NEW 2023: QUẢN LÝ VIÊM TEO DẠ DÀY VÀ CHUYỂN SẢN RUỘT- Hội tiêu hoá Hàn Quốc 2023
1. Phân loại giai đoạn viêm teo dạ dày và chuyển sản ruột:
- Viêm teo dạ dày: hệ thống phân loại Operative Link on Gastritis Assessment (OLGA) bởi Rugge và Genta được sử dụng
- Chuyển sản ruột: hệ thống phân loại Operative Link on Gastric Intestinal Metaplasia Assessment (OLGIM) bởi Capelle và cộng sử được sử dụng.
- Hệ thống phân loại OLGA & OLGIM chia thành 5 giai đoạn 0, I, II, III, và IV tuỳ theo mức độ viêm ở hang vị và thân vị (Sydney system). Ba giai đoạn 0, I, II được phân loại nguy cơ thấp. Hai giai đoạn III, IV được phân loại nguy cơ cao
- Đồng thuận Kyoto Global về H. pylori gastritis (2014) gợi ý sử dụng OLGA or OLGIM cho đánh giá nguy cơ ung thư dạ dày.
=> Dự báo nguy cơ ung thư dạ dày ở bệnh nhân viêm teo dạ dày và chuyển sản ruột khi dựa vào phân loại nhóm nguy cơ thấp & cao cho thấy độ nhạy thấp nhưng độ đặc hiệu cao. Theo dõi sát nhóm bệnh nhân nguy cơ cao. Mặc dù khoảng thời gian nội soi theo dõi ở nhóm nguy cơ cao & thấp còn nhiều tranh cãi, theo các nghiên cứu ở Hàn Quốc bệnh nhân chuyển sản ruột nặng => nội soi theo dõi mỗi 1 năm nhằm phát hiện ung thư sớm. Tuy nhiên cần thêm nghiên cứu
2. Tiệt trừ H.pylori giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và giảm tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày ở bệnh nhân viêm dạ dày do H.pylori.
- Một phân tích tổng hợp gồm 7 nghiên cứu RCT so sánh hiệu quả tiệt trừ H.pylori với placebo ở bệnh nhân viêm dạ dày do H.pylori. Sau thời gian theo dõi từ 5-22 năm, 68 bệnh nhân (1.6%) phát triển ung thư dạ dày ở nhóm tiệt trừ H.pylori (4206 bệnh nhân) so với 125 bệnh nhân (3%) phát triển ung thư ở nhóm chứng (4117 bệnh nhân).
- Về tỉ lệ tử vong do tất cả nguyên nhân: 315 bệnh nhân (8.9%) ở nhóm tiệt trừ H.pylori (3551 bệnh nhân) so với 323 (9.2%) nhóm chứng (3528 bệnh nhân) => tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân không có sự khác biệt có ý nghĩa
=> Kết quả phân tích gộp 7 nghiên cứu RCT cho thấy: tiệt trừ H.Pylori giảm tỉ lệ ung thư dạ dày và tử vong do ung thư dạ dày so với nhóm chứng, tuy nhiên về tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân thì không có sự khác biệt ý nghĩa
3. Tiệt trừ H.pylori có thể cải thiện tình trạng viêm teo dạ dày do H.pylori gây ra. Tuy nhiên việc tiệt trừ H.plyori không cải thiện mô học ở bệnh nhân chuyển sản ruột. Cần thêm nghiên cứu
- Một phân tích tổng hợp 4 nghiên cứu RCT (1) (2) (3) (4), chia thành 2 nhóm: nhóm tiệt trừ H.pylori và nhóm sử dụng placebo. Mức độ viêm teo và chuyển sản ruột được phân loại theo hệ thống Sydney. Kết quả phân tích 4 nghiên cứu RCT cho thấy:
=> Viêm teo dạ dày cải thiện ở hang vị và thân vị sau tiệt trừ H.pylori
=> Về chuyển sản ruột, rất tiếc kết quả cho thấy không cải thiện ở hang vị và thân vị sau tiệt trừ H.pylori.
4. Chuyển sản ruột và nguy cơ tiến triển ung thư dạ dày?
- Chuyển sản ruột được xem như là tổn thương dạ dày tiền ung thư. Theo phân tích gộp nguy cơ tiến triển từ chuyển sản ruột đến ung thư dạ dày hằng năm # 0.124%. Khoảng thời gian tiến triển từ chuyển sản ruột đến nghịch sản hoặc ung thư dạ dày trung bình # 11-32 tháng (5), chuyển sản ruột không hoàn toàn có thể tiến triển nhanh hơn.
- Khoảng thời gian nội soi theo dõi chuyển sản ruột còn nhiều tranh cãi và chưa thống nhất. Nội soi theo dõi sát ở nhóm bệnh nhân chuyển sản ruột nguy cơ cao như: chuyển sản ruột nặng tiến triển, tiền căn gia đình ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu Yoon H và cộng sự, ở bệnh nhân chuyển sản ruột nặng nên nội soi theo dõi sau 1 năm (6).
Tài liệu tham khảo:
- Sung JJ, Lin SR, Ching JY, Zhou LY, To KF, Wang RT, et al. Atrophy and intestinal metaplasia one year after cure of H. pylori infection: a prospective, randomized study. Gastroenterology 2000;119(1):7-14.
- Kamada T, Haruma K, Hata J, Kusunoki H, Sasaki A, Ito M, et al. The long-term effect of Helicobacter pylori eradication therapy on symptoms in dyspeptic patients with fundic atrophic gastritis. Aliment Pharmacol Ther 2003;18(2):245-52.
- Cho SJ, Choi IJ, Kook MC, Yoon H, Park S, Kim CG, et al. Randomised clinical trial: the effects of Helicobacter pylori eradication on glandular atrophy and intestinal metaplasia after subtotal gastrectomy for gastric cancer. Aliment Pharmacol Ther 2013;38(5):477-89.
- Arkkila PE, Seppälä K, Färkkilä MA, Veijola L, Sipponen P. Helicobacter pylori eradication in the healing of atrophic gastritis: a one-year prospective study. Scand J Gastroenterol 2006;41(7):782-90.
- Dinis-Ribeiro M, Lopes C, da Costa-Pereira A, Guilherme M, Barbosa J, Lomba-Viana H, et al. A follow up model for patients with atrophic chronic gastritis and intestinal metaplasia. J Clin Pathol 2004;57(2):177-82.
- Yoon H, Kim N, Lee HS, Shin CM, Park YS, Lee DH, et al. Effect of endoscopic screening at 1-year intervals on the clinicopathologic characteristics and treatment of gastric cancer in South Korea. J Gastroenterol Hepatol 2012;27(5):928–934.
————————————————————————————
Tác giả: BS Huỳnh Văn Trung
Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/posts/1622601911519094/
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BS Huỳnh Văn Trung
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đàn Y khoa!