽ chung quanh răng ở đỉnh ổ xương răng.

1.4.7. Xương ổ răng

Xương ổ răng là xương xốp. Lớp ngoài cùng tiếp tục của lớp vỏ ngoài của xương hàm. Lớp vỏ trong tiếp giáp với dây chằng quanh răng

2.HỌNG

Họng là nơi gặp nhau của đường hô hấp và đường tiêu hoá trên. Từ trong ra ngoài, thành họng có 4 tầng mô: tầng niêm mạc, tầng dưới niêm mạc, tầng cơ và tầng vỏ ngoài.

2.1. Tầng niêm mạc

Vùng trên cùng giáp lỗ mũi sau được lợp bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển kiểu biểu mô đường hô hấp. Ở các nơi khác, biểu mô thuộc loại lát tầng không sừng hoá. Trong lớp đệm có tuyến nước bọt, đa số là tuyến pha, chủ yếu tiết nhầy. Trong niêm mạc họng, mô bạch huyết phát triển mạnh hình thành một vòng mô bạch huyết lớn gọi là vòng Waldeyer gồm những nang và những điểm bạch huyết rải rác ở xung quanh họng, những hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân khẩu cái, hạnh nhân vòi và hạnh nhân họng.

2.2. Tầng dưới niêm mạc

Là mô liên kết thưa, chỉ phát triển ở thành bên của vùng mũi họng, vùng nối tiếp với thực quản. Ở những vùng khác, tầng niêm mạc rất mỏng, niêm mạc hình như đán sát với lớp cơ.

2.3. Tầng cơ

Bao gồm những bó cơ vân, chia làm 2 lớp: lớp trong hướng dọc, lớp ngoài hướng vòng hoặc chéo.

2.4. Tầng vỏ ngoài

2.4. Tầng vỏ ngoài

Là một bao liên kết xen vào giữa tầng cơ của họng với các cơ quan lân cận. Ở phần trên cùng của vòm họng, thành họng chỉ còn có niêm mạc

3.ỐNG TIÊU HOÁ CHÍNH THỨC

Ống tiêu hóa được chia làm nhiều đoạn khác nhau, mỗi đoạn có một chức năng riêng. Vì vậy, mỗi đoạn có cấu trúc phù hợp với chức năng riêng của chúng. Ngoài những cấu trúc riêng cho từng đoạn, thành của ống tiêu hoá chính thức có cấu trúc cơ bản giống nhau, từ trong ra ngoài gồm 4 lớp áo đồng tấn: Tầng niêm mạc, tầng dưới niêm mạc, tầng cơ và tầng vỏ ngoài Hình 9-7)

* Tầng niêm mạc, Có nguồn gốc nội bì. Tuỳ từng đoạn, mặt niêm mạc có thể khác nhau: nhắn, có những gợn nhỏ, có những nếp nổi lên trên mặt. Từ trong ra ngoài tầng niêm mạc được chia làm 3 lớp (Hình 9.7)

Lớp biểu mô: Loại biểu mô lợp trên mặt niêm mạc thay đổi tuỳ thuộc chức năng của từng đoạn, thí dụ: Biểu mô lát tầng không sừng hóa ở thực quản và ở hậu môn, biểu mô trụ đơn ở ruột. 

– Lớp đệm: Là một lớp mô

– Lớp đệm: Là một lớp mô liên kết thưa. Trong lớp đệm, tuỳ từng đoạn, còn có các loại tuyên riêng biệt, có mạch máu và mạch bạch huyết, những đầu tận cùng thần kinh. Mô bạch huyết trong lớp đệm là những đám tế bào lympho rải rác hay những nang lympho.

Càng xuống phía dưới mô bạch huyết càng, phát triển.

– Lớp cơ niêm: Gồm những sợi cơ trơn xếp thành hai lớp mỏng. Lớp trong gồm những sợi cơ hướng vòng, lớp ngoài gồm những sợi cơ hướng dọc. Lớp cơ niêm ngăn cách niêm mạc với tầng dưới niêm mạc.

* Tầng dưới niêm mạc: Được tạo thành bởi mô liên kết thừa trong có nhiều sợi chun, nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, những sợi thần kinh. những đám rối thần kinh Meissner. Có thể có các tuyến.

* Tầng cơ: Được tạo bởi những sợi cơ trơn (trừ ở đoạn 1/4 trên của thực quản, tăng cơ là cơ vân) và được chia thành hai lớp:

– Lớp trong gồm các sợi cơ có hướng vòng.

 – Lớp ngoài gồm các sợi cơ có hướng dọc.

Giữa hai lớp cơ có đám rối thần kinh auerbach. Riêng ở dạ dày còn có thêm lớp cơ ở phía trong lớp cơ vòng, gồm những sợi cơ có hướng cheo gốc với những sợi cơ thuộc hai lớp vòng và dọc.

* Tầng vỏ ngoài: Là một mảng mô liên kết thưa mà mặt ngoài được lợp  bởi một lớp trung biểu mô.

3.1.4. Tầng vỏ ngoài

Được tạo thành bởi mô liên kết thưa.

3.2. Dạ dày

Dạ dày là đoạn phình to của ông tiêu hoá, nối thực quản với ruột. Từ trong ra ngoài, thành dạ dày cũng có 4 tầng mô.

3.2.1. Tầng niêm mạc

Khi dạ dày cẫng. mặt niêm mạc nhẵn; khi rỗng có những nếp gấp dọc (Hình 9-9).

 Mặt trong của dạ dày có những rãnh nhỏ chia niêm mạc dạ dày thành những vùng đa giác có đường kính 2 – 4mm gọi là các tiểu thùy dạ dày. Trên mặt niêm mạc có những lỗ nhỏ được gọi là các phễu dạ dày.

Dựa vào sự khác nhau của các tuyến trong lớp niêm mạc, người ta chia dạ dày thành ba vùng: – Vùng tâm vị Là một vùng hẹp chung quanh tâm vị.

– Vùng thân hay vùng đáy vị: Chứa những tuyến đáy vị.

– Vùng môn vị: Chứa những tuyến môn vị.

3.2.1.1. Biểu mô

Biểu mô lớp niêm mạc thuộc loại biểu mô trụ đơn, cao 20-40m, do một loại tế bào tạo thành.

Những tế bào biểu mô lợp có khả năng tiết ra chất nhầy, tạo thành một lớp chất nhầy nằm trên mặt biểu mô, có tác dụng bảo vệ biểu mô chống tác động của HCl thường xuyên có trong dịch dạ dày. Nhân tế bào thường nằm ở động của HCl thường xuyên có trong dịch dạ dày. Nhân tế bào thường nằm ở cực đây. Trong bào tương của tế bào, phía gần nhân có những hạt sinh nhầy, những hạt này sẽ được tống ra khỏi tế bào qua màng tế bào ở cực ngon. Chất nhầy của tế bào biểu mô lớp niêm mạc dạ dày phản ứng dương tính với P.A.S và âm tính với mụci-carmin.

