[Sản phụ khoa] Hướng dẫn số 373 – Hở eo tử cung và khâu vòng cổ tử cung (SOGC- 01/2019)

Rate this post

Hướng dẫn số 373 – Hở eo tử cung và khâu vòng cổ tử cung (SOGC- 01/2019)

Đa thai:
• Dữ liệu không cho thấy lợi ích dự phòng sinh non sớm trong song thai khi dùng vòng nâng cổ tử cung, ngay cả ở những trường hợp song thai phức tạp do cổ tử cung ngắn.
• Dữ liệu mới ủng hộ các kết luận trước đây rằng khâu vòng cổ tử cung khi cổ tử cung ngắn (< 25 mm) trong song thai không có lợi và có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, có một số dữ liệu hạn chế chỉ ra rằng ở một nhóm nhỏ những bệnh nhân này với chiều dài cổ tử cung < 15 mm có thể có lợi hơn khi khâu vòng cổ tử cung. Điều này cần được xác nhận thêm trong các nghiên cứu.
• Vai trò của khâu vòng cổ tử cung cứu nguy có giá trị tiềm năng ở cả đơn thai và đa thai, khi cổ tử cung mở > 1cm.
Đơn thai:
• Có dữ liệu chỉ ra rằng khâu vòng cổ tử cung sau tiền sử sảy thai duy nhất ở ba tháng giữa thai kỳ có thể làm tăng cả nguy cơ sinh non, bệnh tật và tử vong chu sinh.
Khuyến cáo:
1. Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai nên được đánh giá các yếu tố nguy cơ hở eo tử cung. Hỏi bệnh sử kỹ lưỡng khi đánh giá ban đầu có thể cảnh báo các bác sĩ lâm sàng về các yếu tố nguy cơ trong lần mang thai đầu tiên hoặc thứ hai (III-B).
2. Cần đánh giá chi tiết các yếu tố nguy cơ ở những phụ nữ sau sảy thai ba tháng giữa hoặc sinh non sớm, hoặc trong những trường hợp đã xảy ra các biến chứng như vậy ở lần mang thai trước (III-B).
3. Thai phụ có tiền sử hở eo tử cung, nên phân tích nước tiểu để nuôi cấy và đánh giá độ nhạy cảm và cấy dịch âm đạo đối với nhiễm khuẩn âm đạo ở lần khám sản khoa đầu tiên và bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào được phát hiện nên được điều trị (I-A).
4. Thai phụ có tiền sử ≥ 3 lần sảy thai ba tháng giữa hoặc sinh cực non, không xác định được nguyên nhân cụ thể nào khác ngoài hở eo tử cung, nên khâu vòng cổ tử cung chủ động ở tuổi thai 12 đến 14 tuần (I-A).
5. Thai phụ có tiền sử hở eo tử cung kinh điển mà thủ thuật khâu vòng cổ tử cung qua ngả âm đạo trước đó đã không thành công, có thể xem xét khâu vòng cổ tử cung qua ngả bụng nếu không có thêm các yếu tố giảm nhẹ (II-3C).
6. Thai phụ đã phẫu thuật cắt cổ tử cung nên được khâu vòng qua ngả bụng (II-3C).
7. Có thể xem xét khâu vòng cổ tử cung cấp cứu ở thai phụ có cổ tử cung mở < 4 cm mà không có cơn co trước 24 tuần tuổi thai (II-3C).
8. Thai phụ không được xem xét hoặc không thích hợp để khâu vòng, nhưng tiền sử gợi ý có nguy cơ hở eo tử cung (1 hoặc 2 lần sẩy thai ba tháng giữa hoặc sinh cực non trước đó), nên được siêu âm đánh giá chiều dài cổ tử cung nối tiếp (II-2B) .
9. Nên xem xét khâu vòng cổ tử cung ở phụ nữ mang thai đơn có tiền sử sinh non tự phát hoặc có thể bị hở eo tử cung nếu chiều dài cổ tử cung ≤ 25 mm trước 24 tuần tuổi (I-A).
10. Không có lợi ích khi khâu vòng cổ tử cung ở thai phụ tình cờ phát hiện cổ tử cung ngắn trên siêu âm mà không có yếu tố nguy cơ sinh non trước đó (II-1D).
11. Dữ liệu hiện tại không ủng hộ khâu vòng cổ tử cung chủ động trong đa thai ngay cả khi có tiền sử sinh non. Do đó, điều này nên tránh (I-D).
12. Y văn không ủng hộ khâu vòng cổ tử cung trong song thai dựa trên chiều dài cổ tử cung (II-1D).
13. Khâu vòng cổ tử cung trong song thai có chiều dài cổ tử cung ngắn được phát hiện trên siêu âm (< 25 mm) có thể làm tăng nguy cơ sinh non (II-1D).
14. Nên xem xét khâu vòng cổ tử cung cứu nguy hay cấp cứu trong song thai có cổ tử cung mở (> 1 cm) trước tuổi thai có khả năng sống (II-2 ).
Cảm ơn Bác sĩ Vũ Văn Tài đã chia sẻ bài viết trên Diễn đàn Y khoa!
Advertisement

Giới thiệu Huyền Trang

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …