[Tài liệu] Chế độ thở PRVC hay VC+ là chế độ thở thể tích hay áp lực.

Rate this post

Cảm ơn bài chia sẻ rất hay của Bác sĩ Đặng Thanh Tuấn.

========================================

Link download pdf: https://drive.google.com/file/d/1Lc_NkbleqJAuoMqhX8xaolnJajWGpLm3/view?fbclid=IwAR1evoM0r_tLZTKHYX68sefuQDwInmEF9kcEUrPLW1xgZBG3gDULwELvm4o

Đầu tiên xin phiên dịch một chút.

Chữ PRVC, viết tắt từ chữ Pressure- regulated volume control, cũng như VC+ là viết tắt từ Volume control plus. Hai cái tên trên đều có từ volume control, có nghĩa là kiểm soát thể tích. Vậy chế độ thở này có phải là chế độ kiểm soát thể tích hay không?
Quay lại từ cơ bản. Chế độ thở kiểm soát thể tích là chế độ thở cung cấp thể tích khí lưu thông (tidal volume, VT) hằng định (không thay đổi). Để cung cấp thể tích hằng định như vậy, máy thở sẽ phải kiểm soát lưu lượng khí hít vào (inspiratory flow, V̇ MAX) và thời gian hít vào (inspiratory time, TI). Ví dụ, trong chế độ VCV với kiểu lưu lượng hằng định (square), để cung cấp VT = 250 ml, với thời gian TI = 1 giây, cần có một lưu lượng (tốc độ dòng khí) không đổi là V̇ MAX = (0,25 L x 60) : 1 = 15 L/phút. Thể tích VT này cố định, không thay đổi dù cơ học phổi bệnh nhân (airway resistance hoặc lung compliance) có thay đổi đi nữa.

Trong khi đó, để cài đặt bệnh nhân ở chế độ thở PCV với mục tiêu VT = 250 ml, người BS phải kết nối bệnh nhân vào máy thở và dò tìm mức Pi thích hợp, cho phép đạt được VTE mục tiêu là 250 ml (xin xem #thacmacbiethoiai số 04). Vấn đề nằm ở chỗ, nếu cơ học phổi bệnh nhân thay đổi, thì VT cung cấp cũng thay đổi. Ví dụ, bệnh nhân viêm phổi ngày càng nặng hơn, độ giãn nở phổi giảm, vì vậy cùng một mức Pi trước đó thì VT sẽ giảm. Trường hợp khác, khi cài đặt thở máy ban đầu cho bệnh nhân hen nguy kịch, với tình trạng co thắt phế quản nặng, có khi các bạn phải dùng mức Pi rất cao, đôi khi 20 – 25 cmH2O mới đạt được VT mục tiêu. Nhưng nếu tình trạng co thắt phế quản đã cải thiện do dùng thuốc giãn phế quản, mức Pi trước đó sẽ gây ra căng phổi quá mức do thể tích cung cấp quá lớn, có thể gây biến chứng như tràn khí màng phổi…..

Advertisement

 

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

[JAMA 2020] Nhiễm trùng niệu tái phát ở phụ nữ

Nhiễm trùng niệu tái phát ở phụ nữ Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) ảnh …