Những tế bào biểu mô lớp niêm mạc liên tục bị bong vào trong khoang dạ dày và được thay thế bởi những tế bào mới được sinh từ cổ các tuyến,

 

3.2.1.2 Lớp đệm

Lớp đến là lớp mô liên kết có chứa một số lượng lớn tuyến. Do đó, trong lớp đệm, mô liên kết chỉ còn lại các dải mộng nằm xen vào giữa các tuyển Trong hố liên kết thấy có các tế bào sợi, nhiều sợi tao keo, những sợi cơ trơn và các mạch máu, mạch bạch huyết nhỏ.

Các tuyến trong lớp động của dạ dày thuộc loại tuyến ống. Biểu mô lõm xuống lớp đệm tạo thành những ông bài xuất rộng của các tuyến và được gọi là các phễu dạ dày. Mỗi phễu nhận từ 2-5 ống chế tiết. Những phễu ở vùng tinh vi, thận vị ngắn.

thành phễu giống biểu mô phủ niêm mạc dạ dày ở ranh giới giữa phễu và các ông chế tiết có một đoạn ngắn được lợp bởi các tế bào kép biệt hóa được gọi là cổ tuyến. Sản phẩm của các tuyến gọi là dịch vị, có vai trò quan trọng trong tiểu hóa các thức ăn. Trong dịch  vị có: acid chlohydric, chất nhầy, men pepsin (loại len quan trọng nhất thiếu các niêm mạc và men lipase (phân huỷ mỡ).

Dạ dày người có khoảng 15 triệu tuyến và khoảng 3,5 triệu rãnh. Tuyếu gồm có ba loại, ở vùng khác nhau của dạ dày. 

– Tuyến đáy vị: Là những tuyến nằm ở vùng thân và đầy dạ dày. Những tuyến này là tuyến quan trọng nhất trong việc chế tiết ra dịch vị. Tuyến đáy vị thuộc loại tuyến ống thẳng chia nhánh. Mỗi tuyến chia làm ba đoạn: Đoạn ở trên cao nhất là eo, ở đây có hai loại tế bào lợp thành tuyển: Tế bào thầy và tế bào viền. Đoạn giữa là cổ tuyến có tế bào nhầy, tế bào viền. Đoạn dưới cùng là đáy tuyển có tế bào chính, tế bào da bac (Hình 9. 10). Như vậy, thành của tuyến đây được lợp bởi bốn loại tế bào: tế bào chính, tế bào phầy, tế bào viền và tế bào nội tiết tế bào ưa bac).

Tế bào chính: Là những tế bào hình khối vuông, lợp thành tuyển ở đoạn 1/2 hay 1/3 dưới của ống tuyển. Nhân tế bào hình cầu Trong bào tượng có những hạt chi tiết đường kính 1-3m. Cực ngọt có những vi nhung n/1 ngẫu và được phủ một lớp mỏng glycocalyx, Những hạt chế tiết chưa propepsin (Hình 9-11). Tế bào tiên. Là những tế bào hình cầu hay tháp,những tế bào nhảy hay tế bào chính. Mỗi tế bào có một nhân hình cầu. bào tương ưa acid, nhiều ti thể, không có hạn chế tiết. Hình dáng các trưng của tế bào viền là có những vị quản nội bào. Vi quan nội bào là những nếp gấp có chia nhánh của màng bào tương. Tế bào viển sản xuất HCl dưới dạng C1 và H'(Hình 9-12).

+ Tế bào nhầy cổ tuyến: Những tế bào này này nằm rải rác xen kẽ với những tế bào viện lợp thành tuyển và vùng cổ tuyến. Tế bào có hình trụ, vùng ngón tế bào, bào tương chứa đầy những giọt sinh nhảy, vì vậy dễ nhầm với những tế bào chính.

Chất nhầy do tế bào này tiết ra khác với chất nhầy tiết ra bởi tế bào nhầy ở biểu mô trên mặt (chất nhầy của tế bào nhầy cổ tuyến có phản ứng P.A.S và muci-camin dương tính).

+ Tế bào ưa bac: Bằng phương pháp nhuộm muối bạc, dưới kính hiển vi quang học thấy trong bào tương tế bào có những hạt màu đen. Dưới kính hiển vi điện tử, cực ngọn tế bào vi nhung mao dài, trong bào tương cực đáy tập trung những hạt chế tiết có mật độ điện từ đạm,tượng cực đáy tập trung những hạt chế tiết có mật độ điện từ đạm, Sản phẩm chế tiết của tế bào này là serotonin được đưa vào lớp đệm(Hình 9- 13). 

– Tuyến môn vị : Thuộc loại tuyến ống cong queo chia nhanh. Thành tuyến được lợp bởi những tế bào nhảy hình khối vuông, nhân dẹt nằm ở cực đáy tế bào. Trong bào tương có nhiều hạt sinh nhảy. Ở vùng này còn có cả những tế bào ưa bạc tiết ra gastrin (kích thích sự chỉ tiết của các tế bào)

-Tuyến tâm vị: Có cấu tạo giống tuyên môn vị. Cũng có thể có tế bào ưa bạc.

3.2.1.3. Lớp cơ niêm.

Giống lớp cơ niêm ở các đoạn khác của ống tiêu hoá chính thức.

3.2.2. Tầng dưới niêm mạc

Là mô liên kết thưa có nhiều tế bào mỡ. cuồng bào, tế bào lympho tự do và những bạch cầu hạt trung tính. Trong tầng dưới niêm mạc còn có nhiều mạch máu và mạch bạch huyết.

3.2.3., Tầng cơ

Gồm ba lớp cơ trơn (lớp trong: chảo, lớp giữa: vòng, lớp ngoài: dọc). Giữa lớp giữa và lớp ngoài có tùng thần kinh Auerbach. Ở môn vị có cơ thắt môn vị hướng vòng.

3.2.4. Tầng vỏ ngoài

Là lớp mô liên kết mỏng, mặt ngoài phủ trung biểu mô

Dạ dày có:

 – Chức năng cơ học: Nhào trộn thức ăn, chức năng này đảm nhiệm bởi tầng cơ.

 – Chức năng hoá học: Phụ thuộc hoạt động chế tiết của các tuyến. Dịch vị

(500-1000ml/ngày) là một dịch trong, không màu, chứa chất nhầy, nước, những chất điện giai, men pepsin. Men pepsin tiêu các loại protein trong môi trường acid.

Những tế bào viền tiết ra một loại glycoprotein gọi là yếu tố nội của dạ dày, liên kết với vitamin B, làm cho ruột dễ hấp thu B . Vì vậy, sau khi cắt da dày có thể phải tiêm thêm B1 để tránh bị thiếu máu cấp tính,

3.3. Ruột non

Là đoạn: ống tiêu hoá chính thức nội dạ dày với ruột già. Ruột non có chiều dài khoảng:4-6m, cuộc chia làm ba đoạn: tá tràng, hồng trắng. hốc  tràng.

