Giống và khác nhau so với ACG 2012 và ESGE 2021 như thế nào?
Nguồn: doi: 10.14309/ajg.0000000000001245
Biên dịch: Bs Huỳnh Văn Trung- Nội Tiêu hóa Gan mật- Bệnh viện Tâm Anh- TPHCM- 2B Phổ Quang quận Tân Bình
1. Đồng thuận về phân tầng nguy cơ:
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên với thang điểm Glasgow-Blatchford score = 0–1 có ≤1% nguy cơ tử vong hay can thiệp nội soi => gợi ý điều trị ngoại trú (conditional recommendation, very-low-quality evidence).
=> đồng thuận này tương tự ESGE 2021, chỉ khác ở mức khuyến cáo và mức chứng cứ: mạnh/ trung bình và trung bình/ thấp
2. Đồng thuận về ngưỡng truyền máu:
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có chỉ định truyền máu => gợi ý truyền máu hạn chế, ngưỡng truyền máu với Hb ≤ 7g/dl ở bệnh nhân với huyết động ổn định, ngưỡng ≤ 8g/dl ở bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình, tim mạch hoặc có bệnh lý tim mạch nền (conditional recommendation, low-quality evidence).
=> đồng thuận này không thay đổi so với ACG 2012 và cũng tương tự ESGE 2021, chỉ khác mức độ khuyến cáo và mức chứng cứ
3. Đồng thuận về sử dụng prokinetic trước nội soi:
Truyền tĩnh mạch 250mg Erythromycin 20-90 phút trước nội soi giúp quan sát tốt tổn thương (conditional recommendation, very-low-quality evidence).
=> đồng thuận này được khuyến cáo mạnh hơn so với ACG 2012. Có sự khác biệt nhỏ so với ESGE 2021 là ESGE khuyến cáo ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nặng hoặc đang diễn tiến
4. Đồng thuận về sử dụng PPI trước nội soi:
ACG 2021 không đưa ra khuyến cáo về sử dụng hay không sử dụng PPI trước nội soi-
=> đồng thuận này khác biệt nhỏ so với ESGE 2021 là ESGE xem xét sử dụng PPI liều cao trước nội soi nhằm giảm can thiệp qua nội soi, tuy không cải thiện tiên lượng – Weak recommendation, high quality evidence
5. Đồng thuận về thời gian nội soi:
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dù lâm sàng nguy cơ thấp (huyết động ổn định, không bệnh đồng mắc nặng) hay nguy cơ cao (huyết động không ổn định, xơ gan hoặc bệnh đồng mắc nặng)=> gợi ý nội soi dạ dày trong vòng 24h- (conditional recommendation, very-low-quality evidence).
=> đồng thuận này khác so với ACG 2012 ở đặc điểm ACG 2012 khuyến cáo bệnh nhân với lâm sàng nguy cơ cao (huyết động không ổn định, bệnh đồng mắc nặng) xem xét nội soi trong vòng 12h. Đồng thời tương tự khuyến cáo của ESGE 2021
6. Đồng thuận về can thiệp cầm máu qua nội soi:
Khuyến cáo can thiệp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao như Forrest Ia, Ib và IIa (thấy mạch máu nhưng không chảy máu) – (strong recommendation, moderate-quality evidence).
=> tương tự ACG 2012 và ESGE 2021
7. Đồng thuận về can thiệp cẩm máu qua nội soi với FIIb (thấy cục máu đông):
ACG 2021 không đưa ra khuyến cáo về can thiệp hay không can thiệp qua nội soi ở bệnh nhân loét xuất huyết với FIIb
=> Đồng thuận này khác chút so với ACG 2012 và ESGE 2021: ACG 2012 khuyến cáo xem xét, ESGE 2021 khuyến cáo loại bỏ cục máu đông qua nội soi, sau khi cục máu đông bị loại bỏ nếu có tổn thương ghi nhận FIa, FIb hay FIIa sẽ được can thiệp qua nội soi- Weak recommendation, moderate quality evidence.
8. Đồng thuận về PPI sau nội soi cầm máu:
Khuyến cáo PPI liều cao (≥ 80mg/ngày) liên tục hoặc ngắt quãng trong 3 ngày ở bệnh nhân loét xuất huyết sau nội soi cầm máu thành công – (strong recommendation, moderate- to high-quality evidence).
=> Đồng thuận này tương tự ESGE 2021: ưu tiên PPI truyền tĩnh mạch liều 8mg/h trong 72h và PPI tiêm tĩnh mạch hoặc uống 2 lần/ngày là lựa chọn thay thế- strong recommendation, high quality evidence.
9. Đồng thuận về loét xuất huyết tái phát sau nội soi cầm máu thành công:
Bệnh nhân loét xuất huyết tái phát sau nội soi cầm máu lần đầu được khuyến cáo nội soi cầm máu lần 2, nếu thất bại lần 2 sẽ xem xét nút mạch- transcatheter arterial embolization- (conditional recommendation, very-low-quality evidence).
=> đồng thuận này tương tự ESGE 2021
note: Guideline 2021 này ACG không đề cập đến vấn đề sử dụng kháng đông, kháng kết tập tiểu cầu hay điều trị Hp ở bệnh nhân loét xuất huyết .
Cảm ơn tác giả Huỳnh Trung đã chia sẻ nội dung này trên Diễn đàn Y Khoa!
Nguồn: Huỳnh Trung