Series sản phụ khoa: Bài 05 Lậu – Gonorrhea

Rate this post

Series sản phụ khoa: Bài 05:

Lậu – Gonorrhea

Tổng quan
· Lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu – Neisseria gonorrhoeae, là một loại cầu khuẩn gram âm. Đứng thành đôi (song cầu). Lây qua đường tình dục.
· Có thể không có triệu chứng, đặc biệt là phụ nữ và nhiễm khuẩn tại các vị trí ngoài đường sinh dục (họng, hậu môn) ở cả nam và nữ.
· Điều trị lậu không triệu chứng với Ceftriaxone tiêm bắp liều duy nhất có hoặc không doxycycline nếu chưa loại trừ được nhiễm Chlamydial
· Cân nhắc trường hợp kháng kháng sinh nếu điều trị thất bại. Trường hợp này, sử dụng cấy vi khuẩn để đánh giá kháng sinh đồ.
Phân loại
· Lậu không biến chứng
o Gây viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm họng và viêm hậu môn
o Lậu không triệu chứng thường gặp ở kênh cổ tử cung phụ nữ; họng và hậu môn ở nam và nữ
· Lậu có biến chứng
o Có biến chứng khi hiện tượng viêm vượt quá vị trí tại chỗ như đã nêu ở trên, đến các nơi như mào tinh, viêm phần phụ (vòi trứng, buồng trứng).
o Lậu lan tỏa: vi khuẩn lan tràn vào máu, gây triệu chứng toàn thân, cơ quan ngoại vi. Ví dụ như viêm da – khớp, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, sốt.
Lâm sàng, triệu chứng, chẩn đoán
· Triệu chứng tùy vào vị trí gây bệnh
Tại chỗ
  • Niệu đạo → chảy mủ niệu đạo, tiểu khó, tiểu máu
  • Hậu môn → đi ngoài đau, chảy mủ hậu môn
  • Họng → đau rát họng
  • Mào tinh → đau bìu
  • Tiền liệt tuyến → tiểu khó, đau bụng dưới.
  • Cổ tử cung → đau khi giao hợp, chảy mủ cổ tử cung, đau khi di chuyển cổ tử cung.
  • Vòi trứng, nội mạc → đau bụng, đau chậu, thống kinh
  • Quanh gan (hội chứng Fitz-Hugh–Curtis) → đau hạ sườn phải, đau thượng vị
  • Kết mạc mắt → viêm kết mạc, chảy dịch mủ, thường gặp ở sơ sinh có mẹ mắc lậu và sinh thường.
Lan tỏa
  • Viêm khớp
· Viêm đa khớp, không đối xứng
· Có sốt
· Đau khớp, cứng khớp
· Thường gặp ở: khớp gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu
  • Viêm bao gân – Tenosynovitis
· Sưng, khó chịu ở gân
· Thường gặp ở bao gân gấp ở cổ tay, cổ chân
  • Viêm da
· Nổi ban ở phần xa của chi, đôi khi có đau.
· Chú ý biến chứng bệnh viêm chậu (pelvic inflammatory disease)
o Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cao hơn cổ tử cung bao gồm nội mạc tử cung, vòi tử cung, buồng trứng.
o Bệnh nhân biểu hiện đau bụng dưới, đau khi ấn vào tử cung, phần phụ và khi di chuyển cổ tử cung – Cervical motion tenderness.
o Ngoài ra, biểu hiện nhiễm trùng toàn thân như sốt, bạch cầu tăng, ESR cao.
o Điều trị sử dụng kháng sinh phổ rộng, đánh lậu cầu và Chlamydia, có thể cần phẫu thuật nếu có các biến chứng như abcess vòi tử cung – buồng trứng, viêm phúc mạc (cấp tính)
o Tổn thương vòi tử cung gây biến dạng cấu trúc, do đó nó gây tăng nguy cơ cho thai lạc chỗ, viêm vòi trứng mạn tính.
Advertisement
· Chẩn đoán
o Cận lâm sàng chẩn đoán: Đơn giản là ta lấy bệnh phẩm và tìm vi khuẩn
  • Chảy mủ → Làm Nucleic acid amplification test (NAAT), giống như PCR, phóng đại vật chất di truyền và định danh; nhuộm gram và soi kính; cấy.
  • Lậu lan tỏa → Cấy máu, phân tích dịch khớp
Câu hỏi 1: Lậu cầu giống với vi khuẩn gì gây viêm màng não?
Câu hỏi 2: Lậu ở đâu thì có thể không có triệu chứng?
Câu hỏi 3: Kháng sinh điều trị Lậu là gì?
Câu hỏi 4: Trên kính hiển vi, lậu có hình thái thế nào?
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Neisseria gonorrhoeae dreamrtime dreamstime.com 172391426 Mikrostoker'
Tác giả: BS Xuân Sơn
Xin gửi lời cảm ơn đến BS Xuân Sơn đã đồng ý đăng tải bài viết lên Diễn đàn Y khoa.

 

Giới thiệu Vạn Việt Trường

Check Also

Plasma lạnh – phương pháp hỗ trợ điều trị mới mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân

  Plasma lạnh – phương pháp hỗ trợ điều trị mới mở ra cơ hội …