Thành của ruột non giống như các đoạn khác của ông tiêu hoá

3.3.1. Niêm mạc

Là tầng áo trong cùng và quan trọng nhất. Niêm mạc có những dạng cấu trúc hình thái làm tăng diện tích hấp thu và chức năng tiêu hoá, ở niêm mạc ruột non có ba cách làm tăng điện tích hấp thu:

– Cách thứ nhất: Niêm mạc của ruột non được tầng dưới niêm mạc đội cao lên tạo thành những nếp nhăn vòng hình liềm gọi là những van ngang. Bằng mắt thường có thể nhìn thấy van ngang. Các van ngang không bị mất đi ngay cả khi lòng ruột trạng thái căng. Những van lớn có chiều cao từ 810mm, chiều rộng 3-4mm, chiều dài 2-5cm.

Ở tá tràng chưa có văn ngang. Từ đoạn đầu đến đoạn cuối hỗng tràng, van nhiều dần và cao dần; đến nửa dưới của hồi tràng, số  lượng và chiều cao của van giảm dần.

 – Cách thứ hai: Biểu mô lớp niêm mạc ruột non bị lớp đệm đẩy lên thành những nhung mao ruột làm cho mặt niêm mạc trông như nhung. Mỗi nhung mao cao từ 200-500um, được tạo thành bởi một trục liên kết và lợp bởi biểu nộ (Hình 9-16, 9-17). – Cách thứ ba: Những vị nhung mạo của các tế bào hấp thu ở biểu mô.

 3.3. 1.1. Biểu mô

Biểu lợp toàn bộ niêm mạc ruột non thuộc loại biểu mô trụ đơn. Biểu mô được tạo thành bởi ba loại tế bào: Tự bào bản thu tế bào sinh là tổ mô này được tạo thành bởi ba loại tế bào: Tế bào hấp thu, tế bào hình đài, tế bào ưa chrom

Tế bào hấp thu (tế bào mâm khía): Đó là những tế bào trụ, nhân hình bầu dục nằm gần cực đáy. Trên mặt tự do của  thấy có những vạch dọc tạo thành một lớp khía dọc được gọi là mầm khía Dưới kính hiển vi điện tử thấy các khía dọc chính là những vi nhung mao cao khoảng 1-1,44m, đường kính 80nm. Ở vi nhung mao có men phosphatase kiềm (Hình 9-18).

Phủ trên bề mặt các vi nhung mao có một lớp glycocalyx đày 0,10,5um gọi là màng mặt, trong đó có những sợi rất mảnh chia nhánh. Màng mặt rất vững chắc đối với các yếu tố tiêu protein và tiểu nhầy. Vì vậy, nó có chức năng bảo vệ, đồng thời có chức năng hoạt động như một men.Trong bào tương có một số ti thể,lysosome, những hạt mỡ nhỏ, lưới nội  bào không hạt phát triển và thường phát triển trên nhân.

 – Tế bào hình đài: Nằm xen kẽ với những tế bào hấp thu, cũng có hình trụ cao (Hình 9-18). Phần cực ngon của tế bào phình ra và có chứa những giọt nhầy. Phần dây tế bào hẹp, trong có chứa

có chứa những giọt nhầy. Phần dây tế bào hẹp, trong có chứa một nhân dẹt, bộ Golgi phát triển, lưới nội bào có hạt. Có thể coi tế bào hình đài là một tuyến đơn bào, chất chế tiết của nó là chất nhầy, có tác dụng bôi trơn và bảo vệ bề mặt niêm mạc ruột. 

Tế bào ưa bạc (ưa chrom): Là những tế bào nhỏ nằm rải rác trong biểu mô ruột non (Hình 9-18) (cũng có thể thấy ở cả trong biểu mô dạ dày),

Đặc điểm của tế bào da bạc là trong bào tương của nó có những hạt đậm đặc với dòng điện tử ở cực đáy của tế bào. Những hạt này có ái lực đối với muối bạc hay muối chrom. Sản phẩm chế tiết của tế bào da bạc là serotonin. Tế bào ưa bạc là một tuyến nội tiết đơn bào rải rác.

3.3.1.2. Lớp đệm

Là lớp mô liên kết thưa nằm dưới biểu mô, ở vùng trung tâm của các nhung mao ruột. Trong lớp đệm có lưới sợi võng và những tế bào sang nhau có nhảnh, đó là những tế bào liên kết.

Ngoài ra trong lớp đệm của ruột non còn thấy:

Mô bạch huyết rải rác hay tập trung thành nang bạch huyết. Những nang bạch huyết lớn có thể xâm nhập xuống cả tầng dưới niêm mạc. Dọc ruột non, từ trên xuống phía ruột già, mô bạch huyết có khuynh hướng phát triển ngày càng nhiều. Ở hồi tràng, số lượng mang bạch huyết nhiều lên và tập hợp thành những nang hình bầu dục dài 8-20mm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đó là những mảng Peyer. Mỗi mang Peter gồm khoảng 30-40 nang bạch huyết (Hình 9- 19). Mang Pesel có thể coi như hàng rào bảo vệ chống các yếu tố gây bệnh. Nhưng trong trường hợp sốt thương hậu những mảng Peyer lại là livi Đi nhiễm trùng và viêm 

Một mao mạch bạch huyết lớn được bắt đầu từ ngọn nhung mao bằng một đầu kín đi dọc theo chiều dài của nhung mao xuống chân nhung mao. Đó là mạch dưỡng trấp trung tâm. Mạch này nối tiếp với mạch bạch huyết chung của niêm mạc ruột. Những mao mạch mẫu nằm sát màng đáy của biểu mô. Những sợi cơ trơn bắt nguồn từ cơ niệm chạy lên trên bản vào màng đáy (Hình 9, 20). Đó là cơ Brucke. Những sợi thần kinh từ tùng thần kinh Meissner nằm ở dưới lớp niêm mặc đi lên. Những tuyến: Tuyen Lieberkuhn có tất cả các đoạn của ruột non. Tuyến Brunner chỉ có ở tá tràng

Tuyến Lieberkuhn: Do biểu mô lớp niêm mạc ruột lõm sâu vào phía trong thanh ruột lợp thành tuyến được tạo bởi bốn loại tế bào, trong đó 3 loại (tế bào hấp thu, tế bào hình đài, tế bào da bạc) giống ở biểu mô và loại thứ tự là tế bào Paneth.

Tế bào Paneth hop thành một đám nhỏ ở đây tuyển Hình 9-21). Tế bào Paneth có hình tháp, nhân nằm ở gần đây tế bào. Ở cực ngon có nhiều hạt chế tiết. Tế bào Paneth thuộc loại tế bào tuyến ngoại tiết có lưới nội bào có hạt và bộ Golgi phát triển.

+ Tuyển Brunner: Chỉ có ở tá tràng, nằm ở lớp đệm của niêm mạc và ca ở

tầng dưới niêm mạc. Biểu mô lợp thành tuyển có hình khối vuông hay hình trụ đơn. Bào tương của tế bào biểu mô sáng màu và rai rắc có những hạt nhỏ.

3.3.2. Tầng dưới niêm mạc

Là mô liên kết, có những chỗ lồi lên phía niêm mạc tạo thành trục trung tâm của những van ngang. Ở đó có nhiều sợi chun và đôi khi có những thuỷ mỡ.

tá tràng, trong tầng dưới niêm mạc  có những tuyến Brunner.

ở tầng dưới niêm mạc có thể thấy phần đáy của các nang bạch huyết lớn, cảm rối thần kinh VIeissner.

3.3.3, Tầng cơ

Gồm hai lớp cơ trơn, lớp trong hướng vòng, lớp ngoài hướng dọc. Giữa hai lớp cơ có đám rối thần kinh auerbach.

3.3.4. Tầng vỏ ngoài

Được tạo thành bởi mô liên kết thưa, mặt ngoài được lập bởi trung biểu mô, tiếp với mạc treo ruột.

3.4 Ruột già

Ruột già gồm những đoạn ruột có nếp gấp gọi là vanh hồi manh tràng.

3.4.1. Tầng niêm mạc

Mạt liền mạc ruột già nhăn, không có những mào và Van.

3.4.1.1 Biểu mô

Biểu mô lớp niêm mạc ruột già là biểu mô trụ đơn. Giống như biểu mô niêm mạc ruột non, biểu mô niêm mạc ruột già cũng do 3 loại tế bào tạo nên: tế bào hình đài, hấp thu, ưa bạc.

3, 4, 1.2. Lớp đệm

Được tạo thành bởi mô liên kết hưa, nhieu tuong bào và lympho bào. Những nang bạch huyết trong lớp đệm thường vượt qua lớp cơ niệm và xâm nhập xuống tầng đuối niêm mạc. Những tuyến Lieberkuhn trong lớp  đệm thường dài, thẳng, nhiều tế bào hình đài, ít tế bào da bạc và không có tế bào Pallet.

3.4.1.3. Lop cơ niem

Gồm 2 lớp cơ trơn móng (Hình 9 22).

3.4.2. Tầng dưới niêm mạc

Được tạo bởi mô liên kết, không có gì khác biệt,

3.4.1.3. Tầng cơ

Cult cơ hai lớp cơ trong (lợp trong vòng, lớp gaii dọc) tạo thành. Tải, cơ tua ruột già có điểm đặc biệt là lớp cơ dọc ở 3 nơi dày lên thành 3 lai cơ lối ra mặt ngoài ruột, trông thấy được bằng mắt thường,

3.4.4. Vỏ ngoài

Tạo thành bởi mô liên kết, nối tiếp với lá tạng của màng bụng.

3.5. Ruột thừa

Ruột thừa có lòng không đều, hình khế, hẹp, chứa những khối tế bào chết và những khối chất bã không có tế bào.Thành của ruột thừa tương đối dày do sự phát triển mạnh của mô bạch huyết (Hình 9-23).

3.5.1. Niêm mạc

– Biểu mô: Giống biểu mô ruột già. 

– Lớp đệm: Có nhiều tuyến Lieberkuhn, những nang bạch huyết nhỏ và lớn

nằm ở lớp đệm và phát triển xuống cả tầng dưới niêm mạc

 – Lớp cơ niêm: Không liên tục, bị ngắt quãng và mỏng.

3.5.2. Tầng dưới niêm mạc

Tương đối dày, có chứa nhiều mạch máu, những sợi thần kinh và những thuỳ mỡ,

3.5.3. Tầng cơ

Cũng có hai lớp cơ trơn, lớp trong hướng vòng, lớp ngoài hướng dọc. Giữa hai lớp rải rác có đảm rối thần kinh Auerbach.

3.5.4. Vỏ ngoài

Không có gì đặc biệt.

  1. NHỮNG TUYẾN TIÊU HOÁ

Ngoài những tuyến nằm trong thành ống tiêu hoá còn có những tuyến dã tách riêng ra để trở thành những cơ quan riêng biệt. Đó là: Tuyến nước bọt lớn, gan và tuỵ.

4.1. Tuyến nước bọt

Ngoài các tuyến nước bọt nhỏ nằm ở tầng niêm mạc hoặc ở tầng dưới niêm mạc miệng, còn có ba đôi tuyến nước bọt lớn gọi là những tuyến nước bọt chính thức. Đó là những tuyến mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi.

4.1.1. Cấu tạo chung của những tuyến nước bọt 

 Các tuyến nước bọt là những tuyến ngoại tiết loại túi kiểu chùm nho. Các tuyến nước bọt được bọc bởi một vỏ liên kết có nhiều sợi tạo keo. Từ vỏ bọc này sinh ra những vách liên kết gọi là những vách gian tiểu thuỷ, chia tuyến thành nhiều khối nang tuyến gọi là những tiểu thuỳ. Từ những vách gian tiểu thuỷ có những sợi liên kết đi ra để bọc ngoài các nang tuyến. Mỗi đơn vị tuyến gồm có: Phần chế tiết và phần bài xuất.

4.1.1.1. Phần chế tiết (hay nang tuyến)

Được tạo thành bởi những tế bào chế tiết. Những tế bào chế tiết xếp thành một hàng chung quanh lòng tuyến, mặt đáy tiếp xúc với màng đáy hay với tế bào cơ – biểu mô (Hình 9-24).

Có ba loại nang tuyến nước bọt: Nang nước, nang nhầy và nàng pha.

 – Nang nước: Có hình bầu dục ngắn, lòng hẹp, thành dày gồm 2 loại tế bào cơ và tế bào tiết nước.

Các tế bào tiết nước có hình tháp. Nhân hình cầu, nằm gần cực đây. Trong bào tương, ở cực ngọn tế bào có chứa nhiều hạt sinh men và bộ Golgi, ở cực đây có nhiều ti thể và lưới nội bào có hạt.

Các tế bào cơ – biểu mô là những tế bào đạt hình sao, có những nhánh bào tương tiếp xúc với nhau tạo thành một cái giỏ gọi là giỏ Boll.

Sản phẩm chế tiết của nang là địch nước.

 – Nang nhầy: Là loại nang hoàn toàn chế tiết ra chất nhầy. Những tế bào

chế tiết là tế bào tiết nhầy Tế bào có hình thấp hay khối vuông. Nhận tế bào dẹt, nằm sát cực đáy. Bào tương sáng màu vì chứa nhiều hạt sinh nhầy (mucin-carmin đương tỉnh). Lòng nang tuyến rộng (Hình 9-25).

– Nang pha: Là loại nang vừa chế ra nước, vừa chế ra chất nhầy. Tế bào tuyến lớp nang tuyến gồm cả hai loại: Tế bào tiết nước (sẫm màu) tạo thành liềm Gianuzzi và những tế bào tiết nhầy (sáng màu) (Hình 9-25).

4.1.1.2. Phần bài xuất

Gồm các ống có kích thước và cấu trúc khác nhau: Ống trung gian (ống Boll), ống có vạch (ống Pfluger), những ống bài xuất lớn (Hình 9-25). 

– Ống trung gian: Ngắn và rất nhỏ, tiếp với một hay một vài nang tuyến. Nối nang tuyến với ống có vạch. Thành ống được lợp bởi biểu mô vuông đơn nằm trên màng đáy hoặc trên tế bào cơ . Hình 9.25.

 – Ống có vạch: Là những ống bài xuất trong tiểu thuỷ và gian tiểu thuỳ. Thành ống được lợp bởi biểu mô hình tháp. 

Thành ống được lợp bởi biểu mô hình tháp. Các tế bào biểu mô có những đặc điểm hình thái của những tế bào vận chuyển ion và nước. Cực đáy của tế bào, trong bào tương có những vạch song song với trục đứng của tế bào. Dưới kính hiển vi điện tử, màng bào tương ở đáy tế bào có những nếp gấp lồi vào trong bào tương chia bào tương ở đây tế bào thành nhiều khoang, trong đó có chứa nhiều ti thể hình dây có hướng thẳng đứng (Hình 9-25). Những ống Pfluger tập hợp lại với nhau tạo thành những ống bài xuất lớn. 

– Ống bài xuất lớn: Thành ống được lợp bởi biểu mô trụ tầng và dần dần biến đổi thành biểu mô niêm mạc miệng. Gần với niêm mạc miệng, những ống bài xuất cái (ống Stenon của tuyến mang tai, ống Wharton của tuyến dưới hàm và ống Bartholin của tuyến dưới lưỡi) được lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hoá.

4.1.2. Tuyến mang tai

Là cặp tuyến nước bọt lớn nhất, mở vào tiền đình của miệng. Mỗi tuyến được liên hệ với tiền đình của miệng bởi một ống bài xuất lớn, đài (ống Stenon).

Phần chế tiết của tuyến gồm toàn những nang nước. Trong khoảng gian bào của tuyến thường thấy tế bào mỡ, tương bào và lympho bào. Tương bào chế tiết globulin miễn dịch A (IgA). Cùng với những protein (enzyme) của tế bào tuyến tạo nên phức hợp chất chế tiết-IgA tham gia vào quá trình bảo vệ miễn dịch ở khoang miệng. Ở người, những hạt chế tiết của tế bào tuyến có phản ứng P.A.S. dương tính, có hoạt tính amylase cao.

4.1.3. Tuyến dưới hàm

Là những tuyến tủi chia nhánh kiểu chùm nho. Phần chế tiết của tuyến chủ yếu gồm những tế bào chế tiết chất dịch nước, nhưng một số phần của

chủ yếu gồm những tế bào chế tiết chất dịch nước, nhưng một số phần của tuyến lại có những nang tuyến pha (vừa tiết nước, vừa tiết nhầy). Thành của nang tuyến vừa có tế bào tiết nhầy vừa có những đám tế bào tiết nước (tạo thành liềm Gianuzzi).

Có nhiều ống Pfluger dài, chia nhiều nhánh. Ống Wharton đi ra ở mặt dưới lưỡi.

Ở người, 80% thể tích tuyến dưới hàm là tế bào tiết nước, 5% là tế bào bài tiết nhầy, 5% là những ống Pfluger.

4.1.4. Tuyến dưới lưỡi 

– Cấu trúc của tuyến dưới lưới giống tuyến dưới hàm.

Trong tuyến dưới lưỡi không bao giờ có nang tuyến hoàn toàn tạo thành bởi tế bào tiết nước.

Tuyến dưới lưỡi khác tuyến dưới hàm ở chỗ số lượng tế bào tiết nhầy nhiều hơn tế bào tiết nước.

 Chức năng chính của những tuyến nước bọt là tiết ra nước bọt để làm ẩm, bôi trơn khoang miệng và các thức ăn trong miệng. Chức năng đó được thực hiện nhờ nước và các phức hợp polysaccharide và protein trong thành phần của nước bọt. Các phức hợp này được tiết ra chủ yếu bởi những tế bào tiết nước. Nước bọt mở đầu hoạt động tiêu hoá những chất glucid nhờ men amylase của nước bọt. Nước bọt người có hoạt động men maltase và ribonuclease yếu.

4.2. Gan

Gan là một tuyến lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1500g. Gan vừa là tuyến ngoại tiết (tiết mật vào tá tràng), vừa như một tuyến nội tiết (tổng hợp một số chất và những chất này được chuyển trực tiếp vào máu).

Gan nhận một khối lượng lớn máu tĩnh mạch (70%) qua tĩnh mạch cửa và nhận một lượng nhỏ máu động mạch qua động mạch gan. Những sản phẩm hấp thu từ ống tiêu hoá được chuyển hoá và đi vào gan hoặc biến đổi ở đó rồi lại trở về máu để tích trữ lại, hoặc để sử dụng ở những cơ quan khác.

Gan là một cơ quan khử độc. Gan tổng hợp các loại protid khác nhau và quan trọng của máu.

Gan là cơ quan có tích trữ glycogen và giải phóng glucose để duy trì nồng độ bình thường của glucose trong máu.

Gan được chia làm nhiều thuỳ. Các thuỳ gan được tạo thành bởi những khối nhỏ với cấu trúc điển hình gọi là những tiểu thuỳ. Mỗi tiểu thuỷ là một đơn vị cấu tạo và chức năng của gan.

4.2.1. Cách phân tiểu thuỳ gan

Có ba quan điểm về cách phân tiểu thuỳ gan:

 4.2.1.1. Tiểu thuỳ gan cổ điển

Gan được tạo thành chủ yếu bởi những tế bào gan. Những tế bào dó họp thành những dây tế bào và nối với nhau tạo thành một đơn vị hình thái, được Kiernan (1837) gọi là tiểu thuỳ gan.

Mỗi tiểu thuỳ gan là một khối đa diện, đường kính khoảng 1-2mm. Ở lợn, các tiểu thuỷ được phân định một cách rõ ràng bởi những dải mô liên kết mỏng (Hình  9-26). Ở người và một số động vật có vú, ranh giới giữa các tiểu thuỳ không rõ.

Các tiểu thùy chỉ phân cách nhau rõ rệt ở khoảng cửa (chỗ mô liên kết dày lên ở góc tiểu thuỷ. giữa 3-4 tiểu thùy).

Ở trung tâm mỗi tiểu thuỳ cổ điển có một nhánh tận cùng của tĩnh mạch gan gọi là tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ. Từ tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy toả ra những dây tế bào gan nối với nhau thành lưới gọi là bè Remak. Trong những bè Remark có những khe rất nhỏ thông với nhau và chen vào giữa các tế bào gan gọi là những vi quản mật.

Các tiểu thuỳ chỉ phân cách nhau rõ rệt ở Khoảng cửa (chỗ mô liên kết dày lên ở góc tiểu thuỷ. giữa 3-4 tiểu thùy).

Ở trung tâm mỗi tiểu thuỷ cổ điển có một nhánh tận cùng của tĩnh mạch gan gọi là tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ. Từ tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy toả ra những dây tế bào gan nối với nhau thành lưới gọi là bè Remak. Trong những bè Remak có những khe rất nhỏ thông với nhau và chen vào giữa các tế bào gan gọi là những vi quản mật.

Xen vào giữa các bè Remak có những mao mạch nối với nhau thành lưới, gọi là những mao mạch nan hoa. Các mao mạch nan hoa vừa nhận máu của động mạch gan, vừa nhận máu của tĩnh mạch cửa đổ vào, cho nên trong mao mạch nan hoa có sự pha trộn máu. Từ chu vị tiểu thủy, các mao mạch tiến vào giữa để mở vào tĩnh mạch trung tâm (Hình 9-27).

4.2.1.2, Tiểu thùy cửa

Đây là cách chia thuỳ do Mall để xuất. Theo Mall, mỗi tiểu thuỳ là một khối nhu mô gan quay quanh một khoảng cửa và đỉnh là các tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy (Hình 9-28).

4.2.1.3. Nang gan

Rappaport và cộng sự đưa ra một cách phân tiểu thuỳ kiểu khác và gọi mỗi đơn vị gan được phân theo kiểu này là nang gan.

Mỗi nang gan là một khối tế bào gan, khi quan sát mặt cắt ngang có hình thoi, đường chéo ngắn được xác định bởi cạnh chung của hai tiểu thuỳ cổ điển, còn đường chéo dài được xác định bởi hai tĩnh mạch trung tâm (Hình 9-29).

Rappaport chia nang gan thành 3 vùng:

– Vùng 1: Các tế bào gan nằm gần các nhánh mạch máu, nhận máu có chất lượng tốt nhất.

 Vùng 2: Nhận máu có chất lượng vừa phải nhưng kém hơn chất lượng máu ở vùng 1. Vùng 3: Gần tĩnh mạch trung tâm, máu tới đây có chất lượng kém nhất.

Về phương diện chức năng và bệnh lý, khái niệm nang gan có một ý nghĩa lớn giúp cho người ta hiểu vì sao các loại chất độc, các loại chất dinh dưỡng có mặt những vùng khác nhau của gan lại khác nhau.

Ba khái niệm về phân chia tiểu thuỳ của gan nêu trên không chống nhau mà bổ sung cho nhau. Vì gan thực hiện nhiều chức năng phức tạp nên khi muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động chức năng nào đó của gan người ta thường sử dụng một trong những cách phân thuỳ này để giải thích cho phù hợp.

4.2.2. Cấu tạo tiểu thuỳ gan cổ điển

4.2.2.1. Mao mạch nan hoa

Là những mao mạch rộng, lòng không đều, nằm xen giữa các bè Remak.

Mao mạch nan hoa nhận máu từ các động mạch gan, các tĩnh mạch cửa và dẫn máu tới tĩnh mạch trung tâm. Từ dòng máu lưu thông trong mao mạch nan hoa, những tế bào gan có thể thu nhận các chất dinh dưỡng. mặt khác lại đưa những sản phẩm chuyển hoá của chúng vào máu. Mao nan hoa được phân cách với các tế bào gan bởi một khoảng Disse (Hình 9-30).

Thành của các mao mạch nan hoa được lợp bởi hai loại tế bào: Tế bào nội mô và tế bào Kupffer, Phía ngoài lớp nội mô không có màng đáy.

– Những tế bào nội mô:

Giống như những tế bào nội mô của những mao mạch khác. Trong bào tương của tế bào có ít bào quan, có những không bào vị ẩm. Bào tường có những lỗ thủng lớn. (Hình 9-30).

 – Tế bào Kupffer: Là những tế bào lớn, hình sao. Nhân hình bầu dục. Trong bào tương, ngoài những bào quan có thể gặp những không bào vi ấm lysosom và những thể thực bào trong chứa các chất thực bào như sắt dưới dạng hemosiderin. Tế bào Kupffer có khả năng thực bào mạnh và thuộc “hệ thống đại thực bào-đơn nhân”.

4.2.2.2. Khoảng Disse

Là một khoảng hẹp phân cách thành của mao mạch nan hoa với các tế bào gan. Khoảng Disse chỉ được phát hiện bằng kính hiển vi điện tử (Hình 9-31).

Trong khoảng Disse có nhiều vi nhung mao của tế bào gan, có một số vi nhung mao len vào khoảng khe giữa các tế bào nội mô, tiếp xúc với máu trong mao mạch nan hoa. Trong khoảng Disse còn có một số tế bào chuyển tích trữ mỡ gọi là tế bào tích mỡ, những sợi võng, những bó sợi collagen, các sợi thần kinh không myelin, Khoang Disse là khoảng gian bào có huyết tương. Nhờ vậy, qua huyết tương ở khoảng Disse, tế bào gan trao đổi chất gần như trực tiếp với máu.

4.2.2.3. Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy

Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy lớn dần từ 50-500um. Ra khỏi tiểu thuỳ, tĩnh mạch trung tâm mở vào tĩnh mạch trên gan. Ở đoạn đầu thành của tĩnh mạch trung tâm chỉ được lợp bởi một lớp nội mô.

4.2.2.4. Bé Remak

Là những dây tế bào gan có hướng tập trung về phía tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ. – Tế bào gan: Là những tế bào đa diện lớn, đường kính từ 20-30um, Nhân hình cầu, chứa 1-2 hạt nhân. Bào tường có nhiều bào quan và chất vùi (Hình 9-30). Lưới nội bào có hạt là hệ thống ống nối với nhau, ngoài có nhiều riboxom bám. Lưới nội bào không hạt gồm những ống hẹp chia nhánh, trong lòng ống có những khối hình cầu đường kính 30-40km. Lưới nội bào không hạt phát triển ở những tế bào gan vùng ngoại vi tiểu thuỳ. Ribosom ở dưới dạng polysome hình xoắn ốc hoặc hình hoa hồng. Ti thể có hình thon dài, cấu trúc mào rõ, mật độ chất nền thấp, chất nền chứa một số những hạt sẫm màu. Bộ Golgi phát triển và thường nằm cạnh các vị quản mật. Các hạt glycogen ở dưới 2 dạng: những hạt có kích thước 100nm tập trung thành đám gọi là đám a, những đám hạt nhỏ hơn có kích thước 20-30nm tập trung thành dám gọi là đám B. Những hạt glycogen thường ở gần hệ thống lưới nội bào không hạt. Các hạt mỡ có kích thước khác nhau và không có màng bao quanh. 

– Vi quản mật: Không có thành riêng, thành của vi quản mật là màng bào tương của các tế bào gan có các vi nhung mao.

4.2.2.5. Khoảng cửa

Là nơi mà các vách liên kết xơ dày lên. Theo cách phân tiểu thuỷ của Kiernan thì khoảng cửa là khoảng mô liên kết nằm ở các góc của các tiểu thuỷ (Hình 9-31).

Trong khoảng cửa, người ta thấy có các nhánh của tĩnh mạch cửa, của động mạch gan, một hay nhiều ống mật, một vài mao mạch bạch huyết.

– Tĩnh mạch cửa: Trong khoảng  cửa, tĩnh mạch cửa có lòng rộng hơn động mạch gan, lòng không đều, thành mỏng được lợp bởi một lớp nội mô, phía ngoài là một áo xơ chun mỏng. Động mạch gan: Hình tròn đều, thành dày, lòng hẹp hình sao. Có thể thấy rõ màng ngăn chân trong. Lớp cơ của động mạch tương đối dày.

– Những ống mật trong gan: Có ống trung gian Hering, những ống quanh tiểu thuỳ và những ống gian tiểu thuỳ. 

+ Ống trung gian Hering: Tiếp với một vị quản mật. Lòng ống Hering rộng hơn vị quản mật. Thành của ống Hering được lợp bởi một biểu mô vuông thấp.

+ Ống quanh tiểu thùy: Lòng chỉ rộng hơn ống Hering chút ít. Thành của ống được lợp bởi biểu mô vuông. Các ông quanh tiểu thuỷ đi đến khoảng cửa mở vào một ống gian tiểu thuỳ. 

+ Ống gian tiểu thùy: Lòng rộng, đường kính từ 50-500um. Biểu mô lợp thành ống là biểu mô trụ đơn. Chung quanh biểu mô có màng đáy và có áo xơ bọc ngoài. Những ống cỡ lớn được lợp bởi biểu mô trụ đơn có tế bào có mâm khía. Thành ống lợp bởi niêm mạc gồm biểu mô và lớp đệm có chứa nhiều mạch máu. Phía ngoài niêm mạc là áo xơ, trong có nhiều sợi cơ trơn có hướng vòng. Trong lớp đệm của các ống mật lớn nhất có thể thấy có các tuyến ống đơn chia nhanh gọi là tuyến mật.

4.2.2.6. Những ống dẫn mật ngoài gan và túi mật

Thành của ông gan, ống mật chủ, ống túi mật và túi mật có 3 tầng một tầng niêm mạc, tầng xơ cơ, tầng vỏ ngoài (Hình 9-32). 

– Tầng niêm mạc:Biểu mô lớp niêm mạc là biểu mô trụ đơn được tạo thành bởi tế bào mâm khía và tế bào hình đài tiết nhầy. Những tế bào hình đài có thể tạo thành những tuyến nhầy nằm trong lớp đệm.

Niêm mạc của những đường dẫn mật ngoài gan có những nếp gấp hướng dọc (ở ống gan, ống mật chủ) hay hướng ngang (ống túi mật). Niêm mạc túi mật không có tế bào tiết nhầy, trừ ở cổ tuyến có một số tuyến nhầy.

Tầng xơ hay xơ cơ

Ở thành ống gan, phía ngoài tầng niêm mạc là tầng xơ.

Ở thành ống mật chủ, ngoài tầng niêm mạc là tầng xơ cơ gồm hai lớp cơ trơn, lớp trong có hướng vòng, lớp ngoài hướng đọc.

Ở túi mật, tầng xơ cơ dày nhưng các bó cơ không có hướng nhất định.

– Tầng vỏ ngoài: Liên kết với mạc nối nhỏ hoặc phúc mạc.

4.2.3. Gan có những chức năng 

– Chức năng ngoại tiết: Gan tiết ra mật để nhũ tương hoá và xà phòng hoá các chất mỡ. Trong mật có: Sắc tố mật, muối mật, cholesterol và chất nhầy.

– Chức năng nội tiết: Tế bào gan hấp thu các chất từ máu, chuyển hoá chúng thành các sản phẩm khác nhau rồi đưa trở lại máu . 

+ Chuyển hoá glucid: Biến glucose thành glycogen, hoặc ngược lại phân huỷ glycogen thành glucose để đưa vào máu tùy theo nhu cầu của cơ thể.

+ Chuyển hoá protid: Chức năng tạo ra urê là một trong những chức năng quan trọng của gan. 

+ Chuyển hóa lipid: Gan đóng vai trò chính trong chuyển hóa lipid và duy trì mức độ lipid bình thường trong máu. Triglycerid và cholesterol được tổng hợp trong gan. 

+ Tích trữ sắt: Sắt tích trong gan có thể được chuyển hoá lại cho máu tùy theo nhu cầu. 

+ Tạo fibrinogen, prothrombin và heparin . 

– Chức năng khử độc: Phần lớn các thuốc được chuyển hóa trong gan.

4.3. Tuyến tụy

Tuyển tuy là một tuyến lớn phụ thuộc ruột non. Tuy là tuyến vừa ngoại tiết: Tiết ra dịch tụy bài xuất vào tá tràng, vừa là tuyến nội tiết: Tiết ra insulin và glucagon để đổ vào máu. Hai chức phận nội tiết và ngoại tiết được thực hiện bởi những phần tử có chung nguồn gốc là nội bì nhưng lại rất khác nhau về cấu tạo và chức năng.

Phần ngoại tiết là một tuyến túi chia nhánh kiểu chùm nho, nằm trong các tiểu thuỳ. Nhiều ống bài xuất nhỏ tập trung vào ống bài xuất lớn hơn nằm trong vách gian tiểu thuỳ gọi là ống bài xuất gian tiểu thuỳ.

Các ống bài xuất gian tiểu thuỷ đổ vào hai ống bài xuất cải: Ông Santorini và ống Wirsung (Hình 9-33).

Phần nội tiết được đại diện bởi những khối nhỏ gọi là tiểu đảo Langerhans, cùng nằm trong tiểu thuy, rải rác giữa đám nang tuyến (Hình 9-35).

4.3.1. Tụy ngoại tiết

Gồm những nang tuyến và những ông bài xuất.

4.3.1.1. Những nang tuyến

Là những túi nhỏ hình cầu, lòng túi rất hẹp, thành túi được lợp bởi hai loại tế bào (Hình 9-34): – Những tế bào chế tiết: Gồm một hàng tế bào hình tháp nằm trên màng

đáy. Nhân tế bào hình cầu nằm gần cực đây hơn cực ngon. Bào tượng ở vùng đáy có nhiều ti thể hinh que, lưới nội bào có hạt phát triển. Cực ngọn tế bào, phía trên nhân, bộ Golgi phát triển nhiều và chứa đầy

những hạt chế tiết được gọi là những hạt sinh men. – Những tế bào trung tâm nang tuyến: Lớp tế bào này không liên tục. Tế bào trung tâm nang tuyến dẹt, hình sao hay hình thoi, nhận thẫm màu, bào tương sáng màu.

Các tế bào chế tiết tiết ra dịch tuỵ. Dịch tụy là một chất lỏng kiềm tính chứa các muối Ca, Na và những men amylase, lipase, trypsin, chymotrypsin.

4.3.1.2. Những ống bài xuất 

– Ống trung gian: Tương đương với ống Boll ở tuyến nước bọt. Đó là những ống nhỏ, ngắn; thành ống được lợp bởi biểu mô hình khối vuông. Ông trung gian tiếp với một hay nhiều nang tuyến. Tế bào trung tâm nang tuyến chính là những tế bào lợp thành ống trung gian.

Ống bài xuất trong tiểu thùy: Nối tiếp với ống trung gian, lòng ống đều đặn, thành ống lợp bởi một biểu mô hình khối vuông hay hình trụ. Lớp biểu mô lợp thành ống có tính chất chi tiết rõ rệt. Có thể ví những ống này với ống Pfluger ở tuyến nước bọt nhưng có điểm khác là phần đáy của những tế bào lợp ống này không có những vạch song song.

 Ống gian tiểu thuỳ: Lòng rộng, thành lợp bởi biểu mô vuông hay trụ, chung quanh là màng đáy, phía ngoài màng đáy, mô liên kết tạo thành một vỏ xơ dày.

– Ông bài xuất lớn và những ống cái: Lòng ống rộng, thành lợp bởi biểu mô

trụ đơn, giống biểu mô ruột non (có tế bào mâm khía và tế bào hình dài). Chung quanh biểu mô có màng đáy bọc. Ngoài màng đây là vỏ xơ chun, trong đó có những sợi cơ trơn hướng vòng.

4.3.2. Tuy nội tiết (tiểu đảo Langerhans).

Mỗi tiểu đảo là một khối nhỏ (đường kính từ 100-300um), được tạo thành bởi những đẩy tế bào nối với nhau thành lưới tế bào xen kẽ với lưới mao mạch kiểu xoang (Hình 9-35). Ở đuôi tuy có nhiều tiểu đảo hơn đầu và thân tuy. Bằng các phương pháp nhuộm màu đặc biệt và phương pháp hóa mô, người ta phân biệt được trong dây tế bào có bốn loại tế bào có chứa hạt trong bào tương: Tế bào A chứa hạt a, tế bào B chứa hạt 8, tế bào D chứa hạt 5 và tế bào PP (tế bào tiết pancreatic polypeptide). – Tế bào A: Là những tế bào lớn nhất trong các loại tế bào của tuy

ATOM. nội, thường nằm ở vùng ngoại vi của tiểu đảo. Nhân tế bào lớn, ít chất nhiễm sắc nên sáng màu. Trong bào tương có những hạt a, không tan trong cồn, ưa bạc.

Tế bào A tiết ra glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết.

– Tế bào B: Nhỏ hơn tế bào A, là loại tế bào có nhiều trong tiểu đảo, thường nằm ở vùng trung tâm của tiểu đảo. Nhân tế bào nhỏ, có nhiều chất nhiễm sắc. Trong bào tương có  những hạt B, có kích. thước nhỏ, hoà tan trong cồn, không ưa bạc.Tế bào B tiết insulin điều hòa đường huyết. 

– Tế bào D: Có ít, thường nằm ở vùng ngoại vi của tiểu đảo. Các hạt ở trong bào tương ưa bạc và dị sắc khi nhuộm bằng xanh toluidin.

Sản phẩm chế tiết của tế bào D là somatostatin có tác dụng kìm hãm tế bào B tiết insulin và tế bào A tiết glucagon. 

– Tế bào PP: Có rất ít trong tiểu đảo.

Tế bào PP tiết ra pancreatic polypeptide có tác dụng kìm hãm sự chế tiết của tuỵ ngoại tiết.

 

TỰ LƯỢNG GIÁ

  1. Hãy mô tả cấu tạo chung của ống tiêu hoá chính thức.
  2. Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của thành thực quản.
  3. Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của thành dạ dày. 
  4. Hãy mô tả cấu tạo vi thể và siêu vi thể của tuyến đáy vị. 
  5. Hãy mô tả 3 hình thức tăng điện tích hấp thu ở ruột non.
  6. Hãy mô tả biểu mô lớp niêm mạc ruột non. 
  7. Hãy mô tả cấu tạo vị thế của thành tá tràng. 
  8. Hãy mô tả cấu tạo vị thế của nhung mao ruột non. 
  9. Hãy mô tả cấu tạo vị thế của thành ruột già. 
  10. Hãy mô tả cấu tạo vị thế của thành ruột thừa. 
  11. Hãy mô tả tiểu thùy gan theo Mall (tiểu thuỳ cửa). 
  12. Hãy mô tả cấu tạo của nang gan. 
  13. Hãy mô tả cấu tạo đại cương của một tiểu thuỳ gan cổ điển theo Kiernan. 
  14. Hãy mô tả cấu tạo của mao mạch nan hoa. 
  15. Hãy mô tả cấu tạo của tế bào gan. 
  16. Hãy mô tả cấu tạo của các đường dẫn mật trong gan. 
  17. Hãy mô tả cấu tạo các thành phần trong khoảng cửa. 
  18. Hãy mô tả cấu tạo chung của tuyến nước bọt. 
  19. Hãy mô tả cấu tạo của nang nước.
  20. Hãy mô tả cấu tạo của màng nhầy. 
  21. Hãy mô tả cấu tạo của nang pha. 
  22. Hãy mô tả cấu tạo đường bài xuất của tuyến nước bọt. 
  23. Hãy nêu nguyên tắc và cách phân loại các tuyến nước bọt. 
  24. Hãy mô tả cấu tạo chung của tuỵ.
  25. Hãy mô tả cấu tạo của nang tụy ngoại. 
  26. Hãy mô tả cấu tạo đường bài xuất của tụy ngoại tiết.
  27. Hãy mô tả cấu tạo của tuỵ nội tiết.
  28. Hãy mô tả cấu tạo và nếu chức năng của tế bào A.
  29. Hãy mô tả cấu tạo và nếu chức năng của tế bào B. 
  30. Hãy mô tả cấu tạo và nếu chức năng của tế bào D, tế bào PP.NGUỒN: MÔ – PHÔI PHẦN MÔ Học – SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – 2007 Chủ biên: GS.TS. TRỊNH BÌNH

    Xem tất cả mô phôi tại: https://ykhoa.org/category/mo-phoi/

Advertisement

Giới thiệu nghuyen

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 21] HẦU

1. ĐẠI CƯƠNG Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu …